Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày và chế độ ăn uống hợp lý để nhanh khỏi bệnh

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày và chế độ ăn uống hợp lý để nhanh khỏi bệnh

19/04/2015 10:17 AM
220

Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày vè chế độ ăn uống hợp lý để nhanh khỏi bệnh.  Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày nhưviêm hay loét dạ dày.


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Các thống kê vềy học cũng ghi nhận người cao tuổi dễbịloét dạdày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễbịloét dạdày hơn người không hút thuốc lá. Trong sốnhững người bịloét dạdày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bịnhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưabịloét dạdày.

Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.

Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể. Các axit và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại.

Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày như: nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày.

Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50%-80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.  


TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:

- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

- Nôn hoặc buồn nôn.

- Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

- Sụt cân, mệt mỏi.

BIẾN CHỨNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:

- Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).

- Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
 
- Ung thư dạ dày.

Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Nếu đau dạ dày quanh năm hãy lấy 3 - 4 quảđu đủtươi rửa sạch rồi ép lấy nước chia làm 3 lần uống; ăn khoảng mấy chục quả đu đủ Thì bệnh đau dạdày có thể khỏi hẳn.

Rượu vang nho đựng trong bình miệng rộng rồi cho rau thơm đã rửa sạch vào (tỷ lệ 1:1), đóng kín miệng bình lại trong 6 ngày sau đó lấy ra uống mỗi buổi uống 1 cốc vào các buổi sáng, trưa, tối, uống liền trong 3 tháng, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi; rau thơm vẫn còn màu xanh thì ăn vào lại càng tốt.

Mật ong 0,5kg đun bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi hơi có bọt mật ong có màu vàng sậm, rắc 1,5 lạng bột mì vào khuấy đều, rồi lại cho tiếp 2 lạng bột soda cho tới khi tan bọt là được, tiếp đó đổ vào đồ đựng bằng sứ hoặc thuỷ tinh; mỗi lần 1 thìa uống trước lúc ăn cơm 20 phút; cách này chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Tim lợn thái miếng mỏng 3 - 4 mm, rắc đều bột tiêu trắng lên trên (20 - 30 hạt), hấp chín; ăn món này vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi ngày 1 quả tim lợn, nói chung 7 ngày sẽ khỏi, cách này chữa viêm dạ dày.

Táo đỏ rửa sạch rồi rang cho đến khi vỏ ngoài có màu đen, không cháy là được, lấy 3, 4 quả pha vào nước sôi để uống, nếu cần hãy cho một lượng đường vừa phải.

Những người bị mắc bệnh dạ dày dạng ít dịch vị chua nếu thường xuyên ăn dấm sẽ làm tăng cảm giác thèm  ăn và chữa được bệnh dạ dày.

Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun sôi lên để lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ, uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.

Thịt gà 150g, ức cánh gà 30g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ 2 quả, cho thêm nước vào rồi đun lên để ăn; món này chữa loét dạ dày và hành tá tràng; đồng thời có tác dụng tốt trong chữa trị đau chướng dạ dày do vị khí hưnhược, dịch vị quá nhiều gây ra.

Đậu phụ 500g, đường đỏ 125g rồi cho nước vào đun sôi, chia ra làm nhiều lần để uống; cách này chữa xuất huyết dạ dày.

Vỏ trứng gà 10 cái rang vàng bằng lửa nhỏ trong nồi sắt nhưng không được rang cháy; sau đó nghiền thành bột, mỗi ngày uống khoảng 1/10 (tức là tương đương với 1 cái vỏ trứng), chia làm 2 - 3 lần uống hết, uống trước khi ăn cơm hoặc sau khi ăn cơm bằng nước ấm; uống liên tục nhiều ngày sẽ trị được loét hành tá tràng.

Lấy lòng lợn hoặc trứng gà hầm với lạc thành món ăn sẽ chữa được loét dạ dày.

Hàng ngày uống Vitamin E 3 lần, mỗi lần 100mg, , uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ có hiệu quả chữa trị đối với loét dạ dày.

PHÒNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thức ăn, vệ sinh ăn uống và trạng thái thần kinh.

Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm, là làm việc quên giờ giấc.

Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc, và lại đau. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

● Về sinh hoạt

Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.

● Ăn đúng cách

Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.

Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.

Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.

● Ăn đủ chất

Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn H pyloen gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.


Dấu hiệu bệnh lý

1.Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng.

Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên..

Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có ảnh hưởng rõ rết đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.

 2.Kém ăn

Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh,  không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan  nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn

Người ta chia ra 2 loại kém ăn:

+Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.

+Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.

  Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.

 3. Ợ

Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các biểu hiện của ợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức

Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.

 4. Nôn và buồn nôn

Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc.

 Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả

-Rách thực quản

-Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)

-Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.

 Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch

-Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề

Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

 5. Chảy máu tiêu hoá:

Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.

Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:

-Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen

-Iả ra máu đỏ tươi hay máu đen

-Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.

 Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, một trong những nguyên nhân phải nghĩ đến là bệnh lý ở dạ dày: viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.

 Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan, do dùng một số thuốc: thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chữa huyết áp cao.

Phòng ngừa

Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:

- Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.

- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

- Không hút thuốc lá.

- Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid - aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.

- Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.

Tự chăm sóc

- Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Cái gì bạn ăn cũng quan trọng như cách mà bạn ăn. Ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa, và thư giãn khi ăn.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ợ nóng, chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân.

- Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.

- Hạn chế stress. Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.


Chế độ ăn uống cho người bị bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ.

Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.

1. Ăn ít các thực phẩm chiên rán

Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

2. Ăn ít các thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.

y hoc 50 Chế độ ăn uống cho người bị bệnh dạ dày

3. Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích

Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

4. Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

5. Đúng giờ, định lượng

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

6. Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày

Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

7. Chọn giờ uống nước

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

8. Chú ý phòng lạnh

Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

9. Tránh các chất kích thích

Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.

10. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.



Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày -
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý