Cách sử dụng cao ngựa bạch tốt nhất cho sức khỏe

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách sử dụng cao ngựa bạch tốt nhất cho sức khỏe

19/04/2015 10:29 AM
4,189

Cách sử dụng cao ngựa bạch tốt nhất cho sức khỏe. Theo Đông Y, cao xương ngựa được coi là giàu calci “bổ sung chất vôi cho cơ thể, chất keratin cùng với gelatin khi thủy phân cho nhiều acid amin cần thiết giúp duy trì và phát triển tế bào. Đông Y coi cao xương ngựa như một “Dược liệu” để chữa trị :





CÁCH SỬ DỤNG CAO NGỰA BẠCH  TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE

Tác dụng của cao ngựa bạch với sức khỏe


ngua bach

Theo y học cổ truyền, cao xương ngựa bạch là vị thuốc quý có tác dụng đại bổ chỉ xếp sau cao xương hổ. Ngoài tác dụng với sức khỏe nói chung, cao xương ngựa bạch còn có tác dụng điều trị đặc trưng với 1 số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương..

Ngựa thường đẻ 1 con sau khi mang thai từ 335 – 340 ngày (riêng ngựa vằn từ 370 – 375 ngày)

Được 2,5 – 4,5 tuổi ngựa con hoàn toàn trưởng thành, có khả năng rời đàn, lập ra nhóm mới và đạt tầm vóc tối đa.
Lớn nhất là loài Shire ở Anh, trung bình cao 170 – 190 cm, nặng 700 – 1.100 kg, còn nhỏ nhất là loài Falabella ở Achentina chỉ cao 45 – 80 cm
Tuổi thọ loài ngựa rất khác nhau, nói chung khoảng từ 18 – 40 năm, con sống lâu nhất được 60 năm
Số lượng và phân bố:
- Trên thế giới hiện nay có hơn 100 loài ngựa, tổng số khoảng 74 triệu con
- Phân bố: Nhiều nhất ở Châu Mỹ - 38,4 triệu con, tiếp theo là Châu Á – 19,2 triệu con, Châu Âu – 10,3 triệu con, Châu Phi – 6,9 triệu con, Châu Đại Dương – 0,8 triệu con
- Riêng Việt Nam: 138 ngàn con
Ngựa bạch và ngựa trắng:
- Ngựa bạch được quý trọng thứ 2 sau Hổ vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Trại Ngựa Bá Vân nghiên cứu duy trì nòi giống, Ngựa bạch chỉ chiếm 20% - 25% tổng cái sinh sản.
- Hiện tại, Hội thú ý Việt Nam đã xây dựng 1 cơ sở chăn nuôi 40 – 50 con ngựa bạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội
Theo Viện Chăn nuôi quốc gia, Ngựa trắng chỉ là Ngựa bạch khi thỏa mãn:
1. Mắt có màu trắng mây
2. Xung quanh con ngươi có 1 vành màu đồng lửa
3. Khi mắt trời đứng bóng mắt bị lòa
4. Trời tối mắt bắt bóng đèn đỏ như cục lửa
5. Các lỗ tự nhiên (bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, 4 chân có móng sừng trắng ngà
6. Và giờ chính Tuất (20h) dùng đèn chuyên dụng soi vào mắt đồng tử Ngựa bạch phải chuyển từ hình tròn sang dạng hình chữ nhật nằm ngang
Ngựa trắng nếu thiếu 1 trong những điều kiện trên thì được gọi là Ngựa kim vì nó là sản phẩm lai F1 giữa Ngựa bạch và Ngựa màu.
1. Tác dụng cao Ngựa bạch với bệnh xương:
- Trẻ em xương tăng trưởng nhiều, xương tiêu hủy ít; thanh niên tiêu xương và tăng sinh xương cân bằng; người cao tuổi tăng ít hủy nhiều nên loãng xương, xương yếu, dễ gãy
- Cao Ngựa bạch có tác dụng tăng sinh xương, làm bền xương cho người loãng xương sau mãn kinh, người già
- Chống trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
2. Cao Ngựa bạch với bệnh khớp:
- Sụn khớp cấu tạo chủ yếu bởi acid condroietin sunfuaric bị thoái hóa, bị bào mòn, mất trơn nhẵn.
- Cao xương Ngựa bạch là nguồn cung cấp tối ưu chất này để phục hồi tình trạng thoái hóa khớp
- Chú ý cao không chống viêm khớp
3. Cao Ngựa bạch với suy nhược cơ thể, người sau ốm dậy:
- Người ốm, suy nhược cơ thể giảm quá trình đồng hóa và dị hóa vật thể
- Trong cao xương Ngựa bạch có nhiều acid amin không thể thay thế và những men xúc tác mạnh cho quá trình đồng hóa. Do vậy, cao Ngựa bạch tốt cho người già suy nhược
4. Cao Ngựa bạch nhạn với trẻ chậm phát triển:
- Chứng ngũ trì là xỉ trì, phát trì, lập trì, hành trì, ngôn trì.
- Ngũ trì chủ yếu do tạng thận tiên thiên suy nhược
- Cao Ngựa bạch nhạn tư âm, trợ dương bổ lưỡng thận nên chữa được chứng chậm phát triển trẻ em.
5. Với hen và bệnh phổi
6. Bệnh co thắt và viêm các tiểu phần cấu trúc đường thở mạn tính gây suy thở, suyễn.
7. Theo kinh nghiệm y học dân gian cao, phổi Ngựa bạch, có tác dụng tốt nhất với chứng hen và viêm phế quản mạn tính, chứng suyễn của người già
 
 
     -Cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy.
     -Người cao tuổi.
     -Phụ nữ sau khi sinh.
     -Trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn.
     -Cao còn để dùng chữa bệnh loãng xương, đau nhức gân xương.
     -Táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ
   Tây Y, chỉ căn cứ vào kết quả phân tích thành phần dưỡng chất, chất đạm cô đặc và giàu acid amin thiết yếu, chứ không dựa vào hàm lượng vôi để chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau:
     -Phụ nữ có thai và cho con bú
     -Trẻ em dưới 5 tuổi, từ 6 tháng trở đi, và thiếu niên tuổi dậy thì
     -Người trưởng thành trong các giai đoạn phục hồi bệnh, rút ngắn được thời gian trở lại bình thường.
     -Các vận động viên trong thời gian tập luyện cần một chế độ ăn đầy đủ năng lượng (3000 - 6000 Calo/ngày) trong đó carbohydrat cung cấp 55-60% calo, chất béo 20-30% calo và chất đạm 12-15% calo cùng vitamin và khoáng chất từ các loại ngũ cốc, rau quả, đậu,thịt nạc...
     -Người lớn tuổi.
     -Người dư cân muốn giảm cân.

Cách sử dụng, liều dùng cao ngựa bạch

- Cách thông dụng: Cao Ngựa bạch xắt nhỏ đặt vào bát, cho vào đó 1 thìa café mật ong đưa và hấp cơm, khi cơm chin cao và mật ong tan hoàn toàn thì đánh đều đem ăn
- Có thể ngâm rượu hầm gà, hầm chim câu, hoặc nhai nuốt…
- Liều dùng tùy theo trọng lượng cơ thể, trẻ em 1-2g/24h, người lớn dùng 5-10g/24h
- Mỗi đợt nên dùng tối thiểu 100g, dùng 3 đợt, cách nhau 15 ngày có hiệu quả lâu dài.
- Dùng kéo dài không có tác dụng không mong muốn

Sử dụng cao ngựa thế nào cho tốt nhất


Ngựa là kho dược liệu sống quý hiếm. Ở Việt Nam, ngựa bạch được quý thứ hai sau hổ. Cao ngựa có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp; giúp mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể; hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, người già kém ăn mất ngủ… Sở dĩ cao ngựa tốt như vậy vì trong cao ngựa có 17 loại axit amin vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó có 10 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn. Những axit amin đó là Lyzine, Methionine, Arginine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonine, Tryptophane, Phenylalanine. Những axit amin này cấu tạo nên protein của cơ thể, nếu thiếu một trong những axit amin trên thì những axit amin khác không thể tác hợp và vận hành được, có nghĩa là tất cả các axit amin phải được ăn và thẩm thấu cùng lúc để cơ thể làm việc điều hòa. 

10 loại axit amin trên kết hợp với 7 axit amin còn lại cùng với hàm lượng protein rất cao (trên 70%) làm cho cao xương ngựa và các sản phẩm được chế biến từ xương ngựa, thịt ngựa rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật với mọi lứa tuổi.
Ngoài ra, lượng canxi và photpho trong cao có tác dụng rất tốt cho việc bổ sung canxi cho xương, cho máu, làm giảm thiểu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đau nhức xương khớp, loãng xương của người lớn và nhiều loại bệnh nguy hiểm do thiếu canxi trong máu như bệnh tim mạch, huyết áp cao, đau đầu, khó ngủ, hụt hơi, có thể bị chuột rút liên tục và các chứng rối loạn tiền mãn kinh.
Hiện ở Việt Nam có cao ngựa Chu Việt do nhà máy chế biến thực phẩm Thiên Phước sản xuất theo phương pháp gia truyền kết hợp với công nghệ thiết bị tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, ổn định về chất lượng của cao ngựa cổ truyền, vừa đạt được hiệu quả như một sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có nhiều chất đạm, các axit amin thiết yếu và hàm lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Công dụng và đối tượng sử dụng:
- Bổ sung đạm, các axít amin thiết yếu; bổ sung canxi, photpho và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật; giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh (sức khỏe cho mẹ, phát triển cho bé).
- Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, bị viêm dạ dày - tá tràng mạn tính, điều hòa các hoạt động sinh lý.
- Bổ dưỡng sức khỏe cho người lao động nặng, vận động viên thể thao; phụ nữ có thai, cho con bú. Hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn; phòng và hỗ trợ điều trị thoái hoá xương khớp, đau nhức gân xương, loãng xương; giảm lượng mỡ máu (dạng triglyceride); giảm cân ở người béo phì do bị tiểu đường type 2.
Cách dùng:
* Ngày dùng 2 - 4 lần, mỗi lần khoảng 5g tùy theo đối tượng sử dụng.
* Cách chế biến: Thái cao thành miếng mỏng, ngâm vào cháo nóng hay nước nóng trên 800C, để nguội, có thể thêm một thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 - 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm 10 phút.
* Cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao ngâm trong 1 lít rượu 400 cho tan đều, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống một chén nhỏ khoảng 20ml (5g cao) trước hai bữa ăn chính.
(Lưu ý: trẻ em không dùng rượu cao ngựa).
Kiêng ăn cùng với các chất tanh như tôm, cua, cá; các chất cay như ớt, hạt tiêu và đậu xanh, măng.
Cao ngựa cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ trên 300C dễ bị nóng chảy. Cao đang sử dụng, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh.
Hiện nay, Công ty Chu Việt đang triển khai chương trình “Sức khỏe là vàng - Dùng trước hiệu quả mới trả tiền”. Theo đó, bất cứ khách hàng nào nếu có nhu cầu sử dụng Cao ngựa Chu Việt đều có thể đến các chi nhánh của công ty xin dùng cao. Sau đó, Công ty sẽ giao cao đến tận nhà cho người có nhu cầu và chỉ đến khi khách hàng dùng thấy có hiệu quả thì công ty mới thu tiền.

Cách dùng :
     -Cách đơn giản nhất là mỗi ngày 2 lần, thái cao thành miếng, ngâm vào cháo nóng hoặc với nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong.

     -Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.

     -Bạn cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1/2 lít rượu 40 độ khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.

Lưu ý : Phụ nữ và trẻ em không dùng cao ngâm rượu.

Liều lượng :
  
Cao ngựa có lượng đạm cô đặc lên tới 80% trọng lượng. Chỉ với 10g cao ngựa mỗi ngày đã đã đáp ứng được 83% nhu cầu protein cho trẻ em 6 tháng tuổi, 57% cho trẻ lên 2 tuổi, 22% đối với 10 tuổi trở lên nên chúng tôi gợi ý nên dùng cao xương ngựa theo liều lượng như sau cho các nhóm đối tượng.
Mỗi lần nên dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng.


 Tuổi  Lượng cao dùng được/ngày
 Lượng cao dùng được/ngày  Thời gian 1 đợt sử dụng
 Nam  Nữ
 Dưới 6 tháng
6-12 tháng
1 - 3 tuổi
4 - 6 tuổi
7- 9 tuổi
 Chưa dùng được
5
5
5
5
 Chưa dùng được
5
5
5
5
 20 ngày
30 ngày
40 ngày
40 ngày
10 – 12 tuổi
13 - 15 tuổi
16 - 19 tuổi
Trưởng thành 20-59 tuổi
Nam 60 kg, nữ 55 kg
Người lớn tuổi >60 tuổi
Thai phụ - bà mẹ cho con bú
6 tháng đầu
6 tháng kế
Sau đó tiếp theo
 5
7.5
10
10
10
5
 5
7.5
10
10

10

10
10
10

40 ngày
40 ngày
40 ngày
30 ngày
60 ngày
60 ngày

60 ngày
60 ngày
60 ngày

Chống chỉ định :

Theo Đông Y khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng

Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên cơn đau cấp tính. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên > 7 -8 mg/dl, không dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L
Không dùng cao ngựa cho trẻ nhi dưới 6 tháng tuổi.

Hướng dẫn sử dụng cao xương ngựa


1.     Phụ nữ có thai và cho con bú:

Trong giai đoạn này có sự chuyển biến sinh lý người nữ trưởng thành, nên cần bổ sung nguồn đạm và acid amin cao hơn so với người bình thường, giúp cho sự phát triển của đứa con từ lúc mang thai cho đến lúc chào đời (tránh trường hợp sản phụ bị biến chứng tiền sản như: huyết áp cao và có albumin trong nước tiểu).

2.     Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi và thiếu niên tuổi dây thì:

Đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh, hay ăn chóng lớn, nhằm bổ sung nguồn đạm và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể.

3.     Người trưởng thành trong giai đoạn phục hồi bệnh:

Rút ngắn thời gian trở lại bình thường, người suy dinh dưỡng, loãng xương và thiếu hụt canxi, hỗ trợ bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, chữa các bệnh yếu sinh lý.

4.     Các vận động viên trong thời giai tập luyện:

Các vận động viên cần một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng (3.000 - 6.000 calo/ngày). Với cao ngựa, độ đạm 80% sẽ giúp vận động viên đỡ phải ăn quá nhiều, vừa đỡ nặng bụng khi tập luyện, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa đạt hiệu quả cao hơn.

5.     Người lớn tuổi:

Ở người lớn tuổi, các vị giác và xúc giác không nhạy nên ăn uống thường kém ngon. Về nhu cầu đạm: do khả năng tiêu hóa, hấp thu và tổng hợp chất đạm ở người cao tuổi kém, nên sẽ xảy ra tình trạng thiếu đạm, vì vậy dùng cao xương ngựa với hàm lượng đạm cao sẽ đáp ứng tốt nhu cầu cơ thể.

6.     Người dư cân muốn giảm cân:

Người béo phì hay dư cân thường có tâm lý nghĩ tới “nhịn ăn” hay “ăn kiêng”. Thực ra nếu áp dụng đúng cách, thì nên chia thành các bữa ăn nhỏ, chứa ít năng lượng, tạo cân bằng mới giữa Protein, chất béo và Cacbonhydrat. Trong trường hợp này, Protein cô đặc như cao xương ngựa, kết hợp với giảm chất béo và bột đường sẽ nhanh chóng đạt được số cân lý tưởng.




THAM KHẢO THÊM: Cách dùng cao hổ cốt




 

Tính vị qui kinh:

Xương Hổ vị cay ôn, qui kinh Can Thận.

Theo Y văn cổ:

Sách Ngọc thu dược giải: vị cay mặn, khí bình.

Sách Bản thảo hội ngôn: nhập thủ thiếu âm, túc quyết âm kinh.

Thành phần chủ yếu:

Calcium, protein, thành phần hữu hiệu là chất keo xương tựa như acid amin, còn có Phosphat calci, carbonat calci.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Trừ phong, giảm đau, làm mạnh gân xương. Chủ trị chứng phong thấp tý thống, lưng gối nhức mỏi.

Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Dược tính bản thảo: " trị gân cốt co rút do phong độc, co duỗi khó, đau di động, ôn ngược".

Sách Bản thảo cương mục: " truy phong định thống, kiện cốt, trị lî lâu ngày lòi dom, hóc xương cá".

Sách Ngọc thu dược giải: " trị khớp xương lạnh, gối cẳng chân đau sưng, trị chứng tý làm cho khớp cử động dễ dàng, làm mạnh gân xương (cường cân kiện cốt), trị khớp sưng đau, gối lưng yếu mỏi".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thành phần có tác dụng là chất keo xương, tựa như amino acid. Cao xương chó có nhiều tyrosin hơn xương hổ.

Xương chó và xương hổ đều có tác dụng chống viêm. Tác dụng này có thể do thuốc thông qua thần kinh mà tác động lên hệ thống tuyến yên - vỏ thượng thận mà có.

Xương hổ và xương chó đều có tác dụng giảm đau và an thần.

Đơn thuốc có xương hổ dùng trị gãy xương có tác dụng làm liền xương nhanh hơn. Nếu xương hổ cùng dùng với đồng tự nhiên tác dụng liền xương càng mạnh.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị viêm khớp mạn tính:

Rượu Hổ cốt: Hổ cốt ngâm rượu uống.

Hổ cốt, Chế Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần 3 - 4g, ngày 2 lần uống với rượu.

Có thể dùng xương chó thay xương hổ. Có tác giả báo cáo kết quả như sau: Trần Hòa và cộng sự dùng " thuốc rượu cao xương chó" trị thấp khớp và viêm đa khớp dạng thấp 22 ca, có kết quả 92,7% (Báo nghiên cứu thuốc thành phẩm 1982,4:25).

Có người dùng xương chân heo chế thành " Cốt ninh chu xạ dịch" chích thịt trị 200 ca khớp xương tăng sinh, 86 ca thấp khớp và viêm đa khớp dạng thấp đều có kết quả nhất định (Báo Y dược Giang tô 1978,4:13) .

Từ kết quả tham khảo trên, chúng ta cần nghiên cứu thêm tác dụng của nhiều loại xương khác.

2.Trị còi xương trẻ em, người cao tuổi chân tay yếu, lưng gối mỏi: dùng Hổ cốt có nhiều cách khác nhau:

Cao Hổ cốt 40 - 60g, ngâm vào 1 lít rượu. Ngày uống 2 lần mỗi lần 10 - 15ml, hâm nóng uống trước khi ăn.

Cao hổ cốt 4 - 6g, Thiên niên kiện 10g, Cốt toái bổ 10g, Đỗ trọng 10g, rượu tốt 1 lít, ngâm trong 10 - 15 ngày, lọc rượu uống mỗi lần 10 - 15ml, ngày 2 lần trước bữa ăn.

Hổ cốt tứ cân hoàn: Xương chân hổ, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn dùng rượu làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước sôi ấm hoặc với rượu.

Hổ tiệm hoàn: Hổ cốt 30g, Qui bản 120g, Hoàng bá 240g, Tri mẫu 30g, Thục địa, Trần bì, Bạch thược đều 60g, Tỏa dương 45g, Can khương 15g, đều tán bột mịn hồ hoàn. Mỗi lần uống 6 - 10g, ngày 2 lần.

Xương chân hổ rượu sao vàng 90g, Một dược 210g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần (Thần tế tổng lục phương trị viêm khớp).

Rượu hổ cốt theo cách chế của Diệp quất Tuyền: xương chân hổ sao vàng tán nhỏ 200g, rượu tốt 700ml, ngâm rượu 10 ngày lọc lấy rượu thuốc, còn bã cho thêm rượu tốt 300ml ngâm tiếp 10 ngày nữa lọc bỏ bã, trộn 2 lần rượu thuốc cho thêm rượu cho đủ 1000ml. Mỗi lần uống 10 - 15ml, ngày uống 4 lần sau bữa ăn. Rượu thuốc này có thể dùng cho người lao xương.

Một cách khác dùng cao hổ cốt làm thuốc bồi dưỡng. Làm thịt một con gà giò bỏ ruột, cho vào bụng cao hổ cốt 10 - 20g, bỏ con gà có cao hổ cốt vào liễn sứ hay ca men có nắp đậy cho thêm 1 chén rượu nhỏ. Cho ca vào nồi nước đun cách thủy cho gà chín nhừ. Lấy nước tiết ra của gà cho bệnh nhân ăn (để chóng lại sức), có thể ăn luôn cả thịt gà nhưng không ngon.

Liều dùng và cách dùng:

Liều thường dùng: 3 - 10g, cho vào thuốc hoàn, tán hoặc ngâm rượu, hoặc nấu cao để dùng.

Do xương hổ ngày càng hiếm có thể thay bằng xương heo hoặc nghiên cứu thêm để dùng xương các loài động vật khác như xương chó, mèo, khỉ, dê, ngựa hoặc các loại gia súc khác dễ kiếm hơn như: bò, lợn, gà, vịt, .Viện Y học dân tộc Hà nội dùng Cao ngũ cốt (gồm xương chó, heo, bò, gà, vịt) trị đau nhức khớp cũng có kết quả nhất định. 





Cách bảo quản cao ngựa để lâu không bị hỏng
Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang
Rượu thuốc
Cách ngâm rượu thuốc
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Cách ngâm rượu cá ngựa
Hội chứng đuôi ngựa
 


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cach hap c Cach hap cao ngua the nao cho dung
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý