Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị nhanh khỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị nhanh khỏi

19/04/2015 10:42 AM
3,932

Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị nhanh khỏi. Bệnh Parkinson là một rối loạn tiến triển của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến chuyển động của bạn. Bệnh phát triển dần dần, đôi khi bắt đầu với một cơn chấn động hầu như không đáng chú ý chỉ trong một tay. Nhưng trong khi run có thể là dấu hiệu nổi tiếng nhất của bệnh Parkinson, thì rối loạn cũng thường gây ra cứng cơ hay vận động chậm.



Trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, khuôn mặt của bạn có thể ít hiển thị hoặc không có biểu hiện, hoặc cánh tay của bạn có thể không vung vẩy nhịp nhàng khi bạn đi bộ. Giọng nói của bạn có thể trở nên yếu hoặc líu lưỡi. Triệu chứng bệnh Parkinson tồi tệ hơn theo thời gian.

Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, thuốc có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bạn. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều chỉnh một số vùng của não và cải thiện các triệu chứng của bạn.

Triệu chứng bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh và dấu hiệu Parkinson có thể thay đổi từ người này sang người khác. Dấu hiệu ban đầu có thể nhẹ và không được chú ý. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên của cơ thể của bạn và thường trở nên tồi tệ hơn bên đó, ngay cả sau khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên. Các dấu hiệu và triệu chứng Parkinson có thể bao gồm:

•        Run. Thường bắt đầu bằng run, hoặc lắc ở ngón tay của bạn, sau đó lan ra cả cánh tay. Đôi khi run bàn tay khiến ngón cái cọ vào ngón trỏ như là vê viên bi. Một đặc điểm của bệnh Parkinson là run tay ngay cả khi nó ở tư thế thoải mái (khi nghỉ ngơi).

•        Chuyển động chậm (chậm vận động). Theo thời gian, bệnh Parkinson có thể làm giảm khả năng di chuyển và cử động của bạn chậm chạm. Điều này có thể làm cho việc thực hiện các công việc đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian. Các bước của bạn có thể trở nên ngắn hơn khi đi bộ, hoặc bạn có thể cảm thấy khó khăn khi rời khỏi ghế. Ngoài ra, bàn chân của bạn có thể như dính vào sàn  khi bạn cố gắng đi bộ, làm cho nó di chuyển khó khăn

Bệnh Parkinson, Parkinson, triệu chứng, dopamine


Triệu chứng bệnh Parkinson

•        Cơ bắp cứng. Cơ bắp cứng có thể xảy ra trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các cơ bắp cứng có thể giới hạn phạm vi chuyển động của bạn và làm bạn đau đớn.

•        Dáng điệu suy yếu và mất cân bằng. Dáng của bạn có thể bị khom xuống, hoặc bạn có thể có vấn đề cân bằng là kết quả của bệnh Parkinson.

•        Mất các cử động tự động. Khi bị bệnh Parkinson, bạn có thể giảm khả năng thực hiện động tác vô thức, bao gồm chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay của bạn khi bạn đi bộ. Bạn có thể không còn điệu bộ cử chỉ khi nói chuyện.

•        Giảm khả năng nói.  Khi bị bệnh Parkinson, bạn thường có thể có vấn đề khi nói. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng, nhanh chóng, nói líu nhíu hay ngập ngừng trước khi nói chuyện. Giọng nói của bạn có thể đều đều hơn, chứ không phải có các ngữ điệu thông thường.

•        Chữ viết thay đổi. Chữ viết có thể xuất hiện nhỏ và trở nên khó đọc.

Thuốc thường làm giảm rõ rệt nhiều triệu chứng bệnh Parkinson. Các loại thuốc này làm tăng hoặc thay thế cho hóa chất dẫn truyền tín hiệu giúp cơ cử động uyển chuyển nhịp nhàng và có kiểm soát trong não của bạn: dopamine. Những người bị bệnh Parkinson có nồng độ dopamin não thấp.

Run khi nghỉ ngơi

- Thường là bắt đầu ở 1 bàn tay và có thể bắt đầu sau đó dừng lại.

- Ở hầu hết các trường hợp thì nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng stress và cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

- Sau vài tháng hoặc vài năm, BN bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không đối xứng.

- Triệu chứng run giật có thể có ở lưỡi, môi, hoặc cằm

- Tính chất run giật của bệnh hiện diện và dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ ngơi.

- Động tác run giật của bệnh nhân giống như động tác đang lăn 1 viên thuốc bằng bàn tay hoặc chỉ là sự run vẩy bàn tay hoặc cánh tay.

Cứng khớp

- Cứng khớp được biểu hiện qua giảm khả năng kháng lại lực tác động của người khác làm di chuyển các khớp.

- Lực kháng này có thể đi theo đường thẳng hoặc theo hình răng cưa.

- Bạn có thể nhờ người khác co và duỗi cổ tay của bạn trong trạng thái nghỉ ngơi để kiểm tra dấu hiệu này.

- Cứng khớp có thể thấy rõ ràng hơn khi có những cử động cố ý của chi đối bên.

Di chuyển chậm chạp

- Triệu chứng này không chỉ ám chỉ đến sự chậm chạp trong di chuyển mà còn bao hàm cả giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động.

- Nó được biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu: viết chữ nhỏ, giảm khả năng thể hiện cảm xúc ở khuôn mặt, giảm tỷ lệ chớp mắt và nói nhỏ.

Tư thế không vững

- Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững.

- Triệu chứng này là một cột mốc quan trọng vì nó rất khó trị và là nguyên nhân phổ biến của sự tàn tật trong giai đoạn muộn.

Các triệu chứng khác

- Bạn có thể cảm thấy cứng người khi bắt đầu bước đi, xoay người, hoặc khi bước qua bậc cửa.

- Có thể xuất hiện tư thế cong gập của cổ, thân và chi.

- Những thay đổi về tâm thần có thể xảy ra muộn và ảnh hưởng đến khoảng 15-30% người bệnh Parkinson.

- Có thể giảm trí nhớ ngắn hạn và thị trường.

- Tính chất khởi phát điển hình của Parkinson là không đối xứng mà dấu hiệu phát hiện đầu tiên thường thấy nhất là run vẫy không đối xứng ở 1 tay. Khoảng 20% trường hợp có dấu hiệu đầu tiên được phát hiện ra là tình trạng vụng về xuất hiện ở 1 tay.

- Một thời gian sau, bạn sẽ cảm thấy các dấu hiệu tiến triển của triệu chứng cứng khớp, di chuyển chậm chạp và các vấn đề về bước đi (rối loạn dáng đi).

Triệu chứng khởi phátcủa bênh Parkinson có thể không đặc hiệu và bao gồm cả mệt mỏi và trầm cảm.

- Một vài người cảm thấy giảm sự khéo léo và thiếu khả năng phối hợp đồng bộ trong các hoạt động như chơi golf, mặc quần áo hoặc leo cầu thang.

- Một số người thấy đau hoặc có cảm giác thắt nghẹt ở bắp chân hay ở vai.

- Bên tay bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ không đong đưa hết biên độ theo nhịp bước đi, bàn chân ở cùng bên có thể sẽ đi kéo lê dưới sàn.

- Giảm phản xạ nuốt làm tăng lượng nước miếng và sau cùng là chảy nước mũi.

- Rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng thường hay gặp có thể là táo bón, đổ mồ hôi và rối loạn chức năng sinh dục.

- Rối loạn giấc ngủ cũng thường hay gặp.

Có thể đưa ra chẩn đoán bệnh Parkinson tốt nhất khi BN có triệu chứng run giật lúc nghỉ, không đối xứng và đáp ứng tốt với liệu pháp thay thế dopamin.

Nguyên nhân và nguy cơ bệnh Parkinson

Trong quá trình lão hóa bình thường, ai cũng bị mất một số nơron sản sinh dopamin. Nhưng người bệnh Parkinson bị mất ít nhất là 60% các nơron ở vân xám. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn đang được các nhà khoa học tích cực nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng bệnh Parkinson có thể là hậu quả của sự phối hợp các yếu tố di truyền và môi trường. Một số thuốc, bệnh và độc tố cũng có thể gây các triệu chứng tương tự triệu chứng của bệnh Parkinson.

Yếu tố di truyền

Cho đến gần đây, các nhà khoa học vẫn tin rằng gen đóng vai trò chủ yếu trong một thể bệnh Parkinson xảy ra ở người trẻ. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy một thành tố di truyền mạnh mẽ cũng xuất hiện ở người già. Trên thực tế, những người có người thân trực hệ bị bệnh Parkinson, như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con, có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp ba lần, bất kể độ tuổi. Và một nghiên cứu thấy rằng có hai người thân trực hệ bị bệnh Parkinson thì nguy cơ có thể tăng gấp 10 lần.

Yếu tố môi trường

Những người tiếp xúc với thuốc trừ sâu diệt cỏ dễ bị bệnh Parkinson gấp ba lần so với người không tiếp xúc. Đáng tiếc là các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định mối liên quan giữa một loại thuốc trừ sâu diệt cỏ cụ thể với bệnh Parkinson. Bệnh cũng hay gặp hơn ở những người làm nông nghiệp, sống ở vùng nông thôn hoặc uống nước giếng. Có khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu diệt cỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp này.

Thuốc

Một số thuốc dùng kéo dài hoặc với liều cao có thể gây các triệu chứng bệnh Parkinson. Các thuốc này gồm haloperidol (Haldol, Halperon) và chlorpromazin (Thorazine, Sonazine), thường được kê đơn điều trị một số rối loạn tâm thần, cũng như những thuốc dùng điều trị buồn nôn, như metoclopramid (Reglan) và prochlorperazin (Compazine, Compro). Thuốc động kinh valproat (Depacon) cũng có thể gây một số đặc điểm của bệnh Parkinson, đặc biệt là run nhiều.

Hóa chất độc

Tiếp xúc với hóa chất độc như bụi mangan hoặc hoá chất MPTP, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất heroin, có thể gây Parkinson. Các nhà khoa học lần đầu tiên biết về bệnh Parkinson do MPTP là vào những năm 1980 khi nhiều người nghiện heroin sử dụng loại ma túy lẫn MPTP này bị tất cả các triệu chứng của Parkinson. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.

Tuổi

Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh Parkinson. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở người lớn trong độ tuổi 20, song nó chủ yếu bắt đầu ở tuổi trung niên hoặc muộn hơn. Nguy cơ tiếp tục tăng theo tuổi. Một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng người bệnh Parkinson có thể có tổn thương thần kinh do các yếu tố di truyền hoặc môi trường trở nên nặng hơn theo thời gian.

- Giảm nồng độ estrogen: Giảm nồng độ estrogen làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson. Điều này có nghĩa là phụ nữ mãn kinh ít hoặc không dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT) và những người cắt tử cung toàn bộ có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ mãn kinh dùng HRT có vẻ giảm nguy cơ. Nhưng không phải tất cả các tác dụng của HRT đều là tích cực. Dùng HRT ở dạng liệu pháp phối hợp – estrogen + progestin – có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy cơ đối với sức khoẻ. Hãy cùng bác sĩ đánh giá các lựa chọn và quyết định lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn.

- Giảm nồng độ folate: Kết quả nghiên cứu công bố tháng 1/2002 trên tạp chí Journal of Neurochemistry cho thấy nồng độ thấp của vitamin B folat (dạng tổng hợp được gọi là acid folic) có thể tăng sự mẫn cảm với bệnh Parkinson.

Mục tiêu đặt ra ở đây là khám phá nguyên nhân tại sao khi những neuron thần kinh này bị phá hủy lại gây ra bệnh Parkinson.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Parkinson không được gây ra bởi chỉ duy nhất một thủ phạm mà nó là sự kết hợp của hai tác nhân: sự nhạy cảm mang tính chất di truyền và những tác động xấu gây ra bởi môi trường xung quanh dẫn đến sự thoái hóa của tế bào não.

- Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng sống ở môi trường nông thôn, uống nước giếng, tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sống gần nhà máy gỗ có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Người ta đã chứng minh được rằng có khoảng 5 - 10% bệnh nhân Parkinson có xu hướng di truyền. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra có một gene đột biến ở trong nhóm người mắc bệnh. Mặc dù gen đột biến này không phải là nguyên nhân của tất cả những trường hợp bệnh nhưng phát hiện này đã mở ra cơ hội cho các nhà khoa học thực hiện thêm các nghiên cứu trên động vật để tiếp cận sâu hơn nữa đối với bệnh Parkinson.

Hiện nay thì giả thuyết hứa hẹn nhất là giả thuyết về sự Oxy hóa:

- Người ta tin rằng các gốc hóa học tự do là nguyên nhân của bệnh Parkinson. Các gốc hóa học tự do mang điện tích dương được sinh ra do Dopamin bị phá hủy khi nó kết hợp với Oxy.

- Sự phá hủy dopamin gây ra bởi 1 enzyme tên là MonoAmin Oxidase (MAO) dẫn đến sự hình thành hydrogen peroxide

- Bình thường thì có một protein tên là Glutathione sẽ phá hủy Hydrogen peroxide một cách nhanh chóng. Nếu hydrogen peroxide không bị phá hủy, nó sẽ dẫn đến sự hình thành những gốc tự do có thể tác dụng lên màng tế bào làm phá hủy tế bào và oxy hóa lipid khi hydrogen peroxide tác động lên màng lipid ở lớp màng tế bào.

- Ở bệnh Parkinson, glutathione bị thiếu do đó cơ thể mất đi sự bảo vệ cần thiết chống lại sự hình thành những gốc hóa học tự do.

- Hơn nữa, sự gia tăng chất sắt trong não có thể làm tăng sự tạo thành các gốc tự do.

- Ngoài ra, sự oxy hóa lipid cũng gia tăng ở bệnh Parkinson.

- Sự liên quan giữa bệnh Parkinson với sự tăng tốc đào thải Dopamin, sụt giảm các yếu tố bảo vệ (glutathione) chống lại các gốc tự do, tăng lượng chất sắt (làm cho sự tạo thành các gốc tự do xảy ra dễ dàng hơn) và gia tăng oxy hóa lipid đã giúp củng cố giả thuyết về sự Oxy hóa này.

- Nhưng cho dù giả thuyết này có được xem là đúng đi chăng nữa thì nó vẫn không thể giải thích được tại sao hoặc bằng cách nào mà cơ thể lại bị mất đi cơ chế tự bảo vệ. Câu trả lời vẫn còn được để ngỏ. Và nếu giả thuyết này đúng, người ta có thể điều chế thuốc để ngăn chặn hoặc làm chậm đi các triệu chứng này.

Mặc dù nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa được khám phá ra, nhưng vẫn có những trường hợp các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể xác định được nguyên nhân một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, người ta gọi các hội chứng trên là Parkinson thứ phát.

Mặc dù Parkinson nguyên phát, hoặc bệnh Parkinson, là type thường gặp nhất, nhưng số lượng thật sự những người bị bệnh Parkinson thứ phát gây ra do thuốc có thể còn nhiều hơn rất nhiều so với con số được báo cáo, và chiếm khoảng 4% trường hợp Parkinson thứ phát.

- Sự thay đổi nồng độ dopamine, do mất tế bào não hay do dùng thuốc, đều có thể gây ra các triệu chứng của Parkinson

- Những người bị Parkinson thứ phát do thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson nguyên phát sau này.

- Những thuốc gây ra bệnh Parkinson bằng cách làm hạ thấp nồng độ dopamin được gọi là chất ức chế các receptor của dopamin.

- Hầu hết những loại thuốc chống rối loạn thần kinh hoặc thuốc an thần như Chlorpromazine (Thorazine), haloperidol (Haldol) và Thioridazine (Mellaril) có thể gây ra những triệu chứng của Parkinson.

- Valproic acid (Depakote), vốn được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc chống co giật, có thể gây ra triệu chứng Parkinson ngược lại.

- Những loại thuốc như metoclopramide (Octamide, Maxolon, Reglan), được dùng để điều trị những rối loạn của dạ dày chẳng hạn như loét dạ dày, có thể gây ra Parkinson thứ phát hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

- Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin có thể gây ra những triệu chứng tương tự như parkinson.

Nói chung, cơ chế gây bệnh của tất cả những loại thuốc trên là chúng có khả năng làm thay đổi nồng độ dopamin trong hệ thần kinh trung ương.

Do đó, trước khi chẩn đoán xác định một trường hợp bệnh Parkinson, người bác sĩ cần phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các loại thuốc bệnh nhân đã dùng và loại trừ các nguyên nhân u não, đột quỵ, nhiễm trùng, nhiễm độc, AIDS và não úng thủy.

Khi nào cần đi khám

Cần đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan với bệnh Parkinson – không chỉ để chẩn đoán bệnh mà còn để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Thí dụ, run thường là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson song dạng run phổ biến nhất, gọi là run vô căn, không phải do bệnh Parkinson gây ra.

Mặc dù bệnh Parkinson đôi khi có thể khó phát hiện, song việc có được chẩn đoán chính xác là chìa khoá để bắt đầu điều trị thích hợp giúp trì hoãn hoặc kiềm chế các triệu chứng trong nhiều năm.

Sàng lọc và chẩn đoán

Vì hiện chưa có xét nghiệm xác định bệnh Parkinson, bệnh có thể khó chẩn đoán, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh, gồm đi loạng choạng, run, nói hoặc viết khó – có thể bị hiểu sai là ảnh hưởng của tuổi tác, nhất là ở người già bị bệnh. Đồng thời, đôi khi bác sĩ bỏ qua bệnh Parkinson ở người trẻ vì họ cho rằng bệnh chủ yếu xảy ra ở người già.

Chẩn đoán bệnh Parkinson thường dựa vào bệnh sử, quan sát các triệu chứng và khám thần kinh. Trong tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ muốn biết về những thuốc mà bạn đang uống và liệu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh Parkinson hay không. Khám thần kinh gồm đánh giá việc đi lại, phối hợp động tác và một số công việc khéo léo đơn giản. Khi hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể nhận xét những dấu hiệu tinh tế của bệnh Parkinson – như giảm biểu hiện nét mặt, thiếu điệu bộ cử chỉ hoặc run nhẹ.

Biến chứng

Khoảng 40% người Parkinson bị trầm cảm. Ở khoảng 1/4 những người này, các triệu chứng trầm cảm xuất hiện nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Mặc dù những hạn chế thể lực do Parkinson có thể gây chán nản và căng thẳng, song trầm cảm ở một số người bệnh Parkinson thường không phải là phản ứng với sự tàn phế thể chất mà nhiều khả năng nảy sinh từ những thay đổi của não liên quan với bệnh.

Ngoài ra, khoảng 1/3 số người bị bệnh Parkinson cuối cùng sẽ bị sa sút trí tuệ, một tình trạng gồm mất trí nhớ, giảm sức phán đoán và thay đổi tính cách.

Các thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây một số biến chứng, gồm những cử động máy giật không tự chủ của tay và chân (loạn vận động), ảo giác, buồn ngủ, và tụt huyết áp khi đứng.

Các biến chứng khác của bệnh Parkinson gồm:

Khó nhai và nuốt: Ở giai đoạn muộn của bệnh, các cơ dùng để nuốt có thể bị ảnh hưởng, khiến ăn uống khó khăn.

Các vấn đề về tiết niệu: Bệnh Parkinson có thể gây tiểu không tự chủ hoặc bí đái. Một số thuốc điều trị bệnh, nhất là những thuốc chống tiết cholin, có thể gây tiểu tiện khó.

Táo bón: Nhiều người bệnh Parkinson bị táo bón vì đường tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Táo bón cũng là một tác dụng phụ của thuốc dùng điều trị bệnh.

Các vấn đề về giấc ngủ: Người bệnh Parkinson thường khó ngủ và hay thức giấc vào ban đêm. Họ ngủ không ngon giấc và thường cử động trong khi mơ (rối loạn hành vi giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Một số vấn đề về giấc ngủ có liên quan với trầm cảm.

Rối loạn chức năng tình dục: Một số người bị bệnh Parkinson có thể giảm ham muốn tình dục. Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp nhiều yếu tố tâm lý và thể chất, hoặc có thể là hậu quả của các yếu tố thể chất đơn thuần.

Một vài biến chứng của Parkinson cũng cần được cấp cứu.

- Đôi khi những triệu chứng mới hoặc một vài biểu hiện thay đổi giống với những loại bệnh khác có thể làm cho bạn lo lắng (VD như thay đổi khả năng suy nghĩ hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể không thể cử động hoặc cử động khó khăn hơn là 1 dấu hiệu tương tự của đột quỵ)

- Với bệnh Parkinson tiến triển, bạn có thể có cảm giác muốn té vì những rối loạn về khả năng đi đứng của bạn ngày càng gia tăng.

- Nhiều trường hợp còn gặp phải chứng loãng xương (mất calci), kèm với những rối loạn di chuyển của Parkinson càng làm cho bạn có cảm giác mình đang bị gãy/nứt xương chậu, hông hoặc những loại xương khác.

- Rối loạn hệ thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson có thể gây ra các triệu chứng như bí tiểu nặng, táo bón cần thiết đến sự can thiệp y học.

- Rối loạn cử động còn ảnh hưởng đến cơ chế nuốt và thực quản gây nghẹt thở hoặc mắc kẹt thức ăn ở thực quản.

- Một biến chứng khác có liên quan là hít sặc (thức ăn) có thể là chất lỏng hoặc rắn, gây ra những triệu chứng gần giống với viêm phổi và có thể làm nghẹt thở.

- Ngay cả những loại thuốc dùng để điều trị Parkinson cũng không phải là không gây ra những biến chứng, chẳng hạn như hạ huyết áp, có thể góp phần làm mất thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã hoặc chấn thương.

- Ngoài ra, vì những cơn đau đớn khủng khiếp mỗi khi co cơ, bệnh nhân Parkinson có thể trở nên bất động. Các cơ của cơ thể bị "khóa" lại bằng cảm giác đau đớn để ngăn bạn không vận động một cách quá mức. Và khi bệnh nhân Parkinson không thể giao tiếp được với thế giới bên ngoài một cách hiệu quả, điều này rất có thể sẽ dẫn đến trầm cảm. Một vài loại thuốc hoặc các liệu pháp vật lý trị liệu có thể giải quyết được vấn đề này.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán xác định Parkinson rất khó khăn. Không có một xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm đặc hiệu nào có khả năng giúp thiết lập chẩn đoán. Thật ra thì lấy một mẫu mô não là cách duy nhất để khẳng định chẩn đoán một cách chắc chắn nhất cho dù điều này có vẻ như không thực tế cho lắm.

Có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chẩn đoán sai là 25 -35 % cũng không phải là hiếm gặp. Tỷ lệ này giảm xuống còn 8% nếu như có xuất hiện những dấu hiệu rối loạn chuyển động hỗ trợ chẩn đoán.

Hiện tại, nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn và cuối cùng là đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Chẩn đoán ở giai đoạn sớm

- Ngày trước, chỉ cần có 2 trong 3 triệu chứng chính (run giật, cứng khớp và di chuyển chậm chạp) là đã có thể xác định chẩn đoán bệnh Parkinson. Những tiêu chuẩn này nếu đứng riêng rẽ sẽ sai lầm trong khoảng 25% trường hợp.

- Những nghiên cứu khảo sát lại trên những bệnh nhân đã được xác định chẩn đoán cho thấy triệu chứng giúp chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác nhất là run giật, tính chất không đối xứng (triệu chứng chỉ xuất hiện ở 1 bên của cơ thể) và đáp ứng tốt với levodopa (Dopar, Larodopa). Tuy nhiên, những triệu chứng trên vẫn không thể lúc nào cũng giúp chẩn đoán chính xác được vì có những bệnh có các triệu chứng tương tự như Parkinson.

- Để gia tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác trong giai đoạn sớm, người ta đề nghị một balan chẩn đoán bệnh Parkinson. Nó khảo sát một cách đầy đủ hơn về các tính chất như chức năng vận động, khứu giác và tâm thần.

Chẩn đoán ở giai đoạn muộn

- Ở giai đoạn muộn của bệnh thì các triệu chứng khó có thể nhầm lẫn được và chẩn đoán sẽ được xác định qua một bệnh sử đơn giản và khám lâm sàng hoàn chỉnh.

- Biểu hiện di chuyển khó khăn và chậm chạp trở nên khá rõ ràng trong giai đoạn muộn.

- Hầu hết tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng run giật ở giai đoạn này, mặc dù không phải là tất cả, nhưng cũng giúp cho chẩn đoán.

- Những chẩn đoán hình ảnh (như MRI và CT Scan) cũng cần được thực hiện ngay từ đầu để loại trừ những nguyên nhân khác.

Những chẩn đoán hình ảnh cần thiết

- Hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu có khả năng tầm soát bệnh cả ở giai đoạn sớm và muộn tạo điều kiện giúp theo dõi bệnh và điều trị một cách hiệu quả.

- PET (Positron emission tomography) và SPECT (Single-photon emission computed tomography) là 2 phương tiện chẩn đoán hình ảnh có cả độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với những hội chứng Parkinson thứ phát.

- Những phương tiện này không hiệu quả trong những trường hợp bệnh đã quá rõ ràng.

- Mục đích sử dụng sau cùng của những phương tiện này là dùng để tầm soát những trường hợp bệnh trong cộng đồng có nguy cơ cao.

- Giai đoạn bệnh Parkinson xảy ra trước cả khi có triệu chứng trên lâm sàng gọi là giai đoạn tiền lâm sàng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bị mất trên 80% tế bào sản xuất dopamin.

- Vào thời điểm này PET sẽ giúp tầm soát và thể hiện sự thay đổi của dopamin trước khi bạn có triệu chứng.

- Tuy nhiên nó vẫn không thể dùng để tiên đoán khả năng sự thay đổi trên có thể tiến triển thành bệnh Parkinson được hay không,

Tự chăm sóc tại nhà

Quyết định tự chăm sóc tại nhà đối với những người bệnh Parkinson sẽ rất khó khăn.

Ban đầu thì những triệu chứng rất mờ nhạt và người bệnh có thể tiếp tục cố gắng hoạt động được trong các sinh hoạt bình thường như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, uống thuốc và đi vệ sinh. Thực tế thì người bệnh còn có thể tiếp tục làm việc và tham gia những hoạt động khác của xã hội.

Sau một thời gian, khi những triệu chứng bệnh tiến triển đến mức báo động. Tuy nhiên chúng ta không thể nào dự đoán trước triệu chứng nào sẽ trở nên chính yếu và làm cho bệnh nhân suy yếu nhiều nhất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc sắp xếp và lên kế hoạch chăm sóc trong tương lai. Tuy nhiên, một kế hoạch đầy đủ dành chăm sóc cho người bệnh tại nhà vẫn được xem là khả thi.

- Cần phải xác định mức độ chăm sóc cần thiết và nguồn tài chính dùng cho việc này. Cũng cần phải chỉ định người chăm sóc thích hợp, tốt nhất là chọn người không phải vướng bận gia đình nhiều.

- Nhu cầu của người bệnh Parkinson sẽ tăng lên theo thời gian và yêu cầu đối với người chăm sóc cũng sẽ cao hơn. Người bệnh sẽ bị mất khả năng sống độc lập, nấu ăn, lái xe hoặc thậm chí sử dụng phương tiện công cộng. Do đó người chăm sóc sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Căn nhà cần phải rộng đủ để thỏa mãn được những nhu cầu của người bệnh. Cần phải có những dụng cụ đặc biệt như khung tập đi, xe lăn, tủ cạnh giường. Với mục đích an toàn, những vật nguy hiểm và dễ vỡ cũng phải được cất đi.

- Ngay cả thuốc dùng để điều trị cũng không nên để trong tầm tay người bệnh nếu như đã có xuất hiện triệu chứng lú lẫn.

- Cũng như mọi thứ khác, nhu cầu cũng thay đổi theo từng người. Có thể người này chỉ cần sự hỗ trợ vừa phải nhưng những người khác lại cần sự hỗ trợ hoàn toàn.

Điều trị bệnh

Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ 4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp điều trị, và có nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài như sự dao động và mất kiểm soát cơ (dyskinesia).

Ngoài ra nguyên nhân của sự tàn tật trong giai đoạn muộn còn bao gồm cả mất khả năng giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần. Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị tốt nhất tùy thuộc vào những triệu chứng nổi bật của bệnh nhân.

Nội khoa

Sử dụng các loại thuốc bảo vệ các neuron thần kinh sản xuất ra Dopamin

- Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy selegiline (Eldepryl) có tác dụng bảo vệ các neuron sản xuất Dopamin

- Selegiline được sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh với hy vọng nó sẽ làm chậm lại tốc độ thoái hóa các neuron dopamin.

Các phương pháp điều trị triệu chứng bắt đầu khi bạn xuất hiện những dấu hiệu thoái hóa chức năng. Lựa chọn phương phá điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của sự thoái hóa.

- Nếu nguyên nhân là do run giật, có thể sử dụng thuốc điều trị run giật, như amantadine (Symadine, Symmetrel), vốn là một tác nhân kháng đối giao cảm.

- Amatadine làm giảm nhẹ triệu chứng run giật trong khoảng 50% trường hợp và không gây cứng khớp và di chuyển chậm chạp.

- Vì triệu chứng run giật chỉ đáp ứng tốt với 1 loại thuốc đối giao cảm mà không có hiệu quả nếu sử dụng loại khác, do đó có thể bác sĩ sẽ sử dụng thử 1 loại đối giao cảm khác nếu như loại thuốc đầu tiên không hiệu quả.

- Điều trị khởi đầu bằng liều thấp và tăng liều lên dần để hạn chế tác dụng phụ bao gồm khó nhớ, lú lẫn và ảo giác. Tác dụng phụ trên tâm thần thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

- Nếu nguyên nhân là do cứng khớp, di chuyển chậm chạp, giảm sự khéo léo, nói chậm, lê chân, đó là những triệu chứng liên quan đến Dopamin.

- Thuốc được sử dụng là Levodopa-carbidopa (Sinemet) có tác dụng tăng lượng dopamin trong não.

- Khởi đầu với liều thấp, tăng chậm cho đến khi kiểm soát được triệu chứng.

- Nhiều trường hợp cần phải điều trị như vậy đối với cứng khớp và di chuyển chậm chạp trong vòng 1 - 2 năm sau chẩn đoán.

Ngoại khoa

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật có thể được tính đến nếu như những triệu chứng nặng nề của bệnh xuất hiện hoặc khi thuốc không còn tác dụng giảm nhẹ triệu chứng được nữa.

Theo dõi

Để kiểm soát được bệnh một cách tốt nhất, cần phải cân bằng giữa triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc.

Không thể điều trị Parkinson đơn độc. Tốt hơn hết là phải hợp tác tốt với các bác sĩ chuyên khoa để có thể lập ra 1 phương án điều trị tốt nhất.

Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Tại tất cả những thời điểm của bệnh, cần phải có một cuộc trao đổi cởi mở giữa bạn và bác sĩ về những triệu chứng mới và các triệu chứng thay đổi trong cơ thể bạn.

Tiên lượng

Parkinson là bệnh làm giảm tuổi thọ con người, tuy nhiên đó không phải là không thể tránh được. Bệnh bắt đầu từ giai đoạn không triệu chứng và có thể tiến triển đến mức bị tàn phế hoàn toàn, có thể là trong vòng 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, cũng như những loại bệnh khác, luôn có sự thay đổi, khác nhau giữa các cá thể. Các giai đoạn mà người bệnh sẽ phải trải qua không thể nào tiên đoán trước được. Một số khuôn mẫu nhất định được ghi nhận.

- Parkinson có thể được ghi nhận ở một số người từ triệu chứng run giật chiếm ưu thế hoặc từ triệu chứng mất thăng bằng và kéo lê chân.

- Triệu chứng chính thường gặp ở người trẻ là run giật, nhưng tiến triển của bệnh chậm hơn. Và họ cũng gặp vấn đề về kiểm soát cơ trầm trọng hơn.

- Ngược lại, ở người già thì triệu chứng thường gặp là mất thăng bằng và kéo lê chân. Đây có thể là vấn đề nghiêm trọng ở lứa tuổi này vì sẽ tăng nguy cơ té ngã.

- Ngoài những dấu hiệu về các triệu chứng thực thể, người bệnh còn gặp phải triệu chứng về tâm thần:

- Nhiều người bị trầm cảm nghiêm trọng và những vấn đề khác về tinh thần.

- Khoảng 30% bệnh nhân Parkinson bị thay đổi tình trạng tâm thần.

- Điều trị tốt sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Với những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong tương lai để tìm ra những loại thuốc mới và các biện pháp phẫu thuật mới, hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc chữa trị được bệnh Parkinson.

Điều trị bệnh Parkinson

Nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson

•        Bệnh Parkinson là bệnh tiến triển mạn tính nên phải điều trị lâu dài.

•        Ở bệnh nhân mới mắc nên sử dụng nhóm kháng cholin, amantadin, selegilin, thuốc đồng vận với dopamine. Trì hoãn dùng L – dopa càng dài càng tốt.

•        Dùng đơn trị liệu, liều thấp tăng dần, duy trì ở liều tác dụng.

•        Ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa.

•        Phẫu thuật chỉ nên sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc hoặc để làm nhóm đối chứng trong nghiên cứu.

Các nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson

•        Nhóm Alcaloide.

•        Các thuốc kháng histamin tổng hợp.

•        Nhóm thuốc kháng cholin tổng hợp.

Cơ chế tác động là ức chế hoạt động của hệ cholin ở hệ thần kinh trung ương. Các chất này qua được hàng rào máu não nên có tác dụng tốt trong điều trị và hạn chế được các tác dụng ngoại vi.

* Nhóm thuốc có tác dụng đồng vận với dopamine (dopamine agonist).

Các chất đồng vận dopamine tác động theo cơ chế kích thích trực tiếp các thụ thể dopamine ở màng sau khớp thần kinh (xinap). Tác dụng phụ của nhóm đồng vận dopamine thấy trên tim mạch và tiêu hoá: hạ huyết áp, đau bụng, buồn nôn…

* Các thuốc thay thế dopamine (levo dopa = L – dopa): ưu điểm của L-dopa là bổ sung dopamine kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh. Để khắc phục tác dụng phụ, hiện nay người ta dùng L – dopa dưới dạng kết hợp với chất ức chế men khử carbon là madopar và sinemet. Tuy nhiên, việc cho chỉ định dùng L – dopa để điều trị cần phải cân nhắc kỹ (tuỳ theo lứa tuổi, tuỳ theo giai đoạn của bệnh….) và trì hoãn càng lâu càng tốt vì hiện tượng loạn động do dopamine và những khó khăn trong việc điều trị bệnh.

* Các thuốc ức chế quá trình dị hoá dopamine: thuốc ức chế men oxy hoá amin đơn (selegilin) và các thuốc ức chế men COM (đại diện là tolcapon).

Các phương pháp điều trị khác

* Các phương pháp điều trị phẫu thuật: làm tổn thương, phá huỷ cấu trúc vùng đích dẫn đến thay đổi chức năng.

Phẫu thuật

Kích thích não sâu là thủ thật phổ biến nhất để điều trị bệnh. Thủ thuật này bao gồm cấy một điện cực vào sâu trong vùng não chi phối vận động. Điện cực được nối với một thiết bị cấy ngoài da sẽ điều chỉnh lượng kích thích phát ra.

Thủ thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh giai đoạn muộn có đáp ứng không ổn định với thuốc (levodopa). Kích thích não sâu không có hiệu quả với bệnh nhân không đáp ứng với carbidopa-levodopa.

Phòng chống

Bởi nguyên nhân của Parkinson là không rõ, cách dứt khoát để ngăn chặn căn bệnh này cũng vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine – được tìm thấy trong cà phê, trà và nước giải khát – có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Trà xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.

Các nhà khoa học khuyên bổ sung đủ folat hoặc acid folic có thể giúp bảo vệ người cao tuổi trước bệnh Parkinson cũng như một số bệnh thần kinh thoái hóa khác.


Hỏi đáp liên quan


Anh tôi 49 tuổi, bị pát kin sơn. Cả nhà chúng tôi đều không hiểu mấy về bệnh này. Mong bác sĩ giadinh360 cho biết cách chăm sóc người bị bệnh này và nguyên nhân tại sao lại mắc bệnh này bệnh này có lây hay không? Rất mong tin bác sĩ!

Câu trả lời: 

Anh Trung thân mến! Bệnh parkinson là bệnh do các tế bào liềm đen bị thoái hóa nên không sản xuất đủ lượng dopamine cần thiết cho cơ thể.

Liềm đen là một vùng nhỏ của hệ thống não bộ nằm ở vùng thân não. Đây là trung tâm giúp cho việc điều khiển các hoạt động của con người. Các tế bào trong liềm đen sản xuất và giải phóng ra một chất hóa học gọi là dopamin. Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển các hoạt động và thăng bằng. Chất này cũng cần thiết cho chức năng chính của hệ thống thần kinh trung uowng. Dopamine còn có chứng năng giúp truyền tin bằng các dấu hiệu điện hóa học từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

Vì vậy khi bị bệnh parkinson tức là thiếu lượng dopamine này khiến cơ thể mất điều khiển sự vận động, dẫn tới vận động chậm chạp, rung và co cứng cơ ngoại tháp.

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Lâu nay có 2 nguyên nhân chính được chú ý là do môi trường và do yếu tố di truyền.

-    Môi trường: sự ảnh hưởng của chất độc trong môi trường sống tăng lên theo thời gian, cuối dùng dẫn tới sự biến đổi gen di truyền của người bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được chất độc nào là nguyên nhân gây bệnh.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nguồn nước ăn lộ thiên và công việc đồng áng tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học độc hại từ các loại thuốc này có thể là nguyên nhân gây bệnh tại các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, những nguyên nhân này chỉ là những yếu tố đơn lẻ, không thể chắc chắn là yếu tố làm tăng tính chất của bệnh.

-    Gen di truyền: Một vài gen được biết là nguyên nhân gây bệnh parkinson nhưng chúng chỉ là nguyên nhân của rất ít các trường hợp bệnh, trong đó có gen quan trọng nhất là parkin. Gen parkin tạo ra một loại protein cũng gọi là parkin, nó giúp cho sự bẻ gãy các protein không hoàn chỉnh bên ngoài các tế bào thần kinh, Khi gen parkin bị biến đổi thì chức năng này bị rối loạn.

Còn một giả thiết nữa về việc các protein không hoàn chỉnh tích lũy lại và góp phần làm chết các tế bào thần kinh.

Nhưng các giả thuyết này chỉ giải thích được cho khoảng dưới 1% tất cả các trường hợp bệnh.

Các triệu trứng của bệnh parkinson là: run nhẹ, cử động chậm, biểu hiện co cứng cơ ngoại tháp ở một tư thế, dáng đi khom và lết, giảm độ ve vẩy tay khi đi lại, khó đứng lên từ tư thế ngồi, vẻ mặt vô căm, các hoạt động thường ngày biểu hiện một cách chậm chạp, thiếu sự ổn định trong các động tác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng giảm một số chức năng như: giảm khả năng ngửi, tiếng nói nhỏ, đau chân làm giảm khả năng di chuyển, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, táo bón, chảy dãi, nhiều mồ hôi, tiểu rắt, tiểu vãi, rối loạn chức năng cương ở nam giới.

Về việc điều trị bệnh parkinson, anh nên tuân theo hướng dẫn điều trị bằng thuốc và điều trị ngoại khoa của bác sĩ.

Bên cạnh đó, anh cũng có thể giúp bác một số biện pháp vật lý trị liệu như:

-    Luyện tập thường xuyên: đi bộ khoảng 1,5km/ngày, bơi, chơi golf hoặc khiêu vũ..
-    Kéo giãn và cố định tư thế.
-    Luyện tập gắng sức như đi bộ nhanh hoặc mang vật nặng.
-    Tập vận động thụ động với sự giúp đỡ vủa người khác hoặc dụng cụ.
-    Luyện tập để cải thiện tư thế, dáng đi và khả năng di chuyển.

Đối với người bệnh parkinson việc thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với lao động phù hợp với giai đoạn là cách chăm sóc hiệu quả. Anh có thể chú ý những điểm sau để chăm sóc bác:

-    Giúp bác vận động hợp lý, luôn để ý đến bác khi bác vận động để tránh trường hợp ngã gây chấn thương. Nếu bác phải nằm lâu trên giường có đệm mềm, khô ráo, giúp bác thường xuyên thay đổi tư  thế để dự phòng loét và viêm phổi.

-    Trong ăn uống: cân bằng 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. nên chia tỷ lệ giữa các nhóm thực phẩm như sau: 2-3 phần thịt, 4-5 phần rau và hoa quả, 2-3 phần sữa và ít nhất là 6 phần ngũ cốc.

Nếu bác bị giảm cân thì cần tăng khẩu phần ăn cho bác.

Cho bác ăn nhiều hoa quả và các chất xơ để chống táo bón và ngăn ngừa bệnh đường ruột, cho bác uống 1-1,5 lít nước/ngày.

Không nên cho bác ăn thức ăn có nhiều chất béo no, cholesterol và các thức ăn nhiều protein.





Triệu chứng của bệnh Parkinson
Điều trị bệnh Parkinson
Bệnh Pakinson và cách chữa trị
Bệnh run tay
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe -
Thần kinh phụ nữ -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý