Nguyên nhân của bệnh trầm cảm và hướng điều trị hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm và hướng điều trị hiệu quả

19/04/2015 10:43 AM
285

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm và hướng điều trị hiệu quả. Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu...

Bệnh trầm cảm là gì?

Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát.

trầm cảm là gi

Bệnh trầm cảm là gì?- Ảnh minh họa

Nguyên nhân phổ biến của bệnh trầm cảm


Mất cân bằng một số hóa chất trong não

Các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa lý giải được chính xác lý do tại sao người ta lại trở nên trầm cảm. Nhưng một số chuyên gia nghi ngờ rằng trầm cảm thường là kết quả từ một sự mất cân bằng một số hóa chất trong não. Các hóa chất này được gọi là chất dẫn truyền dây thần kinh. Thuốc chống trầm cảm cũng giúp điều tiết hoạt động của cấp độ hóa chất và đưa chúng trở lại cân bằng.

Di truyền

Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, trầm cảm còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có người thân mắc bệnh trầm cảm, bạn cũng có cơ hội cao hơn  bị trầm cảm đấy.

Một số bệnh tật

Nếu bản thân bạn đang tồn tại một số bệnh tật thì có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Ví dụ, nếu bạn bị đau tim sẽ có 65%  nguy cơ trở nên trầm cảm sau đó. Ngoài ra những bệnh như ung thư, bệnh tim, người gặp vấn đề về tuyến giáp….là những bệnh  làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.



Vấn đề về giới tính

Giới tính giữa nam và nữ cũng tạo ra một sự khác biệt lớn. Thường thì phụ nữ sẽ có nguy cơ bị trầm cảm gấp 2 lần so với nam giới. Không ai biết chắc chắn lý do tại sao lại thế. Song những nghiên cứu cho thấy sự thay đổi hormone ở phụ nữ trước những thời điểm khác nhau như khi dậy thì, khi sinh nở, khi mãn kinh hoặc những vấn đề cuộc sống của họ có thể là một yếu tố.

Tâm lý bi quan

Nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng trở nên bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và ưa sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ trầm cảm đấy.


Những biến cố sốc

Nhiều người trở nên bị trầm cảm và chán nản trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống như: thất nghiệp, việc đột ngột bị mất đi một người thân, nhận được chẩn đoán bị bệnh nghiêm trọng, ly dị, sau chấn thương…..Tất cả những biến cố này có thể khiến trầm cảm xuất hiện.

Thuốc men và các chất kích thích.

Nhiều loại thuốc theo toa vẫn có nhiều tác dụng phụ có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Việc lạm dụng sử dụng rượu hoặc dược chất cũng khiến bạn bị trầm cảm vì nó thường làm cho tâm trạng bạn trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý:

Một số người có ý thức rõ ràng về lý do tại sao họ trở nên bị trầm cảm, thế nhưng một số người thì không biết được lý do tại sao họ lại rơi vào tình trạng này. Song bạn hãy nhớ rằng bị trầm cảm không phải là lỗi của họ. Nó không phải là một lỗ hổng trong tính cách mà là một căn bệnh rối loạn cảm xúc mà có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai.

Khi bị trầm cảm, bạn nên giúp họ nhanh chóng tìm tới các phương pháp điều trị trầm cảm bao gồm liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc và các liệu pháp tái thích ứng xã hội….

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

1 - Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).

2 - Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.

3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.

4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.

5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.

6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.

7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.

8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.

9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.

10 - Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.

Làm sao nhận biết các triệu chứng trầm cảm?

Trầm cảm hay không phải là trầm cảm? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì những người bị trầm cảm thường không hiểu thấu đáo về vấn đề này hoặc họ bị bối rối. Họ có thể thấy tuyệt vọng, không tin là sẽ có cải thiện. Do đó, người trầm cảm có hai biểu hiện phổ biến là:

- Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày.

- Biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở.

Lưu ý: Mỗi bệnh nhân trầm cảm đều khác nhau, nên những triệu chứng của họ không phải khi nào cũng giống nhau. Thêm vào đó, nhiều người còn cố tỏ ra khá hơn khi họ giấu giếm những cảm xúc thật của mình. Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể gồm thêm nhiều triệu chứng sau:

- Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường

- Tư duy không rõ ràng hay mất tập trung

- Giảm hay tăng cân đáng kể

- Dễ cáu gắt và nổi nóng

- Khi nào cũng mệt mỏi

- Cử động chậm chạp

- Ít chăm sóc bản thân

- Giảm hứng thú tình dục

- Nghĩ đến cái chết

- Đoạn giao với bạn bè hay những thành viên trong gia đình.

Nếu bạn nghi ngờ đây là trầm cảm, nên thúc giục người bệnh đi khám. Cần nhớ rằng bệnh trầm cảm có thể nặng đến mức giảm khả năng tư duy sáng suốt, và ban đầu có thể bệnh nhân không muốn đi khám bệnh. Bạn hãy cố gắng làm cho người bệnh hiểu rằng trầm cảm là một bệnh lý và bác sĩ có thể điều trị được. Đôi khi, có nhiều bệnh lý có những biểu hiện tương tự như trầm cảm hoặc gây nên trầm cảm, và việc đi khám sẽ rất hữu ích.

Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau :

- Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.

1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.

2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.

3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...

4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...

5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...

6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...

7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.

8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.

10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...

Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

 

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được không?

Trầm cảm là bệnh có thể điều trị được.

Khi nghi ngờ mình hoặc người thân của mình bị trầm cảm, bạn nên đến khám tại bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu người bệnh trầm cảm không đi khám bệnh, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với cảm giác bị cô lập, có thể làm bệnh nặng thêm.

Cần hiểu rằng bệnh trầm cảm là một bệnh nặng cần phải được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đó không phải là lười biếng. Và những người bị trầm cảm không chỉ thoắt cái là khỏi bệnh.

Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại.

Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm

• Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4 – 8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc.

• Không nên ngưng thuốc đột ngột.

• Bạn có thể cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác theo yêu cầu của bác sĩ (những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).

• Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.

Điều trị bằng đối thoại

Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, bác sĩ của bạn có thể chỉ định thêm điều trị bằng đối thoại cho bạn. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại.

Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích.


Các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm
 
Các thuốc được sử dụng phổ biến là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Thuốc phát huy tác dụng chậm, thông thường phải sau khoảng hai tuần thuốc mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần, vì vậy điều trị thuốc phải kiên trì, nhất là trong 1, 2 tuần đầu. Rất nhiều người bệnh khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà các triệu chứng chưa cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc thường bỏ thuốc và không điều trị tiếp. Chính vì vậy mà bệnh không khỏi.
 
Đối với loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) tác dụng phụ hay gặp nhất là có thể gây ra nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, gây khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn chức năng tình dục và bệnh nhân có thể có xuất hiện nhìn mờ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng an dịu, gây ngủ. Đây là một tác dụng tốt vì phần lớn bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ.
 
Loại thuốc chống trầm cảm SSRI là những thuốc mới, ít tác dụng phụ hơn đối với hệ tim mạch nhưng cũng có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý là gây tăng cân, nhất là đối với phụ nữ. Thuốc này còn có tác dụng trên chức năng tình dục, làm mất khả năng cương cứng dương vật và làm giảm khả năng tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân thường bỏ điều trị. Khi gặp các tác dụng phụ này, bệnh nhân phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.
 
Dùng thuốc như thế nào?
 
Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 - 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…
 
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.
 
Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ… Bệnh này dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người như học tập, giao tiếp, công việc… Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:
 
+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
 
+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
 
+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
 
+ Không nên ngưng việc.
 
+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
 
+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
 
Thời gian điều trị
 
Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.
 
Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.
 
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.
 
Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được.
 

Những lời khuyên hữu ích khác.

- Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh, và bệnh lý này có thể điều trị được nhưng lại dễ tái phát. Mục tiêu của điều trị trầm cảm là cải thiện bệnh và tránh sự xuất hiện trở lại của những triệu chứng. Để đạt được điều này bạn cần tuân thủ đúng quy định điều trị, uống thuốc đều đặn đầy đủ theo đúng lời dặn của bác sĩ cho đến khi bác sĩ yêu cầu bạn ngưng thuốc.

- Tránh tự ý dùng thuốc, tránh xa rượu, thuốc lá, cà phê.

Khi bị trầm cảm, uống rượu hay sử dụng những thuốc không được bác sĩ kê toa dường như có thể tạm thời làm bạn thấy khá hơn. Nhưng chúng có thể cản trở mục tiêu điều trị. Tình trạng suy sụp sau khi uống rượu hay những thuốc hưng thần có thể làm tăng cảm giác tội lỗi hay mệt mỏi, và bạn vẫn có thể tiếp tục thấy mình vẫn là một gánh nặng cho những người chung quanh.

- Sống điều độ (ăn, ngủ điều độ):

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản, thường nhật có thể trở thành rất khó khăn đối với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể, chăm sóc dung mạo, ăn ngủ điều độ.

- Lên kế hoạch những hoạt động giải trí:

Thử những điều bạn thích hay từng thích: Đi coi phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn uống, mua sắm. Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn, tạo cho bạn được cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

- Vận động: Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình: Mặc dù bạn bè, người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Hãy giải bày với gia đình và bạn bè tin cậy, nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích. Có nhiều người hỗ trợ sẽ rất hữu ích cho việc điều trị bệnh của bạn.




Chứng trầm cảm
Bệnh Trầm Cảm ở Nam giới -
Bệnh trầm cảm khi mang thai
Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh
Bệnh Trầm Cảm ở trẻ em
Làm sao để hết bệnh trầm cảm không phải ai cũng



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý