Thuốc dân gian chữa á sừng hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thuốc dân gian chữa á sừng hiệu quả

19/04/2015 11:13 AM
1,352

Bệnh á sừng không chỉ điều trị bằng thuốc tây mà còn có thể chữa được bằng những bài thuốc dân gian được truyền theo kinh nghiệm của những người đã dùng. Chúng ta cùng tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa á sừng hiệu quả nhé!



NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

1ws
Lá sung, đu đủ, khoai tây.


Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản mà không tốn kém với cách làm như sau: Lá sung một nắm, lá đu đủ tía một nắm, hai củ khoai tây (luộc chín). Cho 3 vị trên giã nhỏ. Lấy một bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm ấm.Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng mỗi ngày làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.

cc

Cây chè xanh


Dùng nước chè xanh ngâm chân và dùng lá xát vào chỗ da bị nứt rất hiệu quả. Cách làm như sau: Mua chè xanh về nấu nước ( pha đặc), để chè xanh sôi khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong thời gian ngâm móng chân bị chè làm cho biến màu đen. Nếu mùa đông khi nước nguội, nên hâm nóng lại rồi lại ngâm. Thời gian khoảng 1h đồng hồ/1 đêm.

dd

Cũng có thể dùng lá chè xanh xát vào những chỗ mụn nước và chỗ nứt nẻ, giúp mụn nước khô miệng, không bị loét nữa. Nếu hợp thì bạn sẽ cảm giác chân của mình dễ chịu hơn khi ngâm. Còn nếu sau khoảng một tuần ngâm mà không cảm giác dịu đi thì có thể là bạn không hợp thuốc này.

jk

Cây đinh lăng và huyết dụ


Bệnh á sừng cũng có thể chữa bằng cách uống nước của cây đinh lăng và cây huyết dụ. Cách dùng lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng ½ lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.

po

Khác thuốc bắc, uống hai loại lá cây này không sợ bị tăng cân, là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt. Cách tốt nhất là uống thay nước mỗi ngày.

rd

Sài đất và rau răm


Á sừng cũng có thể điều trị rất đơn giản bằng sài đất và rau răm. Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm, dùng sửa tay thật sạch.

tg

Rau răm ( khoảng 1 mớ) rửa sạch,sau đó vẩy thật khô, giã nát rồi đắp lên chỗ bị á sừng.
Mỗi lần đắp như vậy khoảng 1h đồng hồ, ngày đắp 1-2 lần( tùy điều kiện).

45

Quả chanh


Dùng chanh xát vào chỗ bị á sừng là bài thuốc đơn giản nhất để điều trị bệnh á sừng. Chỉ cần lấy chanh, cắt lát ra và xát vào chỗ nứt, nẻ. Với cách này, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, chỗ nào. Không giới hạn không gian và thời gian nên nó rất tiện , có thể tranh thủ cả khi đi ăn.

78

Không ngâm chân, tay với nước muối.


Một trong số những cách phòng bệnh á sừng tốt nhất là không ngâm chân, tay với nước muối. Vì nước muối làm da khô, nứt sẽ rộng và sâu hơn. Ngoài ra, cần thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nikel và đồ thuộc da như giày dép da.

67

Tăng cường ăn rau quả tươi.


Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Hơn nữa, duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục


CÁCH GIẢM KHÓ CHỊU KHI BỊ Á SỪNG


Bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và chảy máu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi. Vậy bệnh của cháu là gì? Có cách nào chữa khỏi bệnh này không? (Võ Thị Trịnh - Nghệ An)


Chân nứt nẻ, tróc da, đau và chảy máu, nhất là vào mùa hanh khô… có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân.
 
Vùng bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở rìa, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt. Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
 
Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân. Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn.
 
Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm. Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.



MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ Á SỪNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


Bệnh á sừng còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông (atopic winter feet dermatitis). Đây là một bệnh rất nan giải, không chỉ bị ở bàn chân mà còn thấy ở cả bàn tay, một thách thức lớn với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Rất nhiều người bệnh không làm được gì vì chân tay đau đớn, nứt rớm máu, đi lại, lao động khó khăn, chạy chữa nhiều nơi không khỏi.


Ai hay bị á sừng? 

Á sừng hay gặp ở các thiếu nữ, nhân viên nhà hàng, đầu bếp, người nội trợ, y tá, hộ lý. Tất cả những người này thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa. Khí hậu khô hanh của mùa đông miền Bắc nước ta là yếu tố làm cho bệnh càng nặng lên.

Chị em nội trợ cần lưu ý có một số rau quả, hải sản có thể gây viêm da kích ứng làm khởi động cho viêm da cơ địa như: hành tỏi, củ cải, nước nho, cam, tôm, cá. Một số chất như găng tay cao su, chất mạ nickel của một số đồ dùng và đồ trang sức, chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da. Những chất này gây viêm da kích ứng, tế bào da vùng đó bị mất nước khô nứt ra, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng là những đám da đỏ dày khô, nứt nẻ bong vảy, chảy máu, đau đớn.

Á sừng thường gặp ở vị trí nào trên cơ thể?

Vị trí hay gặp là bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn chân. Bệnh nặng về mùa đông, giảm về mùa hè, đôi khi khỏi hẳn, đến mùa đông năm sau lại tái phát. Bệnh viêm nhiễm mãn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như: đến tuổi dậy thì, chửa đẻ, mãn kinh... Chẩn đoán bệnh không khó nhưng cần phân biệt với bệnh vảy nến, nấm da bàn tay, bàn chân, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc...

Lưu ý trong điều trị

Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, không dùng găng tay cao su mà dung găng latex, không đi tất nilon mà đi tất cotton, thận trong khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da.

 Rửa tay chân bằng xà phòng có chất giữ ẩm như: oilatum, cetaphyl, physiogel. Sau khi rửa chân tay, bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U hoặc cream ure 5 - 10%, vaserlin, bôi nhiều lần trong ngày hoặc những lúc da khô. Ăn đủ chất, nhiều rau quả, uống đủ nước trong ngày (1,5 - 2l/ngày). Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, uống kháng histamin để chống ngứa gãi. Ngoài ra có thể uống thêm những thuốc có tác dụng tốt cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E... theo chỉ định của thầy thuốc.




Á sừng ngoài da
Mẹo chữa dị ứng thời tiết
Bệnh vảy phấn trắng Alba
Bệnh vảy phấn hồng Gibert
Ăn gì chữa bệnh rụng tóc ?


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
không khỏi huhu
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý