Hướng dẫn trồng cây na dai cho năng suất cao

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn trồng cây na dai cho năng suất cao

19/04/2015 11:31 AM
856
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây na dai cho năng suất cao. Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.


Kỹ thuật mới trồng cây na dai cho hiệu quả kinh tế cao

  

Giải pháp đạt Giải nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang năm 2009 "Hoàn thiện kỹ thuật thâm canh và thụ phấn nhân tạo cây na dai" của ông Nguyễn Xuân Thuỷ, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm đối với các hộ gia đình trồng cây na dai, một loại cây ăn quả đặc sản của địa phương từ nhiều năm nay.

Theo kỹ thuật mới

Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây na, chỉ để cây na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây na sẽ chống chịu được mưa gió, quả không bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành c��p một (những quả na gần thân thường là những quả to và đẹp); cây na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn.

Ngoài ra, để cây na có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm bón, phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón khoảng 50% lượng phân chuồng và 20% NPK của cả năm, tưới 1 - 2 lần thuốc kích rễ, phun 1 - 2 lần siêu lân giữ độ ẩm đến hết tháng 12 để cây nghỉ qua vụ đông. Sau khi lập xuân khoảng 15 - 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 - 20 cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh), đồng thời bón 20% lượng phân chuồng và 20% NPK của năm; tiếp đó phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn. Người trồng na cũng phải áp dụng đúng một số kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ đậu quả, chăm bón nuôi quả và phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây na như bệnh sáp sên, bọ nhảy, muội đen, sâu đục quả, ròi quả, bệnh vàng lá...

 khi chăm bón các mầm cây na nên xử lý tỉa thưa mầm, những mầm để lại cắt sâu khoảng 10 - 15 cm và vặt sạch lá. Những mầm này sau khoảng 10 - 15 ngày sẽ nhú hoa, cho những quả nhanh to và nhanh thu hoạch (bình thường những quả đầu cành khoảng 125 -130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý mầm thân chỉ khoảng 90 - 95 ngày đã cho thu hoạch). Áp dụng kỹ thuật này cũng đã tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả na lên 300 - 400 gram (so trước đây chỉ khoảng 200 gram). Quả na dai to, đẹp hơn, khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 - 7 ngày), chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá.

 


Kỹ thuật trồng Na dai


1. Nhân giống

Na được trồng chủ yếu bằng hạt. Vào giữa vụ chọn cây mẹ năng suất cao, chất lượng tốt, đã cho thu 4-5 vụ quả ổn định. Chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín kỹ. Sau khi ăn, thu lấy hạt cho vào rổ nhựa mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ hết thịt quả, đãi sạch, phơi khô giòn trong nắng nhẹ 20-300C (không phơi vào buổi trưa nắng to). 15-20 ngày sau đem gieo. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước sạch 12-24 giờ, đãi sạch, ủ hạt trong cát ẩm. 15-20 ngày sau hạt nứt nanh, cho vào bầu nylon thủng hai đáy kích thước 5x20cm; chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải khô đập vụn + 29% phân chuồng mục + 1% supe lân, hạt đặt sâu 2-3cm. Xếp bầu thành luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương lạnh. Cây con 2-3 tháng tuổi cao 20-25cm, có 5-6 lá thật, thân mập thì xuất vườn.

Có thể nhân giống na bằng phương pháp nhân giống vô tính (ghép mắt, ghép cành).


Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó hoặc mãng cầu xiêm, bình bát. Khi đường kính cây đạt 0,8-1cm có thể tiến hành ghép. Mắt ghép lấy trên cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt ghép.

2. Trồng và chăm sóc

Chọn đất đồi dốc dưới 150C, tầng đất đáy dưới 1m, tốt nhất là đất dỏi cơm, đất đá vôi. Na ưa độ pH trung tính. Đất chua cần bón 30g vôi bột/sào Bắc bộ/năm (1 sào Bắc bộ = 360m2).

3. Thời vụ


Vụ xuân trồng tháng 2-4, vụ thu trồng tháng 8-10. Na dai nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Mỗi hố bón 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.

4. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).

5. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh:

Bón làm 3 đợt trong năm, đợt 1 vào tháng 2, tỷ lệ NPK là 1:1:1; đợt 2 vào tháng 6, tỷ lệ NPK là 1:1:2; đợt 3 sau khi thu quả tháng 9, tỷ lệ NPK là 2:1:1. Lượng phân bón ít hay nhiều tùy cây lớn hay nhỏ. Trung bình mỗi cây bón 0,5-1kg urê, 0,5-1kg kali, 2-4kg supe lân, 30-50kg phân chuồng/năm. Bón theo tán cây, thành 4 hốc đối xứng nhau, độ sâu lấp phân 3-5cm.

Đốn trẻ: Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

Kích thích cây ra hoa, quả sớm: Để có na bán vào tháng 7 (giá gấp 1,5 lần chính vụ) thì từ đầu tháng 11 tiến hành phun Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc 15ml pha với 10 lít nước) lên tán lá, sau 10-15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 4.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Mối hại gốc: Cây đang xanh tốt, lá úa vàng, dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mốc hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).

Làm sạch gốc na: Thường xuyên giữ gốc thoáng sạch, không ủ bằng rơm, rạ, thân lá để tránh mối hại rễ.

Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả: Dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus, Regent… phun trừ.

Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả có đường kính 0,5-1cm, phòng chống bằng thuốc Padan, Regent.



Kỹ thuật trồng thâm canh cây na dai cho hiệu quả kinh tế cao


Kỹ thuật thâm canh và thụ phấn nhân tạo cho na dai được một số hộ trồng na ở Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La áp dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Na dai là một loại cây ăn quả được các hộ làm vườn ở thị trấn Hát lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La canh tác từ nhiều năm nay. Do chưa nắm vững về kỹ thuật chăm sóc na, quá trình ra hoa, kết quả của cây na, các hộ gia đình trồng na phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên vào vụ na bà con nông dân lại nơm nớp lo: Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao; năng suất na thấp, hình thức xấu, thương lái ép giá... nhiều vụ thu hoạch trong thời gian qua, cả vườn na chỉ vừa đủ vốn. Ở diện tích na phát triển tự nhiên chỉ thu lãi tối đa khoảng 20 triệu đồng/ha.

  Cây na ra rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả thấp vì nhị đực và nhụy cái thường nở lệch pha nhau. Thường thì nhị đực nở trước, tung phấn rất lâu sau đó nhụy cái mới nở nên rất khó tự thụ phấn, nếu có thụ phấn được thường do gió hoặc côn trùng nên tỷ lệ đậu quả thấp, nhiều quả có tỷ lệ múi lép cao do thụ phấn không hoàn toàn. Muốn cho na sai quả, quả to, không bị lép, chất lượng tốt, bán được giá cao thì cần phải thụ phấn bổ sung bằng phương pháp thủ công cho na. Kỹ sư Phạm Hạnh – Trạm Khuyến nông huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã áp dụng giải pháp thâm canh và thụ phấn nhân tạo cây na dai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là phương pháp thủ công rất hữu hiệu trong việc chủ động số quả trên mỗi cây, để có quả to đều và mẫu mã đẹp. Cùng với việc sử dụng phân bón lá, chăm bón đúng quy trình kỹ thuật đã giúp các hộ canh tác na dai trên địa bàn thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn có thu nhập ổn định.

Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây na, chỉ để cây na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây na sẽ chống chịu được mưa gió, quả không bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một (những quả na gần thân thường là những quả to và đẹp); cây na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn.

Cây na dai sau khi đốn tỉa cành

 Ngoài ra, để cây na có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm bón, phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón khoảng 50 kg phân chuồng và 2,5kg NPK trên 1 gốc cây, tưới 1 - 2 lần thuốc kích rễ, phun 1 - 2 lần supe lân giữ độ ẩm đến hết tháng 12 để cây nghỉ qua vụ đông. Sau khi lập xuân khoảng 15 - 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 - 20 cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh), đồng thời bón 50 kg phân chuồng và 2,5 NPK trên 1 gốc cây; tiếp đó phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn. Người trồng na cũng phải áp dụng đúng một số kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ đậu quả, chăm bón nuôi quả và phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây na như bệnh sáp, sên, bọ nhảy, muội đen, sâu đục quả, ròi quả, bệnh vàng lá...

- Cách lấy phấn hoa: Chọn ngày nắng ráo, hái những hoa ở gần ngọn, đầu cành các cành nhỏ (thường những hoa này không đậu quả) để lấy phấn. Chọn hái những hoa sắp nở: cánh đã dài, màu trắng vàng, các cánh đã bắt đầu tách khỏi nhau, nhị đực đã bắt đầu chuyển sang màu trắng kem, bao phấn sắp nứt. Thời gian hái hoa tốt nhất là vào buổi chiều, từ 3 đến 6 giờ. Hái xong cho hoa vào túi giấy đậy kín, để qua đêm cho hoa nở và phấn chín hoàn toàn. Sáng hôm sau đổ hoa ra đĩa khô, sạch, bỏ hết cánh hoa, rũ cho hạt phấn rơi ra, thu gom cho vào lọ thủy tinh hoặc đĩa có phủ vải lên trên để giữ ẩm rồi đem đi thụ phấn cho na.

Kỹ sư Phạm Hạnh trạm Khuyến nông Mai Sơn – Sơn La

đang hướng dẫn nông dân cách thụ phấn cho cây na dai

- Cách thụ phấn: Dùng bàn tay trái đỡ nhẹ đế hoa, cuống hoa lọt giữa ngón trỏ và ngón giữa bàn tay trái và lấy ngón tay cái cũng của bàn tay trái tách nhẹ cánh hoa ra trong khi tay phải cầm ống nhựa bên trong có chứa hạt phấn na, cho phấn dính vào bó nhụy cái giữa lòng hoa. Thời gian thụ phấn tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, hoa nào nở trước thụ phấn trước, hoa nở sau tiếp tục thụ phấn các lần tiếp theo.

Kinh nghiệm cho thấy nếu có điều kiện nên thụ phấn bổ sung cho na 2 lần cách nhau 1 ngày và chọn hoa để thụ phấn sao cho số hoa cách đều trên cành thì tỷ lệ đậu quả mới cao, quả sẽ to và sẽ ít bị rụng quả sau này. Nếu làm thành thạo 1 người có thể thụ phấn cho 800-1.000 hoa/ngày. Khoảng 3-4 ngày thụ phấn 1 lần cho 1 cây và cả mùa na cũng chỉ thụ phấn 8-10 lần khi cây ra nhiều hoa nhất.

Trong thời gian thụ phấn bổ sung không nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, hạn chế tưới nước. Khi hoa đã đậu, quả bắt đầu lớn thì cần tăng cường bón phân, tưới nước, chăm sóc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ, kịp thời để nuôi quả lớn.

Khi chăm bón các mầm cây na nên xử lý tỉa thưa mầm, những mầm để lại cắt sâu khoảng 10 - 15 cm và vặt sạch lá. Những mầm này sau khoảng 10 - 15 ngày sẽ nhú hoa, cho những quả nhanh to và nhanh thu hoạch (bình thường những quả đầu cành khoảng 125 -130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý mầm thân chỉ khoảng 90 - 95 ngày đã cho thu hoạch). Áp dụng kỹ thuật này cũng đã tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả na lên 300 - 400 gram (so trước đây chỉ khoảng 200 gram). Quả na dai to, đẹp hơn, khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 - 7 ngày), chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá, giá bán buôn tới 30.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Đạt – Tiểu khu 2 – Thị trấn Hát Lót – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La cho biết: Gia đình anh hiện có 02 ha trồng na dai, với sự hướng dẫn của kỹ sư Phạm Hạnh – Trạm khuyến nông huyện Mai Sơn anh đã áp dụng kỹ thuật thâm canh và thụ phấn nhân tạo cho vườn na của gia đình, vụ thu hoạch năm 2012 gia đình anh đã thu về 400 triệu đồng.

Sản phẩm na dai vụ thu hoạch năm 2012

của các hộ trồng na xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Thụ phấn nhân tạo cho na dai được hội viên Hội Nông dân ở thị trấn Hát Lót – huyện Mai Sơn áp dụng trong mô hình trồng cây na dai cải tạo vườn tạp từ năm 2010. Đến nay, vùng trồng cây na dai theo kỹ thuật mới ở thị trấn Hát Lót đã đạt tổng diện tích 350 ha  và có trên 300 hộ dân ở tiểu khu 1, tiểu khu 2 - thị trấn Hát lót và tiểu khu 32 xã Cò Nòi tham gia. Hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng kỹ thuật mới này đã giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập, năng suất đạt 10 – 12 tấn quả/ha, trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm so với các năm trước đây. Đến nay, vùng trồng cây na dai theo kỹ thuật mới đã đạt tổng diện tích 350 ha  và có trên 300 hộ dân ở tiểu khu 1, tiểu khu 2 - thị trấn Hát lót và tiểu khu 32 xã Cò nòi tham gia./.

 

Hướng dẫn trồng cây sanh cảnh
Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu
Hướng dẫn trồng cây si cảnh
Hướng dẫn trồng cây tắc (quất )
Hướng dẫn trồng cây thủy sinh đúng kĩ thuật
Hướng dẫn trồng cây sung cảnh


(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý