Triệu chứng khi bị thai lưu cần lưu ý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng khi bị thai lưu cần lưu ý

19/04/2015 11:53 AM
431

Thai chết lưu là thai không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Hiện tượng này cần được phát hiện và can thiệp sớm. Vậy những triệu chứng khi bị thai lưu là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG KHI BỊ THAI LƯU


Tốt nhất thai được tống xuất ra ngoài trong vòng 2 ngày kể từ khi xác định thai đã chết.

* Nguyên nhân

Theo bác sĩ Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, tình trạng thai chết lưu có nhiều nguyên nhân cả ở phía người mẹ lẫn phía thai nhi.

Từ  phía người mẹ

Người mẹ bị mắc các bệnh lý mãn tính như: viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao... Mẹ mắc các bệnh nội tiết như basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận. Mẹ bị nhiễm độc thai nghén là nguyên nhân dễ gây ra thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng, nhiễm độc nhẹ nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Người mẹ bị bệnh kéo dài nhiều ngày, tình trạng ăn ngủ kém làm cho thai bị suy dinh dưỡng và chết.

Siêu âm là một trong những cách giúp xác định hiện trạng thai nhi.
Siêu âm là một trong những cách giúp xác định hiện trạng thai nhi.

Ngoài ra, những bệnh lý khác ở mẹ như nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn (giang mai), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm...) hoặc mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém. Đặc biệt, những người mẹ trên 40 tuổi mang thai, tỷ lệ thai chết lưu cao gấp 5 lần so với những người mẹ tuổi dưới 40. Dinh dưỡng kém, lao động vất vả... cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Từ phía thai nhi

Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thai dưới ba tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, hoặc đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là ở các bà mẹ trên 40 tuổi. Những thai dị dạng như não úng thủy, vô sọ, phù nhau thai cũng dễ chết lưu. Có những thai già tháng, bánh nhau vôi hóa, thai nhi không thể lấy được dưỡng khí và dinh dưỡng từ người mẹ. Hiện tượng đa thai cũng có thể dẫn đến thai chết lưu trong quá trình các thai truyền máu cho nhau. Ngoài ra, một số trường hợp, thai có những bất thường như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép... bất thường ở nhau thai, đa ối hoặc thiểu ối.

* Dấu hiệu và xử lý thai chết lưu

Khi thai chết lưu, người mẹ nhận thấy một số dấu  hiệu bất thường sau: thai không còn cử động, bụng nhỏ dần đi, vú căng và tiết sữa, âm đạo tiết ra nhiều các chất màu đỏ sẫm. Nếu thời gian thai đã chết lâu, người mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ.

Thai chết lưu không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng. Đối với thai 1-2 tháng tuổi, khi chết sẽ tự tiêu biến đi, nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn từ 3-6 tháng sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non nếu thai trên 6 tháng.

Thời gian kể từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ra ngoài ở mỗi thai phụ khác nhau. Nếu thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ tử cung phải mở hết thì thai mới có thể ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.

Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.

* Phòng tránh thai chết lưu

Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải cẩn thận trong ăn uống, không dùng các chất kích thích, như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy... Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

BAO LÂU THÌ CÓ BẦU SAU KHI THAI CHẾT LƯU

Em năm nay 26 tuổi, lập gia đình được một năm, tháng 11/2012 em có thai, vẫn đi khám thai đều đặn. Tuần 11 em đi siêu âm độ mờ da gáy là 1,6mm (bình thường), nhau bám mặt sau, nước ối bình thường.

Đến tuần 15 em làm thêm xét nghiệm tripble test, nhưng nghe tim thai không được. Sau đó bác sĩ cho em đi siêu âm để nghe tim thai lại thì kết quả là thai đã lưu. Sau đó em nhập viện xét nghiệm máu, và ngậm thuốc để lấy thai ra (sau 5 lần ngậm thai mới ra).

Khi thai ra em có đem mẫu nhau xét nghiệm nhưng chưa có kết quả (tới 4/3 có kết quả). Em xuất viện về nhà thì vẫn ra máu khoảng 8 ngày, sang ngày thứ 9 bị chóng mặt và nôn ói, truyền nước biển và uống thuốc thì thấy đỡ hơn, bác sĩ bảo em bị rối loạn tiền đình, huyết áp thấp. Em rất buồn, lo lắng và có một số vấn đề cần hỏi như sau:

- Thai đã lớn tuần sao vẫn bị lưu, trong khi ở tuần 11 và 12 em vẫn đi siêu âm và đo mờ da gáy bình thường.

- Với tiền sử thai lưu như vậy liệu lần mang thai sau có bị tương tự?

- Với tình trạng sức khỏe em như vậy khi nào có thể quan hệ và mang thai lại?

- Ở lần mang thai sau em cần làm xét nghiệm gì?

- Chế độ ăn uống lần sau có cần phải kiêng ở mức độ cao?

Khi kết hôn từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012 em đi tiêm ngừa đầy đủ như: sởi - quai bị - rubella, cúm, trái rạ và làm xét nghiệm viêm gan. Ở tuần thai thứ 9 đến 11 em bị cảm, ho nhiều, và hơi sốt, đến bệnh viện khám và uống thuốc 3 ngày thì khỏi. Em có tiền sử herpes môi, cùng với lúc em bị cảm thì có nổi herpes ở gần cổ tay. (Cam Hong)

thai1-jpg-1367037258_500x0.jpg
Ảnh minh họa: P.N.

Trả lời:

Thai chết lưu là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai ở trong tử cung mặc dù được người mẹ bảo vệ nhưng vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào.

Thai chết lưu gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những bà mẹ hiếm con.

Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân:

- Người mẹ: Mẹ bị các bệnh mạn tính như: viêm thận, suy gan, lao phổi, thiếu máu, bệnh tim, cao huyết áp. Các bệnh nội tiết như basedow, suy giáp, tiểu đường, thiểu năng hoặc cường năng tuyến thượng thận. Các trường hợp mẹ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giang mai, viêm gan, quai bị, cúm sởi. Các  bà mẹ tuổi lớn hơn 40, lao động vất vả, dinh dưỡng kém cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho thai chết lưu.

- Thai nhi: Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể là do di truyền từ bố mẹ, cũng có thể do đột biến gene trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Thai có thể bị chết do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, do thai dị dạng, não úng thủy, phù thai rau, thai già tháng, đa thai khi các thai truyền máu cho nhau thì thai cho máu dễ bị chết lưu. Vì thế có những trường hợp khi thai nhỏ siêu âm là 2 thai, khi thai lớn siêu âm chỉ thấy còn 1 thai.

- Phần phụ và tử cung: Mọi bất thường về dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn bị chèn ép, quấn cổ, quấn thân, quấn chi đều có thể khiến thai bị lưu. Tình trạng bánh rau xơ hóa, rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau, đa ối, thiểu ối cũng có thể là tác nhân. Mẹ bị dị dạng tử cung như tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển làm cho thai nhi bị nuôi dưỡng kém và bị chết lưu.

 Biểu hiện triệu chứng của thai chết lưu:

- Trước đó đã có các dấu hiệu có thai như chậm kinh, nghén, bụng to dần, thử nước tiểu có hCG dương tính, siêu âm đã thấy thai và hoạt động tim thai. Nay thấy bụng nhỏ đi, ra máu âm đạo ít một, máu đỏ sẫm hay nâu đen, thử nước tiểu thấy hCG âm tính sau khi thai đã chết được vài tuần

- Thai chết lưu trên 20 tuần có các dấu hiệu như không thấy thai cử động, 2 vú tiết sữa non, ra máu âm đạo ít gặp hơn. Bác sĩ khám không nghe thấy tim thai, siêu âm không thấy hoạt động tim thai, đầu méo mó, có thể thấy dấu hiệu 2 vòng xương sọ do da đầu của thai bị bong ra, nước ối ít hoặc hết nước ối.

Khi đã chẩn đoán xác định là thai lưu thì phải cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời chú ý điều trị chống rối loạn đông máu, chống nhiễm trùng.

Trường hợp của bạn có bị cúm và herpes ở môi lúc thai được 9 tuần cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Bạn đã siêu âm thai ở tuần 11-12 cho kết quả đo độ dày da gáy bình thường chỉ có nghĩa thai của bạn không có nguy cơ cao bị hội chứng Down chứ không có nghĩa là thai của bạn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh  thần. Với thai lưu hơn 15 tuần thì bạn cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Khi bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục là lúc bạn có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Trong thời gian ngắn vài tháng này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Trong thời gian chờ có thai lại, 2 vợ chồng bạn có thể làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân bạn có thể làm xét nghiệm định nhóm máu Rh. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.

Khi đã có thai bạn nên đi khám thai sớm ở những cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ tư vấn, giúp đỡ, đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Chúc bạn nhanh có tin vui và sinh nở mẹ tròn - con vuông.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG BẤT ỔN CUỐI THAI KỲ BẠN CẦN LƯU Ý

Những cơn đau bụng

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, sự mở rộng của tử cung sẽ gây ra áp lực với vùng bụng dưới. Thay đổi này có thể sẽ làm tăng độ giãn ra của dây chằng dẫn đến cơn đau bụng hoặc đau nhói ở bên sườn. Những cơn đau này thường xuất hiện khi bà bầu ngồi xuống hoặc đứng lên.

Những cơn đau như vậy được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hoặc đi kèm với những triệu chứng khác như
buồn nôn, sốt thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Tụt huyết áp, chóng mặt

Tụt huyết áp trong thai kỳ là chuyện thường thấy bởi khi đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột khiến cho máu lưu thông không kịp thì sẽ dẫn đến biểu hiệu chóng mặt. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng của tử cung tăng lên đáng kể gây áp lực cho tĩnh mạch chủ khiến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu tăng lên.

Để giảm thiểu tình trạng này, khi thấy có những biểu hiện như trên, mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm hoặc hạn chế sự đứng lên ngồi xuống đột ngột để giảm thiểu áp lực tới tử cung.

Những triệu chứng bất ổn cuối thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý 1
Có những dấu hiệu cuối thai kỳ cảnh báo mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Các cơn co thắt tử cung

Khoảng tháng thứ 6 – 7 trở đi, các cơn co thắt tư cung sẽ xuất hiện. Đây là hiện tượng bình thường. Hầu hết những cơn co thắt tử cung xuất hiện với cường độ nhiều hơn vào sau tuần thai thứ 30. Không chỉ tăng lên về cường độ mà thời gian các cơn co bóp này xuất hiện mỗi lần cũng dài hơn gây đau đớn. Thông thường, cứ khoảng từ 10 đến 20 phút thì những cơn co bóp này lại xuất hiện một lần.

Nhiều người còn gọi đây là hiện tượng “chuyển dạ giả”. Tuy nhiên mẹ bầu nên chú ý theo dõi và đến gặp bác sĩ để có những tư vấn hữu ích.

Phù nề và phình tĩnh mạch

Khi mang thai, lượng nước trong cơ thể người phụ nữ tăng lên. Sự tích trữ lượng nước này sẽ khiến cho ngực, các mô và chân tay bị phù nề. Hiện tượng
phù nề có thể ngày càng gia tăng theo thời gian mang thai.

Để tránh phù nề, mẹ bầu cần hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đứng lên đi lại bằng một đôi giày bệt thoải mái và mềm mại để cải thiện tình trạng bị đau chân. Nếu hiện tượng này xuất hiện trên toàn cơ thể thì mẹ bầu cần chú ý đi khám để có sự chẩn đoán đúng đắn nhất.

Ngoài ra, để tránh hiện tượng này, mẹ bầu cũng có thể ngâm chân, tay vào nước ấm để làm lưu thống máu trong cơ thể giúp giảm thiểu hiện tượng phù nề.

Khó thở, tức ngực

Sau ba tháng đầu, phụ nữ mang thai thường thấy bị khó thở, tức ngực. Để giảm bớt cảm giác khó chịu trên, các mẹ bầu nên hít sâu và từ từ thở ra. Việc này sẽ giúp cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

Để phòng tránh hiện tượng trên, mẹ bầu hãy duy trì một tâm trạng vui vẻ. Nếu cảm giác khó thở tức ngực đi kèm với phù nề nghiêm trọng thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Đi tiểu không tự chủ

Trong suốt thai kỳ, hiện tượng đi tiểu không tự chủ có thể diễn ra nhiều lần. Khi mới
mang thai, mẹ bầu cũng gặp phải phiền toái này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do bàng quang phải chịu áp lực khiến nước tiểu bị rò rỉ không kiểm soát.

Hiện tượng này thường sẽ mất đi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì cũng sẽ có những triệu chứng thế này. Việc đi tiểu ngay khi có cảm giác muốn là cách tốt nhất để giúp phòng tránh nhiễm trùng bàng quang.



Dinh dưỡng cho người bị thai lưu
Cẩn trọng với thai lưu
Triệu chứng khi bị động thai mẹ bầu cần lưu tâm
Thai lưu, khám gì cho lần mang thai sau?
Những bất thường sau khi đặt vòng tránh thai cần lưu ý


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý