Triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa gây viêm da

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa gây viêm da

19/04/2015 11:54 AM
345
Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. Chúng ta cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa gây viêm da nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG


“Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da do cơ điạ dị ứng là gì?

Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên lúc lớn tuổi. Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.

Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối vớinhững người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.

Sự khác biệt của viêm da dị ứng rải rác và chàm (eczema)

Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da trong đó viêm da dị ứng rải rác là loại thường gặp nhất. Một số dạng khác cũng có các triệu chứng tương tự. Sau đây là sơ lược một số loại chàm.

Các loại chàm (eczema).

Viêm da dị ứng rải rác:là một bệnh da mạn tính đặc trưng bởi hiện tượng ngứa, da bị viêm.

Eczema tiếp xúc: là một phản ứng khu trú bao gồm đỏ, ngứa và nóng tại vùng da tiếp xúc với dị nguyên (là chất gây dị ứng) hoặc với một chất kích thích như acid, dung dịch tẩy rửa, các loại hoá chất khác.

Eczema dị ứng do tiếp xúc : là một phản ứng đỏ, ngứa, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể xem là vật lạ như cây sơn độc hoặc một số chất bảo quản trong kem, thuốc rửa vết thương.

Eczema tiết nhờn: là một dạng viêm da chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện những mảng da vàng, đóng vảy, nhờn trên da đầu, mặt và đôi khi ở các phần khác của cơ thể.

Eczema đồng xu: những mảng hình đĩa hay hình đồng tiền trên da bị kích thích có thể đóng, bong vảy và rất ngứa, vị trí thường ở tay, lưng , mông và cẳng chân.

Viêm bì thần kinh: những mảng da đóng vảy ở đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay do một vết ngứa khu trú (như khi bị côn trùng cắn) và có thể tăng kích thích nếu gãi.

Viêm da tắc nghẽn: là một tình trạng da vùng cẳng chân bị kích thích thư��ng liên quan đến các vấn đề của hệ tuần hoàn.

Eczema loạn tiết mồ hôi: tình trạng kích thích da lòng bàn tay hay bàn chân đặc trưng bởi những bọc nước lớn gây ngứa và nóng.

Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?

Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp. Bệnh tác động như nhau ở cả nam giới lẫn nữ giới và chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp khám bác sĩ da liễu. Viêm da dị ứng rải rác hay xảy ra nhất ở nhủ nhi và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Người ta ước lượng khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.

Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.

Có khoảng 10% trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Gần 60% những trẻ nhũ nhi này sẽ tiếp tục có một hoặc nhiều triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác thậm chí khi đã trưởng thành.

Nguyên nhân của viêm da dị ứng rải rác

Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.

Thêm vào đó, nhiều trẻ bị viêm da dị ứng rải rác cũng bị sốt mùa hè và hen suyễn. Mặc dù không phải một bệnh này gây ra một bệnh khác nhưng chúng có liên quan đến nhau do đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về viêm da dị ứng rải rác.

Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?

Câu trả lời là KHÔNG. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.

Các triệu ứng của viêm da dị ứng rải rác là gì?

Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xátdo đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.

Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”. Ngứa lại là một vấn đề đặc biệt trong lúc ngủ khi khả năng kiểm soát gãi bị giảm đi và cảm giác ngứa tăng lên do mất các kích thích bên ngoài khác.

Ảnh hưởng của viêm da dị ứng rải rác lên da thay đổi theo thói quen gãi và nhiễm trùng da đi kèm. Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.

Một số nhỏ khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng. Các tính chất của da bệnh sẽ được đề cập bên dưới. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những người không bị bệnh hay bị các bệnh về da khác.

Viêm da có ảnh hưởng đến khuôn mặt không?

CÓ. Viêm da dị ứng rải rác có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt, mi mắt, lông mày và lông mi. Gãi vùng quanh mắt có thể làm thay đổi da vùng đó. Một vài người viêm da dị ứng rải rác có nhiều nếp gấp da xung quanh mắt gọi là nếp gấp trên cơ địa dị ứng hay nếp Dennie-Morgan.

Những người khác có thể có tăng sắc tố vùng mi mắt nghĩa là da vùng đó sậm màu do phản ứng viêm hay sốt mùa hè (mắt thâm do dị ứng). Gãi hay chà xát có thể cũng có thể khiến lông mày và lông mi xuất hiện những vết lốm đốm.

Loại da trong viêm da dị ứng rải rác có quan trọng không?

CÓ. Những khác biệt giữa da của những người bị viêm da dị ứng rải rác có thể góp phần vào những triệu chứng của bệnh. Lớp ngoài cùng của da là thượng bì được chia làm hai phần: phần bên dưới bao gồm các tế bào sống, ẩm ướt trong khi lớp ngoài bao gồm các tế bào đã chết, khô, bằng phẳng.

Bình thường, lớp ngoài cùngđóng vai trò như một hàng rào giữ cho phần còn lại của da khô ráo và bảo vệ các lớp khác không bị tổn thương do những chất kích thích, nhiễm trùng. Khi hàng rào này bị tổn thương hoặc mỏng đi, các chất kích thích sẽ tác động lên da mạnh hơn.

Da của bệnh nhân viêm da dị ứng rải rác mất nhiều độ ẩm trong lớp thượng bì dẫn tới rất khô và do đó làm giảm tính bảo vệ. Thêm vào đó, da sẽ rất nhạy cảm đối với các bệnh lý có tính chất chu kỳ như nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu, mụn cóc, nhiễm herpes simplex và u mềm biểu mô (một bệnh do siêu vi).

Các tính chất da trong viêm da dị ứng rải rác

“Liken hoá” hay “hằn cổ trâu”: da dày, dai do gãi hay cọ sát liên tục.

Nốt sần: những vết sưng nhỏ có thể vỡ ra khi gãi, có thể đóng vảy và nhiễm trùng.

Bệnh vảy cá: những mảng đóng vảy hình tứ giác, khô trên da.

Bệnh dày sừng nang lông: những vết sưng tròn,nhỏ thường ở mặt, cánh tay và đùi.

Tăng đường chỉ tay: gia tăng số lượng nếp da trong lòng bàn tay.

Nổi mề đay: những vết sưng đỏ thường là sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, tại thời điểm bắt đầu vùng da tổn thương, hoặc sau khi tập thể dục, tắm nước nóng.

Viêm môi: hiện tượng viêm ở trên và xung quanh môi.

Nếp Dennie-Morgan: nhiều nếp gấp da dưới mắt.

Tăng sắc tố mi mắt: mi mắt sậm màu sau phản ứng viêm hay sốt mùa hè.


 

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA


Viêm da cơ địa là một căn bệnh không xa lạ với người Việt Nam, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác. Bệnh rất dễ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thận, suy giảm chức năng thận. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tín mạng nhưng khó chữa lành, thời gian chữa trị kéo dài, hay tái phát. Viêm da cơ địa nằm trong số những bệnh chưa có cách điều trị triệt để.

Môi trường, di truyền, thức ăn và tâm lý

Viêm da cơ địa là bệnh tái phát mãn tính, gây ngứa. Thương tổn da là các sẩn lichen hóa. Người lớn và thanh thiếu niên thường thấy xuất hiện ở các vùng nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, trán vùng da quanh mắt, xung quanh mí mắt, chàm núm vú. Trẻ em thường có biểu hiện những mụn nước ở má. Khi trẻ biết bò, tổn thương hay xuất hiện ở đầu gối.

Bệnh gồm ba nguyên nhân chính là môi trường, di truyền và dị ứng thức ăn. Ôi nhiễm, bụi bặm, lông súc vật, len, lông vũ, v…v… đều có thể dẫn đến bệnh. Gene di truyền là một trong những nguyên nhân khá quan trọng. Một số thống kê cho thấy 60% người lớn bị viêm da cơ địa sẽ có con bị viêm da cơ địa. Nếu cả cha và mẹ đều bị viêm da cơ địa, xác suất con cũng mắc cơ địa chiếm 80%. Nếu cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa, khả năng con mắc chiếm 59%. Một số thức ăn như trứng, hạt dẻ, sữa bò, bột mì, cá đậu, thịt gà, v…v… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng là một điều đáng lưu ý. Những người mắc bệnh nếu luôn căng thẳng, khó chịu, gặp nhiều trắc trở trong công việc, dẫn đến stress, bệnh càng nặng và khó chữa.

Biểu hiện đa dạng

Viêm da cơ địa có nhiều biểu hiện khác nhau. Các bác sỹ không tìm được hình ảnh lâm sàng riêng biệt hoặc xét nghiệm để chuẩn đoán. Chỉ có thể dựa vào một số tiêu chuẩn đưa ra tại “Hội nghị về Tiêu chuẩn Chẩn đoán Viêm da cơ địa” ở Anh để chẩn đoán như ngứa ngáy, trẻ nhỏ tổn thương chàm ở mặt, người lớn tổn thương lichen hóa ở nếp gấp, viêm da mãn tính hoặc tái phát mãn tính, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh cơ địa (hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa).

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn phụ như khô da, vảy cá, dày đường chỉ bàn tay, dày sừng nang long, IgE/ huyết thanh tăng, dễ nhiễm trùng da (đặc biệt tụ cầu vàng, HSV), viêm da bàn tay, bàn chân, chàm núm vú, viêm môi, viêm kết mạc tái phát, nếp Nennie-Morgan, giác mạc hình chop, đục giác mạc dưới mạng bọc trước, quầng thâm quanh mắt, mặt nhợt hoặ đỏ, vảy phấn Alba, ngứa khi ra mồ hôi, không chịu được len và chất hòa tan lipid, to quanh nang lông, dị ứng thức ăn, chứng da vẽ nổi trắng, tiến triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.

Những người mắc bệnh luôn bị mặc cảm tâm lý, vì bệnh luôn gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cuộc sống, nhất là những người làm các công việc ngoại giao, môi trường tiếp xúc rộng.

Cổ điển – Lâu và khó

Bệnh viêm da cơ địa đến nay vẫn được điều trị theo hai loại gồm thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân. Thuốc điều trị tại chỗ chính là corticoid. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortisone 1–2,5%. Người lớn và thanh thiếu niên dùng hoạt tính vừa như triamciholone.

Ngoài ra còn có các loại khác như dung dịch đắp Jarish, nước thuốc tím 1/5000 (dùng cho thương tổn cấp tính, tiết dịch), thuốc ẩm da (urea 10%, petrolatum, kem chứa > 50% lactic acid, v…v… đối với vùng da khô), thuốc bong vẩy dung cho tổn thương da dày (mỡ Goudron, Ichthyol, Salicyle), FK 506 (Tacrolimus) 0,03-0,3 (rất tốt đối với viêm da dị ứng loại nặng nhưng hay gây kích ứng da, dãn mạch), Ascoycin (có tác dụng tương tự FK 506 nhưng ít độc).

Viêm da dị ứng theo điều trị thuốc toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp. Kháng sinh hay dùng là Penincilin bán tổng hợp, thế hệ một của Cephalosporin, Erythromycin, Quinolones, Minocyline (thời gian dùng 10 – 14 ngày), corticoide (nhưng loại này vì có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng trong đợt bùng phát của bệnh mà nguyên nhân có thể biết rõ (ví dụ do dị nguyên tiếp xúc).

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như thuốc điều hòa miễn dịch Interferon gamma, thymopentin, gamma globulin, cyclosporine. Riêng loại này có tác dụng phụ và đắt chỉ nên dùng với những bệnh nhân nặng. Ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát.

Phương pháp điều trị cổ điển khiến cho bệnh nhân khó chịu vì luôn phải bôi thuốc, khó khăn khi mặc quần áo. Có những loại thuốc khi bôi xong da đỏ rát. Điều quan trọng là người bệnh luôn phải gắn liền với thuốc. Ngừng thuốc, bệnh tái phát rất nhanh. Đặc biệt, chữa bệnh cổ điển gây thiếu thẩm mỹ, cản trở công việc sinh hoạt.

Hiện đại – Nhanh và dễ

Trên thế giới người ta đã sử dụng PUVA để điều trị các bệnh về da từ hơn 20 năm nay. PUVA là phương pháp sử dụng tia cực tím thông qua hai tác động chính có tác dụng chữa hiệu quả với bệnh vẩy nến. Không dừng ở đó, PUVA còn tỏ ra hữu hiệu với bệnh viêm da cơ địa và nhiều bệnh khác nữa. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cơ chế làm việc của phương pháp không độc hại, không gây phản ứng phụ PUVA.

Tia cực tím làm thay đổi kích thước của thymidine làm nghẽn quá trình nhân lên và sao chép của ADN. Vì thế, nó kháng lại quá trình tăng sinh tế bào của các bệnh lymphome da. Tia cực tím phổ hẹp (TLO1) thông qua tế bào miễn dịch (tế bào lymphoT) ức chế đặc hiệu các dị nguyên, thủ phạm gây ra các bệnh da dị ứng. Phương pháp này có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn phương pháp điều trị kinh điển.

Không phải bôi thuốc, duy trì hiệu quả lâu dài, từ 6 tháng đến 3 năm là lý do khiến ngành y trên thế giới vĩnh biệt phương pháp kinh điển để đến với phương pháp PUVA. Điều trị bệnh bằng phương pháp này, người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin vì không ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. PUVA, thực tế cho thấy, mang lại tâm lý vui vẻ cho người bệnh, một trong những nhân tố quan trong góp phần vào quá trình sớm lành bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội áp dụng phương pháp PUVA điều trị bệnh về da nói chung, và bệnh vảy nến, bệnh viêm da dị ứng nói riêng.

Phương pháp PUVA không chỉ có hiệu quả đối với bệnh viêm da cơ địa mà còn đem lại kết quả khả quan đối với các loại bệnh về da khác như vẩy nến Pelade (rụng tóc thành đám), lichen phẳng, bệnh chàm cơ địa, viêm da thần kinh, sẩn ngứa nội sinh và ngoại sinh, bạch biến, lymphomasT, v…v…


NGƯỜI VIÊM DA CƠ ĐỊA NÊN CẨN TRỌNG VỚI KHÁNG SINH

Theo TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ĐH Dược Hà Nội), đây là trường hợp dị ứng Paracetamol diễn biến nặng, rất hiếm gặp.

Bệnh nhân B bị bong tróc hết da sau khi uống thuốc Paracetamol.  Ảnh: TL.
Hội chứng Steven Jhonson

Bệnh nhi là Trần Xuân B, 8 tuổi, học sinh lớp 2 tại xã Thanh Đồng, Thanh Chương (Nghệ An) bị cảm, sốt và mẹ cháu đã tự ý mua thuốc Paracetamol về để điều trị tại nhà. Sau khi uống một viên, cháu B có biểu hiện đỏ môi, hai tiếng sau thì nổi các bỏng nước ở tay, chân. Sau đó, cơ thể da bong vẩy, lở loét, chảy nước như bỏng vôi. Các bác sỹ đã chẩn đoán cháu bị dị ứng thuốc Paracetamol (do cơ địa) hay còn gọi là hội chứng Steven Jhonson.

Điều trị tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai) có bệnh nhân Vũ D (34 tuổi) quê Hải Dương cũng bị dị ứng thuốc tới lở loét toàn cơ thể. Bệnh nhân bị viêm tai giữa và dùng thuốc Biseptol 480mg (hai viên/ngày). Sau năm ngày dùng thuốc, cơ thể bị nổi nhiều bọng nước trên da và loét vùng da trên các hốc tự nhiên. Bệnh nhân còn bị biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi.  

Bệnh nhân Hoàng Tuấn Ph, 28 tuổi, quê Thái Nguyên cũng điều trị ở Trung tâm do dị ứng với thuốc Ampicillin 250mg (bốn viên/ngày). Sau bốn ngày uống thuốc, bệnh nhân sốt cao, có nhiều bọng nước và mụn trên da. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng Steven Jhonson.

Khó có thể phòng bệnh
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 10 ca dị ứng các loại thuốc. 
Hội chứng Steven Jhonson là hội chứng cấp tính trên da và niêm mạc do thuốc. Các triệu chứng của Hội chứng này xuất hiện vài ngày hay vài tuần khi uống thuốc. Bệnh nhân bị sốt cao, mệt mỏi, khắp người nổi ban đỏ, bọng nước hoặc bị lột da. Cũng theo PGS.TS Đoàn, các thuốc có thể gây hội chứng Steven Jhonson là: Penicillin, Ampicillin, Streptomycin, Tetracylin. Hay với các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không teroid, nhóm sát khuẩn, chống lao, chống co giật.

“Qua một nghiên cứu trên 98 bệnh nhân bị hội chứng Steven Jhonson cho thấy, ngoài những trường hợp dị ứng thuốc trên còn có cả trường hợp dị ứng vitamin B1 và B6. Tuổi thường hay gặp của hội chứng này từ 20-40 tuổi. Độ tuổi trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Có đến 80% bệnh nhân dị ứng đều qua đường uống. Độ tổn thương trên da chiếm tới 60% diện tích cơ thể. Tuy nhiên, những vết lột da, tổn thương da sẽ lành khi khỏi bệnh và không để lại sẹo”, TS Đoàn cho biết.

Theo TS Hoàng Anh, hội chứng Steven Jhonson xảy ra với bất cứ loại thuốc nào và rất khó phòng tránh. Chỉ khi nào cơ thể xuất hiện phản ứng sau uống thuốc mới phát hiện ra. Nhưng đối với những gia đình có tiền sử dị ứng (như thuốc, mỹ phẩm, thức ăn), người mắc bệnh mề đay, hen phế quản… cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Đặc biệt, phải sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ, có thông báo tiền sử dị ứng. Sau khi uống thuốc có xuất hiện các triệu chứng: Loạn tiêu hóa, ban đỏ, sẩn ngứa, khó thở… cần vào khám tại chuyên khoa về dị ứng tránh trường hợp đáng tiếc.




Bé bị viêm da cơ địa
Tắm lá làm viêm da trẻ
Cách trị viêm da tiết bã nhờn nhanh khỏi
Viên da bao quy đầu chuẩn đoán và điều trị
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý