Rách đáy chậu

seminoon seminoon @seminoon

Rách đáy chậu

18/04/2015 10:40 AM
595

Đáy chậu là vùng tam giác da, cơ bắp và màng nằm ở vị trí giữa lối vào âm đạo và trực tràng. Trong lúc sanh, tổ chức tế bào căng giãn để cho đầu em bé lọt qua được âm đạo. Nếu tiến trình chuyển dạ xảy ra quá mau và cá tổ chức tế bào chưa kịp căng giãn ra một cách tự nhiên và chậm rãi, tổ chức tế bào có thể rách khi cái đầu nhô ra.

Nếu bác sĩ nghĩ là đáy chậu sẽ không căng giảm đủ để cho đầu em bé lọt qua mà không làm rách, lúc đó bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn, sau khi chích thuốc tê tại chỗ.

Cho tới gần đây, thông thường là làm thủ thuật cắt tần sinh môn, và người ta thực hiện thủ thuật này trong đa số các lần đỡ đẻ con so. Người ta cholà một vết rách liên quan tới vùng đáy chậu và cơ bắp bên dưới làm vết thương xấu và có thể nhiều chỗ yếu đi, có khả năng tạo ra khuynh hương dễ bị sa tử cung. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những chỗ rách được khâu lại lành da mau hơn và ít đau hơn là những vết cắt và thủ thuật cắt tầng sinh môn kéo theo nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và không tránh khỏi được chứng sa tử cung.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Người ta xếp loại các vết rách đáy chậu theo độ sâu và độ trầm trạong thuộc độ một, độ hai hay độ ba và bao giờ các vết này cũng được khâu lại vì chúng có khuynh hướng lành da chậm và vụng về, nhiều khi để lại những vạt da lủng lẳng. Người ta tiến hành tại chỗ và việc này cũng phải mất thì giờ, vì phải khâu trước tiên và sau đó là các cơ bắp bề mặt riêng rẽ với các lớp da và tổ chức tế bào khác. Các mũi chỉ tự tan trong vòng 5 – 6 ngày.

Tôi có thể làm được gì đáy chậu khỏi bị rách?

Các bác sĩ và nữ hộ sinh sử dụng khả năng phán đoán của họ để xem có nên thực hiện một thủ thuật cắt tầng sinh môn hay cứ để cho đáy chậu chịu đựng sức rặn. Nếu bác sĩ nói chuyện với bạn suốt thời gian chuyển dạ và đặc biệt là trong giai đoạn chuyển tiếp khi sự thôi thúc rặn đẻ nhiều khi quá lớn để có thể cưỡng lại được, các tổ chức tế bào sẽ mỏng ra một cách chậm rãi và dần dần

Điều khiển tiến trình chuyển dạ trong một tư thế thân dựng thẳng hơn cũng sẽ làm giảm khả năng đáy chậu bị rách vì việc rặn không khó khăn cực nhọc. Người ta ít thấy những vết rách của đa số các phụ nữ ở các nền văn hóa khác, trong đó tiến trình chuyển dạ và sinh đẻ diễn ra trong tư thế thân dựng thẳng lên. Bạn có thể tập những bài tập có ích có tên là bài tập Kegel trong thời gian mang thai để tập cách làm căng giãn các tổ chức tế bào đáy chậu và giúp cho vùng âm đạo căng phồng ra dễ dàng không phải cố gắng và rặn. Duy trì các bài tập sàn đáy chậu cũng giúp ích được bạn.

Các mũi khâu bao giờ cũng làm cho bạn hơi khó chịu, nên bạn hãy sẵn sàng chịu đau khi ngồi xuống đi tiểu hay đi tiêu. Bạn nên ngồi lên một cái vòng cao su và năng ngâm nước muối ấm để tránh bị nhiễm trùng và làm cho vùng này đỡ đau. Nên hong khô đáy chậu của bạn bằng máy sấy tóc và luôn thay băng vệ sinh để vùng này đừng trở nên sũng nước và ẩm ướt. Nếu bạn cảm thấy đau và bị sưng, một túi nước đá hay một băng vệ sinh ngâm nước cây phi có thể làm giảm đau. Cảm giác khó chịu có thể lưu lại hàng tuần và ngăn cản giao hợp.

CÁC TƯ THẾ THÂN DỰNG THẲNG

Tư thế ngồi chồm hỗm làm cho các khớp xương vùng chậu mềm dẻo hơn, làm giảm đau lưng và khiến cho các cơ bắp đùi và lưng mạnh hơn.

Ngồi xổm nửa chừng:

Tay vịn vào một vật vững chắc, hãy hạ thấp thân xuống sao cho trọng lực mỗi lần dựa vào một bên chân

Tập ngồi xổm:

Bạn hãy đứng thẳng lưng tựa vào tường và trượt xuống trên một cái gối

Ngồi xổm hẳn:

Bạn hãy giữ lưng cho duỗi thẳng, và ngồi xuống càng thấp càng tốt. Hãy cố gắng để cho hai gót chân bạn sát nền đất. Tì cúi chỏ sát vào đùi làm gia tăng thế căng giãn.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý