Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

19/04/2015 12:10 PM
4,361

Nếu bạn phát hiện bất kỳ cái nào trong những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ sau đây ở bạn và người quen thân, đừng xem nhẹ và bỏ qua nó mà hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị kịp thời.



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MẤT TRÍ NHỚ


Giảm trí nhớ. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ. Người mắc chứng hay quên thông thường có thể quên tên một người hàng xóm nhưng vẫn nhận ra người đang nói chuyện với mình là hàng xóm. Trong khi đó, người bị mất trí nhớ sẽ quên cả tên hàng xóm lẫn bối cảnh xung quanh.

Làm những việc quen thuộc một cách khó khăn. Bệnh nhân mất trí nhớ thường khó hoàn thành các công việc hằng ngày, chẳng hạn họ có thể rất bối rối khi phải mặc quần áo, chuẩn bị một bữa ăn hay thực hiện một cuộc gọi điện thoại.

 Dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ
Chứng hay quên; hay lo lắng, kích động bất thường... đều có thể là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ - Ảnh: Shutterstock

Gặp khó khăn về ngôn ngữ. Thỉnh thoảng chúng ta có thể khó tìm ra từ thích hợp khi nói chuyện, nhưng người bị mất trí nhớ thường quên những từ đơn giản hoặc sử dụng từ thay thế khác thường, khiến lời nói hoặc câu viết của họ trở nên khó hiểu.

Mất phương hướng thời gian và địa điểm. Chúng ta đôi khi quên ngày trong tuần hoặc địa chỉ đang ở, nhưng những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm.

Khả năng đánh giá kém. Bệnh nhân mất trí nhớ có thể ăn mặc khác thường, ví dụ, mặc nhiều áo quần vào những ngày ấm nhưng lại mặc ít quần áo vào những ngày giá lạnh.

Không thể tập trung. Người bệnh thường cảm thấy rất khó khăn để dõi theo một cuộc trò chuyện; hoặc không hề chú tâm vào việc thanh toán hóa đơn.

Đặt vật dụng sai chỗ. Ai cũng có thể tạm thời để ví hoặc chìa khóa không đúng chỗ, nhưng người mắc chứng mất trí nhớ có thể đặt các vật dụng ở những nơi bất thường, như đặt bàn ủi trong tủ lạnh hoặc để đồng hồ đeo tay trong chén đường.

Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi. Mọi người thỉnh thoảng có thể thay đổi từ buồn bã sang ủ dột, nhưng một người mắc chứng mất trí nhớ có thể thay đổi tâm trạng thất thường mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.

Thay đổi tính cách. Người bị chứng mất trí nhớ có vẻ khác thường trong cách cư xử so với chính mình như mọi khi. Họ có thể trở nên hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại.

Thụ động. Đôi lúc chúng ta bị mỏi mệt vì việc nhà, hoạt động kinh doanh hoặc các nghĩa vụ xã hội. Nhưng người bị mất trí nhớ có thể trở nên rất thụ động, xem ti vi hàng giờ, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc không thực hiện những hoạt động bình thường của mình.


NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH MẤT TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI TRẺ

 
Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần: Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý; bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ, bệnh làm cho biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy giảm, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.
 
Sau chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não (CTSN) là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Hậu quả của CTSN rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. Rối loạn tâm thần do CTSN bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của CTSN, thời gian tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường là sau 6 tháng bị CTSN.
 
Do các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD…
 
Do nhiễm độc: Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài. Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như: nhân cách, thể tạng, sức đề kháng…
 
Do nghiện rượu và thuốc phiện: Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Người nghiện thuốc phiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí nhớ.

 
Do stress: Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những nguyên nhân gây stress ở người trẻ là áp lực học tập. Nhiều trường hợp do bố mẹ đòi hỏi quá mức kết quả học tập ở con cái so với khả năng mà chúng có thể đạt được hoặc sự ngộ nhận về năng lực học tập của con em mình.
 
Do rối loạn phân ly: Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ.
 
Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. CPTTT không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.
 
Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.
 
Trên đây là một số bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến trí nhớ (và trí tuệ nói chung) của người trẻ. Để điều trị chứng suy giảm trí nhớ cần điều trị bệnh chính gây nên tình trạng này. Một số thuốc có thể dùng: vitamin nhóm B, các thuốc dưỡng não như: nootropin, duxil, tanakan, gliatilin… Ngoài ra, tâm lý liệu pháp, thể dục, thư giãn là hết sức quan trọng.
 

CÁCH HAY ĐỂ CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

Bất cứ ai cũng có thể cải thiện trí nhớ của mình. Chúng ta đều có thể đạt được khả năng nhớ một khối thông tin lớn nhờ vào quyết tâm rèn luyện và sự kiên nhẫn.

Nhiều người lớn tuổi than phiền rằng họ mau quên. Họ lo lắng rằng tình trạng này sẽ dẫn tới trí nhớ giảm dần rồi mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Điều này cũng có thể xảy ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu cố gắng cải thiện.

Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi chủ yếu là giảm về trí nhớ trong công việc. Nó bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài. Nguyên nhân là do số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh suy giảm.

Chúng bắt đầu giảm dần khi ta được 20 tuổi và khi tuổi càng lớn, sự suy giảm càng nhiều hơn. Bạn có thể nghĩ khá lâu mới nhớ được tên một người bạn, quên nay một việc mình định làm, tìm không thấy đồ vật mình vừa đặt xuống, không nhớ mình đã làm việc đó chưa, quên tên của khách hàng mình mới gặp hôm qua… nhưng ở một thời điểm khác bạn có thể nhớ lại. Cảm giác không nhớ được thật là khó chịu.

Người thân sẽ cho rằng bạn là người lề mề, chậm chạp. Cũng có những người chỉ cần nhìn vào một trang sách là nhớ vĩnh viễn những gì in lên đó và chẳng bao giờ quên, ngay cả những chi tiết nhỏ.

Người có trí nhớ chính xác như chụp hình như thế này rất hiếm. Phần lớn đều phải dựa vào các phương pháp trợ giúp trí nhớ. Điều đáng mừng là bất cứ ai cũng có thể cải thiện trí nhớ của mình. Chúng ta đều có thể đạt được khả năng nhớ một khối thông tin lớn nhờ vào quyết tâm rèn luyện và sự kiên nhẫn.

Dưới đây là những chỉ dẫn giúp các bạn đạt được kết quả như trên, bạn có thể duy trì trí nhớ minh mẫn theo 9 hoạt động sau:

1. Rèn luyện trí óc

Cách rèn luyện là luôn học tập những kỹ năng mới, ví dụ như:

- Chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.

- Tạo thú vui mới như trồng cây, chạy xe đạp, vẽ tranh, cắm hoa…

- Tình nguyện làm các công việc xã hội.

- Đọc sách, báo, xem tivi để theo dõi tình hình trên thế giới và trong nước

2. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp làm chậm quá trình lão hóa các giác quan. Làm cho giác quan tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và não lưu giữ thông tin lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

3. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nên ăn xanh, ăn sạch. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Hạn chế chất béo và tránh ăn khuya.

4, Không uống rượu

Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

5. Chống stress

Khi bị stress, não sẽ phóng thích ra các nội tiết có thể gây tổn thương não. Stress kéo dài có thể làm bạn lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ. Hãy nghỉ vài phút khi thấy quá căng thẳng, hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy căng thẳng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc, đặt ra mục tiêu cụ thể và đúng mức cho mỗi ngày, và thậm chí phải cắt bỏ bớt công việc.

6. Bảo vệ đầu của bạn

Chấn thương đầu có thể gây tụ máu trong não hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Hãy bảo vệ đầu bạn khi chơi thể thao và đặc biệt phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe máy.

7. Ngưng hút thuốc

Tên bạn sẽ được thêm vào danh sách người mất trí nhớ nếu bạn còn hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị Alzheimer gấp 2 lần người không hút thuốc. Hãy dừng hút thuốc lại.

8. Tổ chức công việc khoa học

Bạn hãy tập thói quen tổ chức công việc khoa học để có thể tập trung tốt hơn khi tiếp nhận thông tin mới. Bạn hãy thử các phương pháp sau:

- Dụng cụ cá nhân cần thiết như chìa khóa, mắt kính… phải được đặt ở đúng một nơi trong nhà

- Sử dụng phương tiện nhắc nhở như sổ lịch hẹn, điện thoại hẹn nhắc nhở, danh bạ điện thoại có từ mục dễ tra cứu.

- Liệt kê công việc cụ thể và đếm tổng số công việc cần làm, ghi vào sổ ghi nhớ.

9. Tăng cường sự tập trung

Khi bạn tập trung tốt và tập luyện để sự tập trung trở thành thói quen, trí nhớ sẽ trở lại với bạn. Phương pháp tập luyện gồm 4 bước: Quan sát – Liên kết – Học thầm – Nhớ lại.

Ví dụ, bạn đặt chìa khóa xuống, bạn hãy quan sát động tác mình làm, quan sát vị trí chìa khóa nằm trên bàn và liên kết chìa khóa với một vật dụng dễ nhớ đã có sẵn trên bàn như bình hòa, đèn bàn… đồng thời bạn hãy đọc thầm nhiều lần “chìa khóa để cạnh bình hoa”.

Như thế, khi bạn cần tìm chìa khóa, trong đầu bạn sẽ xuất hiện lại hình ảnh những vật dụng bạn đã quan sát, câu nói bạn đã thầm đọc và cuối cùng nó sẽ liên kết với chìa khóa bạn đang tìm.
 

NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

Căn cứ vào quá trình chuyển hóa, có thể chia thực phẩm thành 2 nhóm: thực phẩm có tính tính kiềm và thực phẩm có tính axit.

Thực phẩm tính axit

Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa, các loại đậu và ngũ cốc). Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốt pho, clo…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axit. Các thực phẩm này kết hợp với các thực phẩm tính kiềm sẽ giúp duy trì độ cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể.

Thực phẩm tính axit mạnh: thịt bò, lợn, gà, cá thu, cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mỳ, pho mát, ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy, bia, các loại rượu…

Thực phẩm tính axit yếu: trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla…

Thực phẩm tính kiềm

Là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm.

Thực phẩm tính kiềm mạnh: trà, cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, khoai môn, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, cà phê, rượu nho…  

Thực phẩm tính kiềm yếu: đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngó sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào…

Chúng ta đều biết, khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axit. Việc ăn các thực phẩm tính axit trong thời gian dài cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axit. Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axit.


Thói quen tốt cho trí nhớ
Biện pháp tăng cường trí nhớ tốt
Điều trị suy giảm trí nhớ
Những thức ăn làm giảm trí nhớ trầm trọng
Làm sao để cải thiện trí nhớ hiệu quả


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin chao bac si con ten tran thi yen ljnh nam nay 16 tuoi thua bac si con thuong hay dau dau keo dai rat lau va ko nho gi trong luc dau dau ca rui con giong nhu la nguoi ko hon con kjong nho va thuong hay met moi vo khi tuc gian vo co con co nhung chui chung hay khac vs chjnh mjh thua bac si co cach nao de nho lai hoan toan ko hak bac si
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý