Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

19/04/2015 12:10 PM
237

Thường một số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra bất ngờ trên một người từ trước đến nay vẫn bình thường. Còn một nửa xảy ra trên những người đã có nhồi máu cơ tim cũ hoặc có những cơn đau thắt ngực. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim.



NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM


Chẩn đoán nhồi máu cơ tim theo Tổ chức Y tế Thế giới phải có ít nhất hai trong ba tiêu chuẩn sau:

  • Cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành.
  • Biến đổi trên điện tâm đồ.
  • Tăng một số men tim.

Trong bài viết này chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những triệu chứng mà bạn có thể phát hiện ra trước khi đến gặp bác sỹ. Còn dấu hiệu về sự biến đổi trên điện tâm đồ và tăng một số men tim chúng tôi không đề cập trong bài viết này.

Cơn đau ngực

Về tính chất của cơn đau, vị trí đau, hướng lan… những cơ đau ngực trong nhồi máu cơ tim thường khác với các cơn đau thắt ngực thông thường. người bệnh thường lo lắng hoảng hốt.

725257 Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Cơn đau ngực trong nhồi máu cơ tim có những đặc trưng riêng. Hình ảnh minh họa.

Cường độ cơn đau khác hẳn, cơn đau thường ngắn, ngậm nitroglycerid chỉ giảm không đáng kể. các cơn đau thường liên tiếp, đau như chẹn lấy ngực, như có người chẹn ngang cổ không thể nào thở được, đau vã mồ hôi có khi phải kêu to.

Có người thấy đau tại một điểm vùng ngực trái, có người thấy đau sau xương ức, không ít người nhận biết được chỉ đau ở vùng trước tim, nhưng lại có người mô tả đau toàn bộ vùng ngực cả trái lẫn phải. tuy nhiên gần như thống nhất là đau dữ dội đến nỗi cảm giác sắp chết đến nơi nếu không đuwocj vào viện.

Hướng lan tỏa cũng đặc biệt. trong trường hợp điển hình thường đau lan lên bả vai trái, cánh tay, cẳng tay và các ngón của bàn tay trái nhất là ngón út… đây là những nét rất riêng về hướng lan. Dựa vào đó người ta có thể phân biệt được các cơn đau ngực do viêm dây thần kinh liên sườn, đau thành ngực, đau do dày dính màng phổi cũ, đau do hội chứng vùi lấp… như vậy đau ngực không chỉ đơn thuần là do nhồi máu cơ tim.

Khác cơn đau thắt ngực thông thường, trong nhồi máu cơ tim cơn đau thường kéo dài quá 15 phút. Ngừng gắng sức và dùng thuốc nitroglycerid ít có tác dụng, nếu có chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Tóm lại cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim thường có các tính chất sau:

  • Cường độ đau lớn hơn.
  • Thời gian kéo dài hơn.
  • Ngừng gắng sức và thuốc giãn mạch không có tác dụng cắt cơn đau; thậm chí có những người dùng cả dolargan, morphin cũng không cắt được cơn đau.

Triệu chứng tiêu hóa

Đồng thời với đau thắt ngực thì buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường gặp. Những trường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới hay thấy đầy bụng, chướng hơi, bí trung tiện, đau thượng vị, có khi nấc liên tục. Có những người nhôig máu cơ tim đau vùng thượng vị dữ dội và có thể nhầm sang bệnh thủng dạ dày. Có những người lại mang đầy đủ triệu chứng của viêm ruột thừa tuy nhiên rất may mắn là những trường hợp này không nhiều.

Tụt huyết áp

Hầu hết những người bị nhồi máu cơ tim bao giờ huyết áp cũng thấp hơn. Tình trạng này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, song cũng có trường hợp đến hơn 1 năm, sau đó huyết áp tăng dần lại. Và đã có vài trường hợp trở lại tăng huyết áp cho người tăng huyết áp trước khi bị nhồi máu cơ tim.

725258 Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Tụt huyết áp và buồn nôn là những triệu chứng có thể gặp. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Sốt:

Thường gặp ở người nhồi máu cơ tim giờ thứ 12. Sốt cao 38 – 390C; số ít bệnh nhân có rét run giống sốt rét cơn. Có một điều chắc chắn rằng nếu sốt càng cao, thời gian kéo càng dài thì tiêng lượng bệnh càng nặng.
 

CÁCH XỬ TRÍ NHỒI MÁU CƠ TIM

Đó là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử.

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Tuy nhiên, những người trẻ hơn cũng có thể bị tai biến này. Ngoài yếu tố tuổi tác, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim:

- Từng bị nhồi máu cơ tim hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành.

- Bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi; mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh này trước 65 tuổi.

- Có một trong các bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, béo phì.

- Hút thuốc lá.

- Ít hoạt động thể lực.

Về triệu chứng nhồi máu cơ tim, người ta thường nghĩ đến hình ảnh một người đột ngột ôm ngực kêu đau dữ dội và ngã xuống. Nhưng thực ra, nhiều bệnh nhân chỉ bị một cơn đau ngực nhẹ ở giữa xương ức và triệu chứng này có thể nhanh chóng qua đi, khiến người bệnh cho là bình thường. Những dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu nhồi máu cơ tim:

- Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.

- Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.

- Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.

- Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như "trời sắp sụp".

Tuy chứng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nhưng nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)?

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.
 

ĐIỀU TRỊ VÀ ĐỀ PHÒNG TÁI PHÁT BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM


Hỏi:Chị tôi bị bệnh nhồi máu cơ tim. Xin chỉ cho cách điều trị, thời gian điều trị, điều trị ở đâu và chi phí hết khoảng bao nhiêu? Trong thời gian chờ để được điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý? (Nguyen Thi Thuy)

Đáp:Đã được chẩn đoán là bệnh nhồi máu cơ tim thì cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện để được điều trị tại một khoa hồi sức tích cực chuyên sâu về tim mạch, bởi tử vong do nhồi máu cơ tim cao nhất trong vòng 2 giờ đầu sau những triệu chứng đầu tiên, tỷ lệ này có thể giảm nhiều nhờ việc đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời.

Triệu chứng của bệnh này là khi có các dấu hiệu như đau ngực trái dữ dội có chiều lan xuyên lên vai (thường là vai trái), dọc xuống tay (trái), kèm theo mạch nhanh, huyết áp tụt, cho ngửi các thuốc giãn mạch như nitroglycerin không đỡ; có thể có các triệu chứng kèm theo như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, vã mồ hôi, đánh trống ngực... Tuy nhiên cũng có thể nhồi máu cơ tim mà không có đau thắt ngực, do vậy việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim ngoài triệu chứng đau thắt ngực kéo dài cần làm thêm xét nghiệm đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm các men tim trong máu và được thăm khám trên lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Các nhà chuyên môn sẽ tùy theo nhồi máu cơ tim cấp thuộc nhóm có nguy cơ cao hay thấp mà tiên lượng và có hướng xử trí khác nhau.

Bệnh nhồi máu cơ tim nhất thiết phải được điều trị tại cơ sở hồi sức tích cực và có chuyên khoa sâu về tim mạch, bởi tử vong do nhồi máu cơ tim thường là do loạn nhịp tim và suy tim. Do đó việc phát hiện nhanh và xử trí kịp thời các loạn nhịp thất và suy tim sẽ làm giảm tử vong ở bệnh lý nguy hiểm này. Các công đoạn trong điều trị cũng rất phức tạp và đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời bao gồm:

- Điều trị trước mắt: giảm đau bằng các thuốc chống co thắt, morphin, liệu pháp oxy (cho bệnh nhân thở oxy).

- Đảm bảo sự cung cấp máu trở lại: làm tan các cục máu đông, chụp động mạch vành, nong động mạch vành hay làm cầu nối khi có chỉ định.

- Các biện pháp làm giảm kích thước ổ nhồi máu.

- Điều trị chống đông và chống vón tiểu cầu.

- Điều trị các biến chứng như: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, biến chứng về rối loạn huyết động, thiếu máu cơ tim cục bộ và nhồi máu thứ phát, biến chứng màng ngoài tim sau nhồi máu và cuối cùng là phục hồi chức năng.

Tóm lại điều trị nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu, bệnh nhân nên được theo dõi điều trị tại khoa hồi sức tim mạch, nhất thiết phải có đường cho thuốc qua tĩnh mạch, phải theo dõi điện tim liên tục và có nhân viên y tế chuyên khoa theo dõi để chẩn đoán được các loạn nhịp tim, suy tim và các biến chứng; bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế tối đa số người thăm hỏi. Thời gian điều trị và chi phí phụ thuộc vào việc cấp cứu ban đầu (có đưa người bệnh đến viện kịp thời không, có biến chứng chưa…).

Về chế độ ăn uống, phải tuân thủ chế độ ăn bệnh lý được qui định, thường vào ngày đầu sau khi nhồi máu nên ăn loãng hoặc mềm, sau đó là chế độ ăn nhạt, ít cholesteron, tuyệt đối không dùng cà phê và thuốc lá, bia, rượu cũng như các đồ uống nóng, lạnh.

Do tính chất đặc biệt nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim nên người bệnh đã có nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì nên đến bệnh viện có khoa hồi sức tim mạch gần nhất càng sớm càng tốt.

Ở đây chỉ có thể hướng dẫn bạn về một số vấn đề trong việc phòng bệnh tái phát sau nhồi máu như làm giảm các yếu tố nguy cơ: bỏ thuốc lá, cai nghiện cho những người nghiện thuốc, tránh dùng bia, rượu, cà phê và các đồ uống kích thích; điều trị triệt để các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu; có các buổi tập thể dục tại các cơ sở hay trung tâm phục hồi chức năng.


Tập thể dục cho người bị bệnh tim
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim

Người bị bệnh tim có nên sinh con?

Bệnh Tim bẩm sinh ở người lớn

Bệnh suy tim ở người cao tuổi



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý