Triệu chứng của bệnh trầm cảm

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh trầm cảm

19/04/2015 12:19 PM
271

Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trầm cảm có thể bị sa sút tâm thần, mất định hướng, mất khả năng phán đoán...Dưới đây là các triệu chứng của bệnh trầm cảm.


 

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM


Căn bệnh này có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian – thời gian, mất khả năng phán đoán và làm việc độc lập. Có thể phát hiện sớm bệnh trầm cảm qua một số triệu chứng lâm sàng.

Bạn hãy tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý để khám và điều trị kịp thời nếu có 5 trong 9 dấu hiệu dưới đây:

1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền.

2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.

3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng).

4. Khó ngủ hoặc mất ngủ.

5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.

6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.

7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).

8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định.

9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.
 

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM


Các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm
 
Các thuốc được sử dụng phổ biến là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Thuốc phát huy tác dụng chậm, thông thường phải sau khoảng hai tuần thuốc mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần, vì vậy điều trị thuốc phải kiên trì, nhất là trong 1, 2 tuần đầu. Rất nhiều người bệnh khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà các triệu chứng chưa cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc thường bỏ thuốc và không điều trị tiếp. Chính vì vậy mà bệnh không khỏi.
 
Đối với loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) tác dụng phụ hay gặp nhất là có thể gây ra nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, gây khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn chức năng tình dục và bệnh nhân có thể có xuất hiện nhìn mờ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng an dịu, gây ngủ. Đây là một tác dụng tốt vì phần lớn bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ.
 
Loại thuốc chống trầm cảm SSRI là những thuốc mới, ít tác dụng phụ hơn đối với hệ tim mạch nhưng cũng có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý là gây tăng cân, nhất là đối với phụ nữ. Thuốc này còn có tác dụng trên chức năng tình dục, làm mất khả năng cương cứng dương vật và làm giảm khả năng tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân thường bỏ điều trị. Khi gặp các tác dụng phụ này, bệnh nhân phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.
 
Dùng thuốc như thế nào?
 
Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 - 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…
 
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.
 
Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ… Bệnh này dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người như học tập, giao tiếp, công việc… Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:
 
+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
 
+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
 
+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
 
+ Không nên ngưng việc.
 
+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
 
+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
 
Thời gian điều trị
 
Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.
 
Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.
 
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.
 
Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được.
 

NHỮNG THÓI QUEN KHIẾN BẠN DỄ MẮC BỆNH TRẦM CẢM


Thiếu tự tin về bản thân mình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm!

Bệnh trầm cảm là do sự mất cân bằng các yếu tố hóa học của não bộ, đặc biệt là do giảm sản sinh các nơron thần kinh có nhiệm vụ truyền thông tin (serotonin, dopamine...) gây ra. Nguyên nhân có thể bạn đã biết, tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo những thói quen hàng ngày cũng không ngoại lệ khi tình trạng tinh thần u uất càng trở nên trầm trọng.

Cảm xúc tiếc nuối và hổ thẹn khắc sâu: Những gì mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội giành chiến thắng thường thấy tiếc nuối. Nếu càng ngập sâu trong sự tiếc nuối đó khiến tâm trạng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng không tốt đến thành quả của nhiều công việc khác. Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng vượt qua chính mình, đối diện với những thất bại và sai lầm để không cảm thấy tiếc nuối.

Cau có, khó chịu: Bản tính như vậy sẽ khiến bạn rơi vào tình thế cô lập không chỉ ở nhà mà cả ở cơ quan hay thậm chí ngoài xã hội. Bạn cảm thấy không hài lòng và rất khó chịu khi ai đó không vừa ý bạn, hay chính việc bạn làm cũng không vừa ý mình.

Chính điều này về lâu dài sẽ khiến bạn trở thành con người của bạo lực, mối nguy cho các tình huống trong cuộc sống hạnh phúc gia đình. Để ngăn ngừa lối sống như vậy, bạn hãy chọn cho mình một hình thức giải trí đơn giản như đi xem phim, picnic, hay hát karaoke cùng bạn bè xả stress, tránh được việc bị trầm cảm.

5 thói quen khiến bạn mắc bệnh trầm cảm - 1

Ganh tị với người khác cũng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm (Ảnh minh họa)

Sống trong quá khứ: Dù quá khứ có đẹp đến thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể ngồi mỉm cười với những điều đó hay “gặm nhấm” từng nỗi đau mà mình đã  trải qua. Nó sẽ rất tệ hại và chỉ biến bạn thành một kẻ thua cuộc. Hãy học cách sống bỏ qua những quá khứ đau buồn, tự tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm đã qua, sống với thực tế và có trách nhiệm với những gì đang chờ đón bạn.

Tự ti: Những ai sở hữu tính cách tự ti thường cho rằng mình luôn yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi trội so với người khác, tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Từ những nhận thức sai lệch như vậy khiến họ trở nên thụ động, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc vì sợ thất bại, sợ chịu trách nhiệm. Và chắc chắn điều này sẽ khiến bạn trở nên cô lập, thiếu sự hoạt động nhóm và lâm vào những nguy cơ mắc bệnh về thần kinh, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Ganh tị hay so sánh: Việc so sánh chỉ đúng trong trường hợp là giá trị hiện thực mà bạn đang có với những gì bạn chưa làm được hay đạt được trong quá khứ, nhưng không nên thường xuyên làm điều này vì sẽ dẫn đến sáo rỗng. Một điều quan trọng nữa bạn nên chú ý là đừng so sánh mình với người bạn thân nhất hay với một số người thân và cũng không nên ganh đua với người khác theo kiểu ăn thua để rồi kết cục sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu thường xuyên ganh tị với ai đó thì bạn sẽ tạo thành một vỏ bọc bao quanh mình là tính tự ti, ghen tị và ngại giao tiếp.

 

ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ CĂNG THẲNG, TRẦM CẢM?


Bạn bị trầm cảm, căng thẳng, hay lo lắng... Bạn có thể đối phó bằng một chế độ ăn uống cân bằng.

Hiện nay chế độ ăn uống đã trở thành một giải pháp cho tất cả các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Thay vì dùng thuốc tại sao bạn không kiểm soát tâm trạng của bạn bằng thực phẩm tự nhiên? Ăn uống đúng và tránh các loại thực phẩm nhất định có thể giúp bạn đối phó với trầm cảm, căng thẳng và lo âu.

Tình trạng căng thẳng
 

Do căng thẳng, não dễ bị tổn thương, oxy hóa có thể dẫn đến giảm chức năng não. Đủ chất chống oxy hóa không chỉ có não mà các cơ quan khác như tim, thận và gan cũng được bảo vệ. Ăn đủ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa làm chậm sự suy giảm nhận thức và chức năng của não. Tiêu thụ 3-5 phần trái cây tươi hàng ngày. Đó là một nguồn giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, carotenoids và chất xơ.

Tránh uống dư thừa cà phê, trà hay các đồ uống có caffeine. Caffeine vượt quá làm tăng mức độ căng thẳng. Uống quá nhiều trà hay cà phê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng mức độ căng thẳng cho ngày hôm sau. Bạn có thể chuyển sang trà xanh giàu chất chống oxy hóa và flavanoids. Một cốc trà xanh có thể làm cho tinh thần của bạn tốt hơn.

Tình trạng trầm cảm

Dùng hai khẩu phần cá béo mỗi tuần, khoảng bảy quả óc chó một ngày (nó giàu axit béo Omega 3). Các axit ảnh hưởng đến các con đường dẫn truyền thần kinh trong não. Nếu bạn bị trầm cảm, ăn các loại hạt, hạt có dầu, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít chất béo là những thực phẩm giàu selen làm giảm nhẹ bệnh trầm cảm. Nghèo chức năng thượng thận, nồng độ cholesterol quá thấp và thiếu muối thường bị bỏ qua đó là một nguyên nhân có thể gây ra trầm cảm và mệt mỏi. Để cải thiện các chức năng thượng thận, ăn thực phẩm giàu vitamin B3 như giá đỗ, đậu lăng, thịt gà và trứng, hoặc các loại thực phẩm giàu Vitamin C và A như bông cải xanh, chuối, cà rốt và dưa hấu.

Thuốc chống trầm cảm tự nhiên là phenylethylalanine - một axit amino được tìm thấy trong quả táo, hạnh nhân, cà rốt.

Ăn gì để không bị căng thẳng, trầm cảm? - 1
Tránh uống dư thừa cà phê, trà hay các đồ uống có caffeine (ảnh minh họa)

Hiếu động thái quá, mất tập trung

Rối loạn thiếu chú ý hiếu động thái quá" (ADHD) là một rối loạn tâm lý hành vi thường gặp ở trẻ em. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ em hiếu động, có thể làm tăng hoặc giảm tình trạng "lăng xăng" của trẻ. Đây là lý do tại sao các bậc cha mẹ đang tìm kiếm một chế độ ăn uống hữu ích cho các quí tử "siêu quậy" của mình.

Ở trẻ hiếu động, năng lượng trong cơ thể thường ở mức dư thừa dẫn đến việc bé phải hoạt động quá mức để tiêu hao bớt năng lượng. Bạn cần tránh cho trẻ ăn uống quá độ, duy trì chế độ cân bằng và khỏe mạnh. Những giải pháp ăn uống sau có thể giúp kiểm soát tính hiếu động một cách hiệu quả: Thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, cá, sữa, lòng trắng trứng và đậu nành; Hạt lanh và dầu từ loại hạt này chứa nhiều chất béo omega-3, giúp bình ổn tính hiếu động và kích thích năng lực tập trung cũng như khả năng tiếp thu của trẻ. Bạn có thể thêm một vài muỗng cà phê dầu vào bột khi chế biến món bánh mì hoặc món xà lách trộn để trẻ thêm ngon miệng

Ngoài ra, các loại thực phẩm giúp duy trì năng lượng lâu dài cho cơ thể khi hoạt động nhiều hay chơi thể thao. Rau lá xanh rất tốt cho trẻ, trái cây và các chế phẩm chứa nhiều canxi...

Ăn gì để không bị căng thẳng, trầm cảm? - 2
Sự lo lắng và hiếu động thái quá phải tránh đường, đồ uống có đường (ảnh minh họa)

Trẻ tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia dễ dẫn đến suy nhược, hiếu động, nhức đầu, dị ứng… bởi những hóa chất gây hại cho sức khỏe. Bạn nên tránh những loại thực phẩm sau cho trẻ: Nước xô đa, thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo, sữa chế biến sẵn và một số chế phẩm từ sữa nhiều chất béo, chocolate, thực phẩm khô và thực phẩm đóng gói sẵn; Thực phẩm chứa màu nhân tạo như kem, ngũ cốc, kẹo…; Chế phẩm từ lúa mì, loại không được chế biến từ lúa mì nguyên cám; Thực phẩm chứa phụ gia làm ngọt nhân tạo tác động đến chức năng hoạt động của thần kinh, tâm trạng và gây thay đổi hành vi ở trẻ.

Tình trạng lo âu và hiếu động thái quá

Sự lo lắng và hiếu động thái quá phải tránh đường, đồ uống có đường và tinh bột tinh chế khi lượng cao của các carbs đường hoặc tinh chế liên quan đến lo hãi hoặc hiếu động thái quá. Nghèo chế độ ăn uống có tác dụng về mức độ tập trung. Sôcôla là thực phẩm tâm trạng tốt khi một người cảm thấy thấp hoặc căng thẳng.

Các nghiên cứu đã, trên thực tế, cho thấy sô cô la đen chứa nhiều flavanoids và có tác động cải thiện tình trạng trên. Tuy nhiên, sô cô la có chứa chất béo và đường do vậy không nên lạm dụng nó như là một phương thuốc được điều trị.



Bệnh trầm cảm khi mang thai
Bệnh Trầm Cảm ở trẻ em
Bệnh Trầm Cảm ở Nam giới
Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh
Làm sao để hết bệnh trầm cảm

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý