Cách chăm sóc răng miệng cho bé an toàn, đúng cách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc răng miệng cho bé an toàn, đúng cách

19/04/2015 12:19 PM
316

Cách chăm sovd răng miệng cho bé an toàn, đúng cách. Trẻ em là đối tượng chưa ý thức đầy đủ về chăm sóc sức khỏe răng miệng, nên thường gặp nhiều vấn đề về răng. Ở độ tuổi 6 đến 8 tuổi, tức là 4 đến 6 năm sau khi đủ hàm răng sữa, thống kê cho thấy đã có tới 85% trẻ em bị sâu răng.




Chăm sóc răng miệng trẻ em như nào?

Ai cũng luôn mong muốn bé yêu của mình có được hàm răng chắc khỏe, trắng bóng và biết cách tự vệ sinh răng miệng. Trong khi đó, cuộc sống bộn bề khiến chúng ta có ít thời gian dành cho bé yêu, đôi khi chưa quan tâm và chăm Cách chăm sóc đúng mức răng miệng cho bé.

Theo các chuyên gia về răng – hàm – mặt tại Nha Khoa Quốc Tế Việt Đức cho biết: Các vấn đề răng miệng của trẻ em thường do những thói quen khi còn nhỏ gây ra như mút ngón tay, mút môi, tật đẩy lưỡi, nghiến răng, v.v. …. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng người lớn (vĩnh viễn), tuy nhiên, chúng ta cần giữ cho răng sữa của trẻ luôn luôn chắc khỏe – đây là một yếu tố rất quan trọng để cho răng vĩnh viễn có chỗ mọc. Sức khỏe răng miệng cũng là sức khỏe tổng thể của trẻ em.

Sâu răng bị ảnh hưởng do lối sống, như thực phẩm các em ăn hàng ngày, cách chăm sóc răng miệng, nồng độ chất Fluoride có trong nước và kem đánh răng. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc răng của trẻ em có dễ bị sâu hay không.

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ mô cứng của răng.

Cấu trúc của răng là một trong yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh sâu răng. Nếu răng có khiếm khuyết về cấu trúc dẫn đến nguy cơ bị sâu răng sẽ cao hơn. Ví dụ, khi trẻ bị thiểu sản men răng bẩm sinh (nghĩa là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi), vi khuẩn bám vào đó tạo thành các đốm khuẩn tấn công răng dễ dàng hơn, dẫn đến khả năng sâu răng cũng cao hơn các trẻ khác.

Sâu răng có nhiều cấp độ, nhiều người cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm trên răng đến khi hình thành lỗ sâu răng có thể mất 1,5 năm, trong thời gian đó nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể giảm tối đa đau đớn cho trẻ sâu răng cũng như mức độ can thiệp vào cấu trúc răng.

Khi bệnh sâu răng tiến triển, lỗ sâu lớn, trẻ có thể bị đau ê ẩm. Trường hợp răng sâu nặng hơn dẫn đến viêm tuỷ (cảm giác đau buốt) xương và làm cho các răng bên cạnh hoặc hệ thống răng bị sâu nghiêm trọng. Về lâu về dài, răng và tuỷ răng bị chết, áp xe quanh cuống răng, vỡ răng và hôi miệng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, độ thẩm mỹ và khả năng giao tiếp.

Nhiều phụ huynh thường coi nhẹ, nghĩ rằng trẻ sâu răng sữa thường không ảnh hưởng gì, chỉ cần tìm đến dịch vụ nhổ răng trẻ em là được. Thực tế, sâu răng sữa khiến răng vĩnh viễn chậm mọc, thậm chí dễ mọc xiên, mọc lệch. Mặt khác, cung hàm muốn phát triển cần có răng mọc trên nó. Nếu mất răng sữa sớm, sẽ làm giảm sự phát triển của cung hàm, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ khi răng vĩnh viễn mọc.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến con số đáng báo động về sức khỏe răng miệng của trẻ kể trên, trong đó một phần không nhỏ là sự thiếu quan tâm đúng mức của cha mẹ đến vấn đề này. Chính ý thức "cảnh giác" chưa cao khiến cha mẹ vô tình ủng hộ những thói quen xấu của trẻ như đánh răng không đúng cách, đánh răng quá ít lần trong ngày, ăn quá nhiều đồ ngọt, không khám răng định kỳ...


Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Sơ Sinh?

Tôi Nên Chăm Sóc Răng Của Con Tôi Như Thế Nào ?

Chăm sóc răng miệng tốt bắt đầu ngay từ khi con của bạn còn nhỏ. Ngay cả trước khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, vì một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của răng trẻ trong tương lai. Ví dụ như tetracycline, là một loại kháng sinh phổ biến, có thể làm răng bị đổi màu. Chính vì điều đó mà thuốc này không nên được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ ở nửa cuối thai kì.

Vì răng sữa của trẻ thường mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những hoạt động chăm sóc răng miệng thông thường như chải răng và sử dụng chỉ nha khoa là chưa cần cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn có nhu cầu chăm sóc răng miệng đặc biệt mà cha mẹ cần phải biết. Những điều này bao gồm bảo vệ trẻ khỏi bị sâu răng do bú bình và cung cấp đủ flour cho trẻ.

Sâu Răng Do Bú Bình Là Gì và Cách Phòng Tránh Ra Sao ?

Sâu răng do bú bình ở trẻ gây ra do sự tiếp xúc thường xuyên, lâu dài, với những chất lỏng có chứa đường. Những chất lỏng này bao gồm sữa mẹ, sữa pha, và nước trái cây. Những chất lỏng này bao quanh răng trong một khoảng thời gian dài khi trẻ ngủ, dẫn đến sâu răng mà đầu tiên phát triển ở răng cửa trên và răng cửa dưới. Vì lí do này, bạn không nên để trẻ đi ngủ với một bình đầy nước trái cây hay sữa trên miệng. Thay vì thế, khi đi ngủ, hãy cho trẻ một bình nước hoặc một núm vú giả do nha sĩ khuyên dùng. Nếu trẻ bú sữa mẹ, tránh cho con bạn bú liên tục. Và sau mỗi lần cho bú, hãy lau sạch răng và nướu của bé bằng một khăn hay gạc ẩm sạch.

Fluor Là Gì và Làm Thế Nào Tôi Biết Được Con Của Tôi Nhận Đủ Lượng Fluor?

Fluor có lợi ngay cả khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên. Nó làm chắc men răng khi các răng đang hình thành. Trong rất nhiều hệ thống nước máy công cộng, một lượng fluor thích hợp được cho vào để giúp răng phát triển bình thường. Để biết liệu nguồn nước của bạn có chứa fluor hay không, và hàm lượng bao nhiêu, hãy gọi cho đơn vị cung cấp nước nơi bạn ở. Nếu hệ thống cung cấp nước của bạn không chứa (hoặc chứa không đủ) fluor, hãy nói với bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ của bạn về thuốc bổ sung fluor có thể cho con bạn uống mỗi ngày. Nếu bạn sử dụng nước đóng chai để uống hoặc nấu ăn, hãy chắc rằng bạn có trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Họ có thể khuyến cáo về lượng fluor phù hợp dành cho trẻ.

Chăm sóc răng đúng cách cho trẻ

Răng sữa đóng vai trò lớn trong việc ăn, nhai, phát âm và thẩm mỹ cho gương mặt trẻ.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, một việc rất quan trọng mà cha mẹ có thể làm cho con đó chính là chuẩn bị và chăm sóc cho trẻ có được sức khỏe răng.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai, phát âm và tạo nên vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ. Đồng thời, răng sữa cũng đóng vai trò giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này. Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và khỏe bằng cách tập cho trẻ những thói quen răng miệng lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú. Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

Chăm sóc răng đúng cách cho trẻ - 1

Chăm sóc răng cho bé đúng cách không hề đơn giản (Ảnh minh họa).

- Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú (và ợ). Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay, lau sạch và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn.

- Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu lưỡi cho trẻ.

- Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

- Thường xuyên cho bé đi khám bác sĩ nha khoa. Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi để phát hiện các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Duy trì chế độ 6 tháng tái khám 1 lần. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

Tập cho bé đánh răng đúng cách

Đặt lòng bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 – 3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài (nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Cha mẹ cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9 – 10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một cách hiệu quả trước độ tuổi này.

Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (nhỏ bằng hạt đậu). kem đánh răng chứa flour sẽ làm răng thêm rắn chắc.

Cách chăm sóc và giữ gìn răng miệng cho trẻ em

Trẻ em là nguồn nhân lực quý giá của tương lai. Một việc rất quan trọng mà cha mẹ có thể làm cho con mình là chuẩn bị và chăm sóc cho trẻ có được sức khỏe răng miệng hoàn hảo.

Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.

Mọc răng: Một số trẻ có thể bị sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên và có thể vẫn tiếp tục sốt mỗi khi mọc thêm các răng khác trong số 20 răng sữa. Trẻ bị bứt rứt khó chịu, ban đêm không ngủ, nhiễm trùng, phát ban hoặc tiêu chảy. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa khi có các dấu hiệu này. Làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên. Nếu trẻ đau nhiều nên cho uống Paracetamol để giảm đau.

Nang hoặc bướu máu do mọc răng: Khi răng bắt đầu mọc, mô nướu sẽ tách ra và bị kéo lại. Đôi khi có một ít máu chảy vào trong các mô, tạo nên một chỗ phồng lên hay bị bầm nhỏ trên nướu, gọi là nang hoặc bướu máu do mọc răng. Thường không cần điều trị vì khi răng mọc lên sẽ khỏi. Không nên cắt hay chọc các nang hoặc bướu này vì có thể gây nhiễm trùng. Đưa trẻ đi khám nếu răng không mọc trong vòng một tháng.

Thức ăn cho trẻ: Thức ăn bao gồm sữa, ngũ cốc và nước trái cây là đã đủ cho trẻ, không nên thêm đường hay mật vào. Do nhu cầu năng lượng gia tăng của cơ thể, ngoài ba bữa ăn chính, có thể cho trẻ ăn thêm ba bữa phụ. Tránh không cho trẻ ăn vặt cả ngày, nhất là các thức ăn - nước uống chứa nhiều đường dễ dính vào răng (như bánh ngọt, kẹo...).

Sâu răng do cách nuôi trẻ (do bú bình): Sâu răng trầm trọng có thể xảy ra ở trẻ bú bình thường xuyên, nhất là trước và trong khi ngủ. Khi ngủ, sự tiết nước bọt giảm, vì vậy tác dụng chải rửa trên răng và niêm mạc miệng cũng giảm. Sữa còn đọng lại trong miệng sẽ bị các vi khuẩn làm lên men, biến đổi thành acid lactic gây sâu răng. Không để trẻ ngậm bình hay vú mẹ trong lúc ngủ. Nếu trẻ phải bú mới ngủ nên cho trẻ bú nước lã và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ.

Thuốc: Để tạo hương vị dễ chịu cho trẻ em, nhiều loại thuốc có chứa lượng đường cao. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài các loại thuốc này (như khi trẻ bị suyễn), nhất là trước khi ngủ, có thể sẽ gây sâu răng. Khi trẻ phải dùng thuốc trong thời gian dài, nếu có thể nên yêu cầu bác sĩ cho toa các loại thuốc không chứa đường. Làm sạch răng trẻ sau khi sử dụng thuốc và trước khi ngủ.

Tránh sử dụng Tetracyclin: Không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại Tetracyclin nào vì sẽ làm sậm màu răng vĩnh viễn của trẻ.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé

Vệ sinh răng miệng cho bé tuy đơn giản nhưng không hề dễ với những người lần đầu làm mẹ.

- Trước khi bé mọc răng, mẹ có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý), lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ, ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

Các mẹ đừng nghĩ răng sữa thì không cần chăm sóc nhé! Tuy bé còn nhỏ nhưng mẹ cũng nên vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên!

- Trước khi bé mọc răng, mẹ có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý), lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ, ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 1

- Nếu bé bắt đầu mọc răng, các mẹ nên chuyển sang dùng một chiếc bàn chải mềm (loại gắn trên đầu ngón tay) và một chiếc khăn sạch, mềm. Nhúng bàn chải vào nước, cho một ít kem đánh răng không chứa flour dành cho trẻ em và chải sạch toàn bộ nướu, chải kĩ hai mặt của răng. Nếu như bé hay nghịch thì bạn có thể để bé chơi một món đồ chơi nào đó trong lúc bạn vệ sinh răng miệng cho bé. Sau khi chải bằng bàn chải, mẹ dùng khăn mềm lau sạch lại toàn bộ răng và nướu cho bé.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 2

- Để giữ vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ hãy cho trẻ uống vài thìa nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng các mẹ nhé) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi trẻ bú hay ăn.

- Khi quyết định dùng kem đánh răng cho bé, mẹ hãy cẩn trọng với việc sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Các bác sĩ nha khoa khuyên mẹ không nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour vì khi trẻ nuối phải sẽ rất nguy hiểm.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 3

- Cách chải răng cho bé: Mẹ hãy đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, xoay nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, và chải ba mặt răng: mặt ngoài (mặt nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai.

- Cha mẹ nên chủ động chải răng cho bé cho đến khi con được 9 - 10 tuổi vì trước độ tuổi này, bé nhà bạn chưa có khả năng tự chải răng một cách hiệu qua

Ông bà xưa từng nói: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Vì vậy, biểu hiện tốt của chăm sóc sức khỏe chu đáo và toàn diện không chỉ ở răng miệng, tóc mà còn thể hiện sự khỏe mạnh của toàn cơ thể. Việc chăm sóc răng miệng phải chăm sóc từ lúc nhỏ, thậm chí ngày từ lúc còn trong bụng mẹ nữa, chứ không phải chờ đủ răng rồi mới chăm sóc. Có như vậy, chúng ta mới mong có được hàm răng đẹp như mong muốn.

Ảnh: Inmagine

 Giai đoạn răng sữa

 Từ 6 tháng đến 12 tuổi.

 Trong bụng mẹ, các thai nhi được hai tháng, các mầm răng sữa bắt đầu xuất hiện, từ bốn tháng trở đi, các mầm này bắt đầu được vôi hóa, hiện tượng này tiếp tục cho đến khi bé được mười tháng tuổi.

Qua quá trình đó, chúng ta thấy sức khỏe và dinh dưỡng đầy đủ của người mẹ khi mang thai và của bé từ khi sinh ra cho đến khi được mười tháng tuổi ảnh hưởng đến cấu tạo của bộ răng sữa. Mẹ và bé có khỏe mạnh thì nguồn dinh dưỡng mới được tiếp thu liên tục. Ở giai đoạn này, nếu bé có bệnh phải dùng lâu dài những thuốc kháng viêm có corticoid sẽ làm giảm độ bền của cấu trúc răng sữa và cả răng vĩnh viễn nữa.

Ngoài ra để răng được tốt, các bé cũng cần phải được giữ vệ sinh răng miệng. Thí dụ sau khi bú mẹ, các cháu cần được uống nước. Hoặc sau khi bú bình sữa, nên cho các cháu bú bình nước để tráng miệng.

Khi bé có vài răng sữa, mẹ bé có thể dùng gạc thấm nước để lau răng cho bé sau khi ăn. Khi bé có nhiều răng hơn và bé biết nhổ nước, thì chúng ta có thể dùng bàn chải nhỏ có lông mềm thấm nước hoặc kem đánh răng dùng cho trẻ để chải răng cho bé sau các bữa ăn.

Khoảng sáu tháng tuổi, khi bé bắt đầu mọc răng sữa và sẽ hoàn tất khi bé được hai tuổi đến hai tuổi rưỡi, bộ răng sữa có hai mươi cái, phụ huynh cần lưu ý:

-          Những bé nào ăn cơm chậm lâu đều không tốt vì dễ bị sâu răng.

-          Bú bình sữa ban đêm nhưng không bú bình nước dễ làm sâu răng.

-          Hoặc ăn bánh kẹo lặt vặt, rất dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Cũng ở giai đoạn này, phụ huynh có thể đưa các cháu đi khám răng để được điều trị kịp thời các bệnh răng và nướu, giúp cho các cháu giữ được bộ răng sữa cho đến khi thay răng vĩnh viễn.

Giai đoạn răng vĩnh viễn

Khi mới sinh, bé có mầm răng vĩnh viễn và khoảng sáu tuổi, bé sẽ mọc răng hàm đầu tiên, từ đó các răng vĩnh viễn sẽ lần lượt mọc để thay thế các răng sữa cho đến lúc mười hai tuổi.

Để bộ răng vĩnh viễn được khỏe và đẹp, ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, giữ vệ sinh răng miệng, phụ huynh cũng nên lưu ý có một số thói quen của bé sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm mặt:

  • Thói quen chống cằm ra phía trước làm móm hàm dưới.

  • Dùng răng cửa trên do bị nghẽn đường hô hấp trên như trong bệnh viêm mũi cũng làm cho các cháu hô răng, trong trường hợp này các cháu cần được điều trị nguyên nhân bệnh.

  • Ngoài ra, khi có các răng dư cũng làm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.

Khi trẻ có những lệch lạc trên, phụ huynh nên đưa con em đi khám để được các bác sĩ tư vấn và điều trị sớm.

Nói tóm lại, để có bộ răng khỏe và đẹp, các cháu cần phải có bộ răng sữa tốt để giữ chỗ cho bộ răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Muốn được điều này, chúng ta phải:

  • Dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai.

  • Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt cho bé từ lúc mới sinh.

  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các bữa ăn.

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng (nếu có), giúp cho nướu khỏe, răng chắc, phát hiện sớm các răng sâu hoặc răng mọc lệch lạc và được điều trị kịp thời.

6 nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ

Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách ngay từ đầu và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng.

1. Cho bé làm quen với việc làm sạch miệng trước khi bắt đầu mọc răng

Sau khi cho ăn, cần nhẹ nhàng lau sạch nướu răng của trẻ bằng khăn ẩm quấn quanh ngón tay.

2. Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi mới bắt đầu mọc

Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.

3. Tìm kiếm những lỗ sâu răng

Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chính là răng ố màu. Cách tốt nhất để tránh sâu răng ở trẻ nhỏ là không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở.

Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ không thể tẩy rửa răng của mình. Điều đó có nghĩa là những thức uống ngọt (sữa thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên được, bạn nên thử cho trẻ một bình chỉ chứa nước lọc.

4. Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.

5. Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ

Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, trẻ nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour vô cùng quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và thường được thêm vào thành phần của các loại nước uống vì lý do này.

6. Đưa trẻ tới nha sĩ

Nhiều cha mẹ đánh đồng lần đi tới nha sĩ đầu tiên là khi đưa trẻ tới nhổ răng. Nên đưa trẻ tới nha sĩ khi bé được khoảng 3 tuổi, trừ khi trước đó cháu bị đau răng hoặc có các vấn đề về răng miệng cần đến gặp nha sĩ. Thậm chí chuyến đi đó chỉ là để trẻ ngồi trên ghế, há miệng to và được khen ngợi về việc đã làm tốt như thế nào trong việc tự chăm sóc răng miệng của mình.



Bệnh nghiến răng ở trẻ em
Viêm nướu răng ở trẻ em
Thay răng sữa ở trẻ em và những điều lưu ý
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ mọc răng
Viêm răng lợi ở trẻ em
Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao
Cách chữa đau răng cho trẻ an toàn mau khỏi
Chăm sóc trẻ mọc răng.



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý