Triệu chứng của bệnh u não

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh u não

19/04/2015 12:19 PM
419

5 triệu chứng dưới đây là những kiến thức cơ bản cần biết trong phát hiện u não để nhanh chóng điều trị kịp thời.



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH U NÃO



Người Việt Nam chúng ta hay chủ quan rằng các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, mất cảm giác bất thường là những triệu chứng có thể do căng thẳng hằng ngày. Nhưng đáng lo ngại là các triệu chứng này có thể là biểu hiện của bệnh lý U Não. Một số triệu chứng dưới đây được các bác sĩ khuyên là những kiến thức cơ bản cần biết để phát hiện và nhanh chóng điều trị kịp thời.

- Triệu chứng khởi phát thường là đau đầu. Nhức đầu với tần suất thường xuyên và nghiêm trọng.

­- Tầm nhìn của mắt và thị giác bị giảm đột ngột, hoặc mất thị giác ngoại vi

­- Bị mất cảm giác/ liệt một tay hoặc một chân

­- Có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện nhiều lần trong ngày

­- Ăn nói khó khăn, có sự lẫn lộn trong sinh hoạt hằng ngày (mất kiểm soát hành vi)

­- Phát các cơn động kinh đột ngột, chú ý hơn ở những người không có tiền sử bệnh này

Khi bạn có một hoặc đồng thời nhiều trong số các triệu chứng trên hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn khám và điều trị kịp thời.


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ BỆNH U NÃO Ở NGƯỜI LỚN


Bệnh u nào ở người lớn là gì? Những u não ở người lớn là những bệnh trong đó những tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu phát triển trong những mô của não. Não kiểm soát trí nhớ và sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và sự xúc cảm. Não còn kiểm soát những phần khác của cơ thể, bao gồm các cơ bắp, các cơ quan và mạch máu. Những khối u mà bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát...

Bệnh u nào ở người lớn là gì?

 Những u não ở người lớn là những bệnh trong đó những tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu phát triển trong những mô của não. Não kiểm soát trí nhớ và sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và sự xúc cảm. Não còn kiểm soát những phần khác của cơ thể, bao gồm các cơ bắp, các cơ quan và mạch máu. Những khối u mà bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát.

U não di căn là gì?

 Thông thường, những khối u được tìm thấy ở trong não đã được di chuyển đến từ một nơi nào đó trong cơ thể và lan rộng ra (di căn) đến não. Những trường hợp này được gọi là khối u não di căn.

Những triệu chứng nào là của một u não ở người lớn?

Một bác sĩ có thể biết được nếu có những triệu chứng sau xuất hiện:

         + Thường xuyên đau đầu
         + Bị nôn
         + Kém ăn
         + Những thay đổi tâm tính và tính cách
         + Những thay đổi khả năng suy nghĩ và nhận biết
         + Những cơn tai biến

Những xét nghiệm nào được dùng để tìm và chẩn đoán những u não ở người lớn?

Những xét nghiệm nghiên cứu não và tủy sống được dùng để phát hiện ra u não ở người lớn. Những xét nghiệm và những phương pháp sau đây có thể được sử dụng: 

       +Chụp CT (xi-ti): một phương pháp tạo ra hàng loạt các bức ảnh chi tiết của từng vùng bên trong cơ thể, được lấy từ nhiều góc độ khác nhau. Những bức ảnh này được tạo nên bởi một máy vi tính kết nối với một máy chụp tia X. Một loại chất màu có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc được uống qua đường miệng để giúp cho các bộ phận hoặc các mô hiện lên rõ ràng hơn. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp chụp X quang điện toán, phương pháp chụp cắt lớp vi tính hoặc phương pháp chụp cắt lớp trục vi tính.

        +MRI (chụp cộng hưởng từ tính) là việc dùng một chiếc nam châm, sóng radio và một chiếc máy tính để tạo ra một loạt những bức ảnh chi tiết của não và tủy sống. Một chất được gọi là nguyên tố kim loại (gadolinium) được tiêm vào người bệnh nhân qua đường tĩnh mạch. Nguyên tố kim loại này tụ tập quanh các tế bào ung thư, vì vậy chúng xuất hiện sáng rõ hơn trên bức ảnh. Công việc này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).

 U não ở người lớn được chẩn đoán và lấy ra bằng phẫu thuật

Nếu một khối u não bị nghi ngờ, một sinh thiết sẽ được làm bằng việc lấy ra một phần của não và dùng một mũi kim tiêm để lấy ra một mẫu tế bào não. Một nhà giải phẫu bệnh xem xét mô này dưới kính hiển vi để tìm những tế bào ung thư. Nếu những tế bào ung thư được tìm thấy, bác sĩ sẽ lấy ra khối u trong chừng mực an toàn nhất có thể được trong khi phẫu thuật. Một chụp cộng hưởng từ sau đó có thể được làm để quyết định xem những tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật không. Những xét nghiệm cũng được làm để xác định giai đoạn của khối u.
Giai đoạn của ung thư là gì?

Giai đọan của ung thư được quy định dựa vào mức độ không bình thường của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi và khối u phát triển và lan tràn nhanh như thế nào. Nhà giải phẫu bệnh quyết định giai đoạn của ung thư bằng việc sử dụng tế bào được lấy ra nhờ sinh thiết. Hệ thống xếp giai đoạn dưới đây được sử dụng cho bệnh u não ở người lớn:

         + Giai đoạn I: Khối u phát triển chậm, có những tế bào giống với những tế bào bình thường và ít lan tràn vào các mô xung quanh. Trong trường hợp này, có thể lấy ra toàn bộ khối u bằng phẫu thuật.

         + Giai đoạn II: Khối u phát triển chậm, nhưng có thể lan tràn vào các mô xung quanh và có thể phát triển thành một khối u độ cao hơn.

         + Giai đoạn III: Khối u phát triển một cách nhanh chóng, hầu như là lan tràn vào các mô xung quanh, và các tế bào ung thư trông khác hẳn với các tế bào bình thường.

         + Giai đoạn IV: Khối u phát triển rất mạnh, có những tế bào rất khác với các tế bào bình thường, và khó điều trị khỏi được.

Sự thay đổi của khỏi bệnh (tiên lượng) và lựa chọn điều trị phụ thuộc vào loại, giai đoạn và vị trí của khối u và có còn các tế bào ung thư sau phẫu thuật và/hoặc có sự lan tràn đến các phần khác của não không.


BỆNH U NÃO Ở TRẺ EM

Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Ở trẻ em, u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu, trong khi u não nguyên phát ở người lớn chỉ đứng hàng thứ 8.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh nhi u não có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú... Dấu hiệu khác so với u não ở người lớn là đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi) hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn (nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và nằm điều trị ở khoa tiêu hóa dài ngày). Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u.

Hội chứng tăng áp lực trong sọ: hay gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng), thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ gà hay trì trệ, chậm tiếp thu, không tập trung trong lớp học. Một số trường hợp nôn nhiều và rất dễ nôn, có khi được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và điều trị nhiều tuần lễ trong khoa tiêu hóa. Đôi khi bị rối tuần hoàn (mạch chậm) và hô hấp. Khi bệnh nặng, trẻ lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Bệnh nhi là trẻ nhỏ có đầu to, thóp rộng, căng, khớp sọ bị toác rộng. Trẻ đầu to quá không nhấc nổi đầu, da đầu xuất hiện nổi mạch máu như trẻ bị não úng thủy điển hình.

U não trẻ em chiếm 15% ung thư ở trẻ dưới 16 tuổi. Tỷ lệ mới mắc u não là 5-10/100.000 trẻ em/năm. Mỗi năm ở Mỹ phát hiện khoảng 2000-2200 ca u não ở trẻ em. Tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Việt Đức mỗi năm mổ 150-200 ca u não trẻ em.

Rối loạn do chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não: Khi bị u ở hố sau (chiếm 50-55% u não trẻ em), trẻ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu của chèn ép tiểu não hay cấu trúc lân cận. Bệnh nhi đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng.

Dấu hiệu thần kinh khu trú: Khối u ở nền sọ, vùng tuyến yên, tuyến tùng... có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên, nhi tính, phát triển không bình thường. U chèn ép dây II gây nhìn mờ, bán manh, đôi khi mù. Hoặc có dấu hiệu parinaud ở bệnh nhân u vùng tuyến tùng, rối loạn thức - ngủ. U chèn ép dây VIII gây ù tai, nghe kém hoặc điếc. U vùng trán gây rối loạn hành vi, u vùng ngôn ngữ gây nói khó, nói ngọng hay câm. Bệnh nhi có thể bị động kinh, liệt mặt, khó nuốt. U chèn ép vùng vận động gây liệt chi, liệt nửa người. U ở hố sau, phần trên tủy sống có thể khiến bệnh nhi đau sau gáy, khó quay cổ, liệt tứ chi, rối loạn cảm giác chi, rối loạn cơ tròn...

U não ở hố sau thường có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, não úng thủy, hội chứng tiểu não, liệt dây thần kinh sọ hoặc chèn ép thân não và hành tủy. U ở trên lều thường chỉ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, động kinh. Hoặc u ở vùng tuyến yên, tuyến tùng hay trong não thất có những đặc điểm riêng.

Tóm lại, dấu hiệu u não ở trẻ em đôi khi rất khó khám. Trẻ có thể chỉ bị nôn hay đau đầu bất thường nên hay bị chẩn đoán muộn. Nếu nghi ngờ u não nên chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.

Bệnh u não ở trẻ em, Sức khỏe đời sống, suc khoe, u não, xạ trị, hoá trị, u ác tính, bệnh liệt tứ chi

U não ở trẻ em trước (ảnh bên trái) và sau khi điều trị.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý u não

Ngày nay chúng ta có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán bệnh lý u não. Tuy nhiên, cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính là hai thăm dò có vai trò đặc biệt quan trọng để chẩn đoán u não trẻ em. Những thăm dò hình ảnh khác có giá trị gợi ý hoặc bổ sung thêm trong chẩn đoán và điều trị.

Điều trị u não trẻ em

Phẫu thuật: Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Phẫu thuật lấy u não trẻ em gặp nhiều khó khăn do tư thế khó, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu...

Điều trị não úng thủy: Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Phẫu thuật nội soi não thất tại Bệnh viện Việt Đức đã gần thay thế hoàn toàn phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng kinh điển. Mổ nội soi não thất là phẫu thuật rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.

Xạ trị: Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Một số trường hợp có thể chờ đợi tới khi trẻ lớn sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ do tia xạ.

Hóa trị: Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Hóa chất có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn "ác tính" hơn cả khối u não! Chính vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.


CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ U NÃO



Chế độ ăn cho bệnh u nãoU não là căn bệnh không hề hiếm gặp. Bệnh có thể gặp ở trẻ con và người lớn. U não được chia làm 2 loại chính: u lành tính và u ác tính, ngoài ra còn một loại nữa là u não di căn (do bị ung thư ở các bộ phận khác và di di căn lên não). Hiện nay điều trị u não chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật nhưng hiệu quả cũng không cao. Hướng điều trị u não theo phương pháp Đông y lại mang lại những hiệu quả khá tốt. Dù điều trị u não theo phương pháp nào thì chế độ ăn uống có vai trò quan trọng. Dưới đây là chế độ ăn uống giúp bệnh nhân u não chống chọi với bệnh tốt hơn. Nên có chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt nạc, carbohydrates, hạn chế những thực phẩm có nhiều chất béo, chứa hàm lượng protein cao.

Những thực phẩm nên sử dụng:

Acid folic: Nếu bạn nhận được đủ axit folic trong chế độ ăn uống của bạn, nó sẽ giúp cho bệnh u não lây lan chậm hơn. Mỗi ngày bệnh nhân u não cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 400mg acid folic. Ngoài việc bổ sung bằng vitamin tổng hợp có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như: rau bina hoặc tối hơn màu xanh lá cây, rau lá xanh, cam, gạo, và đậu

Chất chống oxy hóa: Các loại thực phẩm có một số lượng cao chất chống oxy hóa, được biết đến để chống lại và ngăn ngừa u não. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao như: quả việt quất, dâu tây và nho, cam quýt, táo,... Các loại trái cây càng tươi, sử dụng ngay sau khi thu hoạch sẽ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất.

Omega-3: có thể được tìm thấy trong cá, omega -3 không chỉ chống lại bệnh ung thư bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, mà còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn có thể giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cơ thể bạn có thể chống lại các tế bào ung thư tốt hơn.

Bệnh nhân u não nên ăn một số các thực phẩm có chứa chất chống ung thư cao như: cà chua, bông cải xanh, trà xanh, đậu nành ở dạng thô.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số loại vitamin D, C, E nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những loại thực phẩm không nên ăn: Các món ăn có nhiều dầu mỡ, các thực phẩm được chế biến theo phương pháp lên men, chiên, rán, xào. Nên hạn chế những thực phẩm có chứa lượng đạm cao như: trứng vịt lộn, thịt chó,…

Ngoài chế độ ăn uống và dùng thuốc người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng và  giữ tinh thần lạc quan sẽ có hiệu quả đẩy lùi bệnh tật dễ dàng hơn.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (thaythuoccuaban.com)

Bệnh u não ở người lớn
Bệnh U Não ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh ung thư não
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Nguyên nhân của bệnh nhũn não


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý