Triệu chứng của bệnh u tuyến yên hiếm gặp

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh u tuyến yên hiếm gặp

19/04/2015 12:19 PM
2,579

Trên thế giới, ước tính cứ năm người thì có một người có khối u tuyến yên. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh u tuyến yên.



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH U TUYẾN YÊN


Tuy nhiên, chỉ một số ít trường hợp mắc u tuyến yên ác tính, còn lại đa phần đều là u lành tính. Dẫu vậy, nếu các u này không được chuẩn đoán sớm có thể dẫn đến tình trạng chèn ép não, làm suy giảm thị lực và chức năng tuyến yên.

Tuyến yên có kích thước chỉ bằng hạt đậu.

Trên thực tế, tuyến yên còn có tên gọi khác là tuyến não thùy, là một trong những tuyến nội tiết tố của cơ thể, có kích thước chỉ tương đương một hạt đậu với trọng lượng chỉ từ 0,5 – 1g. Tuyến yên là nơi tiết hormone kích thích sinh trưởng, kích thích tuyến giáp, kích thích sinh dục…. Tuy nhỏ bé nhưng tuyến yên điều tiết gần như mọi hoạt động của cơ thể, từ sinh trưởng, phát triển tới sinh dục và tự vệ.

Tuy u tuyến yên có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với cuộc sống con người nhưng việc chuẩn đoán căn bệnh này hoàn toàn không dễ dàng. Trên thực tế, triệu trứng của bệnh u tuyến yên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu các bác sĩ chuẩn đoán thiếu kinh nghiệm, việc phát hiện ra căn bệnh này sẽ rất tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Không phải ngoại lệ, ca sĩ Wanbi Tuấn Anh cũng là một trong những người không được chuẩn đoán căn bệnh u tuyến yên từ sớm. Khi mắt anh không thể nhìn được bình thường, các bác sĩ bệnh viện mắt khám và cho rằng anh bị nhiễm virus. Khi các phương pháp chữa trị không đạt hiệu quả kéo theo bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn, căn bệnh u tuyến yên hiếm gặp của Wanbi Tuấn Anh mới được phát hiện.

Để phát hiện u tuyến yên, các bác sĩ không chỉ quan sát kĩ các triệu chứng bên ngoài mà còn phải dùng nhiều phương pháp hỗ trợ chuyên sâu, trong đó có việc chuẩn đoán hình ảnh thông qua phương pháp chụp CT và MRI. Tùy từng tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoặc chiếu tia phóng xạ để loại bỏ khối u.

Vai trò của tuyến yên.

Việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ u tuyến yên có thể được thực hiện thông qua đường mũi. Nhờ phương pháp nội soi, các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ khối u và tuyến yên, giúp việc cắt bỏ được tiến hành chính xác hơn. Trong khi đó, nếu là u ác tính, các bác sĩ sẽ sử dụng dao Gamma để loại bỏ khối u. Các tia phóng xạ nhỏ sẽ được chiếu vào khối u từ nhiều hướng, giúp triệt tiêu các tế bào dị dạng. Ngoài ra, dao Gamma cũng dùng để phẫu thuật u lành tính không thể cắt bỏ bằng phương pháp nội soi.

Tuy các phương pháp điều trị u tuyến yên ngày càng phát triển nhưng nó cũng không thể đảm bảo khả năng thành công lên tới 100%. Đau xót cho gia đình, bạn bè và những người hâm mộ, Wanbi Tuấn Anh là một trong những trường hợp không thể được chữa khỏi, dù anh từng sang Singapore, một trong những quốc gia có nền y học hiện đại nhất nhì khu vực Đông Nam Á để tiến hành phẫu thuật.

Do bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tối ngày 20/7/2013, Wanbi Tuấn Anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Gần trưa ngày hôm sau, 21/7, não Wanbi đã không còn dấu hiệu hoạt động nhưng mạch vẫn đập và anh vẫn thở. Khoảng 16h, các bác sĩ rút ống truyền. Tới 16h23, Wanbi Tuấn Anh trút hơi thở cuối cùng và vĩnh viễn ra đi ở tuổi 26.

Trên thực tế, u tuyến yên là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kể độ tuổi nào. Các u tuyến yên phát triển chậm và ít di căn, ngoại trừ u ác tính. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, ngoài yếu tố di truyền được phát hiện ở một số ít trường hợp. Rất có thể, Wanbi Tuấn Anh thừa hưởng căn bệnh quái ác từ cha, người qua đời hơn 4 năm trước vì căn bệnh tương tự.


CẨN THẬN VỚI BIẾN CHỨNG CỦA U TUYẾN YÊN

Các khối u tuyến yên thường không phát triển, lây lan rộng rãi. Tuy nhiên, bất lợi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra:

Mất tầm nhìn. Một khối u tuyến yên có thể gây áp lực lên các dây thần kinh thị giác gần tuyến yên, và gây mất thị lực.

Thường thiếu hụt hormone. Sự hiện diện của một khối u tuyến yên hoặc loại bỏ vĩnh viễn của một nguồn cung cấp có thể thay đổi hormone, có thể cần phải được thay thế bằng thuốc nội tiết tố.

Đột ngột chảy máu khối u (ngập máu tuyến yên). Có khả năng biến chứng nghiêm trọng hiếm hoi của một khối u tuyến yên là tuyến yên ngập máu. Điều này thường đi kèm với nhức đầu dữ dội bất ngờ, vấn đề bất ngờ tầm nhìn – bao gồm giảm tầm nhìn, tầm nhìn đôi và mí mắt rủ xuống – triệu chứng của tuyến yên sản xuất hormone thấp (suy tuyến yên), chẳng hạn như hoa mắt, nôn mửa, không dung nạp lạnh, khát nước quá mức và mệt mỏi. Tuyến yên ngập máu cần được điều trị khẩn cấp, thông thường với corticosteroid và có thể phẫu thuật.

Bệnh tiểu đường Insipidus. Đây là một biến chứng có thể có của một khối u tuyến yên lớn hoặc của một số phương pháp điều trị cho các khối u tuyến yên. Không nên nhầm lẫn với các bệnh đái tháo đường thường gặp, trong đó bao gồm lượng đường cao trong máu và nước tiểu, đái tháo nhạt là kết quả của việc tạo ra quá ít vasopressin tuyến yên, kiểm soát nồng độ của nước tiểu ở thận. Bệnh tiểu đường gây ra lượng dư thừa insipidus của nước tiểu và khát nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất nước.


ĐỀ PHÒNG BẤT LỰC VÌ U TUYẾN YÊN

U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.

Nam 31 tuổi, là một kĩ sư điện lạnh có năng lực nên hay được sếp tin tưởng, giao cho nhiều công việc quan trọng. Bởi thế nên anh khá bận rộn với công việc. Nhưng dù bận đến đâu anh cũng luôn xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người chồng với vợ mình, chị nhà cấm có chê được câu nào. Ấy thế mà sau chuyến công tác dài ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh về, mọi chuyện trở nên thật tệ hại với anh. Xa vợ cả tháng trời, thao thức trong nỗi nhớ nhung, khao khát, những tưởng khi “gặp” vợ sẽ ngập tràn trong ái ân bất tận. Thế mà anh bại trận thảm hại, chẳng làm ăn được gì. Vợ anh tụt hứng, hậm hực. Còn anh thì thất vọng xen lẫn hoang mang. Đường đường là một nam nhi đại trượng phu, cao to, khỏe mạnh, bất lực bẩm sinh thì đã đành, đằng này, mới lấy vợ, cảm hứng lúc nào cũng hừng hực, con cái chưa có, hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định, kinh tế chẳng phải lo nghĩ gì thế mà bỗng dưng “khoản ấy” lại tắt ngủm. Mới đây, anh còn khiến vợ phải mệt nghỉ theo cơ mà.

Mà nào có phải anh đi công tác bậy bạ ở ngoài đâu, thế mà vợ anh cứ khóc lóc, căn vặn, ngọt nhạt đủ điều điều tra cho ra ngô ra khoai. Anh cũng thấy buồn lắm mà chẳng biết thanh minh thanh nga thế nào cho hợp lí. Anh cho rằng tại công việc bận rộn khiến “bản lĩnh đàn ông” của anh có vấn đề. Nên ra sức kết hợp tẩm bổ, nghỉ ngơi, cùng vợ đi thư giãn, hẹn hò để tìm lại cảm xúc yêu đương. Ấy thế mà cả tháng trời qua đi, anh vẫn cảnh “Trung ương bảo, địa phương không phục tùng”, khiến anh tá hỏa.

Cuối cùng, gạt tất cả ngại ngùng qua một bên, anh cùng vợ tìm đến trung tâm sức khỏe nam giới để được khám và nhờ tư vấn. Anh không bị mắc bệnh gì về tình dục hết, “súng ống” vẫn hoàn toàn bình thường. Nhưng khi bác sĩ khuyên anh nên kiểm tra tổng thể, kể cả chụp chiếu thì nguyên nhân mới được làm sáng tỏ. Trên hình ảnh chụp cắt lớp não cho thấy anh bị u tuyến yên khiến ham muốn tình dục của anh bị giảm sút. Rất may mới chỉ mới xuất hiện nên còn khá nhỏ và dễ chữa trị. Chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u là tình trạng “trên bảo dưới không nghe” được cải thiện triệt để.

ảnh minh họa

Hiểu về u tuyến yên


Gọi là tuyến yên vì nó nằm trong một hõm xương có hình giống cái yên ngựa. Tuyến yên rất nhỏ, chỉ bé bằng hạt đậu, nặng từ 0,5-1g. Tuyến yên tiết ra nhiều hormone như GH kích thích sinh trưởng, TSH kích thích tuyến giáp, ACTH kích thích vỏ thượng thận, LH, FSH kích thích sinh dục…

U tuyến yên là sự phát triển bất thường của tổ chức tuyến yên, hay gặp là loại u chế tiết hormone GH và hormone prolactin. Vì nằm trong sọ não nên u tuyến yên được xếp vào loại u sọ não. Trong khối sọ chật hẹp tự nhiên mọc ra một khối cứ lớn dần lên tại vùng hố yên. U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng. Khi bị một khối u ở tuyến yên, lượng prolactin ở nam giới sẽ tăng cao bất thường kéo theo những vấn đề cương cứng do suy giảm ham muốn tình dục.

U tuyến yên có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào nhưng tuổi hay gặp nhất là 30 - 40 tuổi. Nhìn chung, chúng có đặc điểm là phát triển chậm và ít di căn, ngoại trừ khi chúng là những khối u ác tính. Đến thời điểm này, ngoài tính chất gia đình ở một số ít trường hợp thì người ta chưa tìm được nguyên nhân nào chấp nhận được.

Triệu chứng của bệnh


Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra: Cường tuyến giáp; Hội chứng Cushing; Hội chứng người khổng lồ hoặc bệnh to cực (acromegaly); Tiết sữa.
- Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm: Nhức đầu; ngủ lịm; Chảy nước mũi; Buồn nôn và nôn; Rối loạn khứu giác;
- Các rối loạn thị giác như: Nhìn đôi (song thị); Sụp mí mắt; Mất thị trường.
- Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng.
Hình ảnh tuyến yên

U tuyến yên gồm có hai loại


U tăng tiết: Tiết sữa ngoài thời gian sinh đẻ, mất kinh, có thay đổi về giọng nói, suy giảm chức năng tình dục, người bệnh trở nên cao lớn khác thường, hộp sọ và chân tay to như người khổng lồ. Bên cạnh còn có nhiều biểu hiện về thần kinh như: đau đầu, liệt cơ vận động nhãn cầu gây sụp mi, ngạt mũi, giảm thị lực, bị mù.
U không tăng tiết: Hầu như xuất hiện muộn khi đã có rối loạn thị lực rõ ràng hoặc bị mù, hôn mê.
Để có thể chẩn đoán và phát hiện u tuyến yên thông qua phương tiện chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ, nhưng với khối u có kích thước từ 3 mm.

Cách điều trị


Tuyến yên nằm ở vỏ não. Nó là tuyến chủ đạo điều khiển hoạt động của các tuyến khác như tuyến giáp và tuyến thượng thận cũng như chức năng của cơ cả cơ thể.
Mặc dù phần lớn khối u tuyến yên là u lành tính, nhưng nếu không được chuẩn đoán sớm nó có thể phát triển phì đại làm giảm thị lực và chèn ép não và tuyến yên. Cắt bỏ khối u là cần thiết khi nhận thấy chúng gây áp lực cho não hoặc chèn ép giây thần kinh thị giác.

U tuyến yên có thể trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phẫu thuật cắt bỏ khối u là chọn lựa điều trị thích hợp. Đối với bệnh nhân không thể phẫu thuật được, thì điều trị ngoại khoa bằng dao Gmama là một chọn lựa. Việc điều trị này bao gồm cả chụp CT hoặc MRI để giúp bác sỹ phẫu thuật hướng nhiều tia phóng xạ nhỏ từ nhiều góc khác nhau qui tụ về khối u làm cho nó co lại và triệt tiêu nó. Phẫu thuật phóng xạ có thể được áp dụng để hỗ trợ khi tiến hành phẫu thuật ở những vị trí mà việc cắt bỏ hoàn toàn khối u không thể thực hiện được. Có thể dùng thuốc trong điều trị khối u loại này.

Các biến chứng có thể gặp

Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.
Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.
Lời khuyên
Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện như: Sụp mi, giảm thị lực, thay đổi nội tiết tố hay bất lực thì phải đi khám chuyên khoa mắt, nội tiết, nam học, v.v… trước. Nếu không thấy có vấn đề gì bất thường thì tiếp tục khám về não để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tuyến tiền liệt ở phụ nữ
Bệnh tuyến giáp khi mang thai 
Mẹo chữa mụn thịt quanh mắt hiệu quả
Ung thư tiền liệt tuyến
Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến giáp


(ST)



 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khám u tuyến yên ơ bênh vien nào la tốt nhat
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý