Cách chăm sóc cây xương rồng tốt nhất cho cây khỏe đẹp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc cây xương rồng tốt nhất cho cây khỏe đẹp

19/04/2015 12:19 PM
723

Cách chăm sóc cây xương rồng tốt nhất cho cây khỏe đẹp. Loài cây này cực kỳ dễ dàng trồng, không tốn những năm săn sóc và diện tích, vì vậy rất rất tuyệt vời với cuộc sống hiện đại.





CÁCH CHĂM SÓC CÂY XƯƠNG RỒNG TỐT NHẤT CHO CÂY KHỎE ĐẸP
Trồng và chăm sóc cây xương rồng đúng cách

Loài cây này rất dễ dàng trồng, không tốn vài năm chăm lo và diện tích, vì vậy rất sáng suốt nhất với đời sống hiện đại. Hầu như người thân nào cũng có vài bình. Khi chơi xương rồng, bạn cần chú ý một vài yếu tố sau

56efa81e 5980 4905 a25b 8fd3d4022b47 Trồng và chăm sóc cây xương rồng đúng cách

1- Nước: Xương rồng không hề qua nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Trong suốt 7 năm sinh trưởng từ xuân thu đến đầu đông, cần lưu ý châm nước để cây gây dựng tốt. Khi thấy mặt đất ở chậu đã khô thì bất đầu tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa nóng 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không hề qua tưới. Chậu nhỏ tưới nước nhiều hơn nữa chậu lớn.

2- Nhiệt độ, ánh sáng:

Xương rồng chính là loại cây ưa ánh sáng và đang cần được thông thoáng nên vị trí rất thông minh để đặt chậu là sân thượng, ban công, bậu cửa sổ. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C.

3- Chú ý:

Khi trưng bày ở nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên mang vào phòng có máy lạnh vì hoa sẽ mau tàn.

Cách Chăm Sóc Xương Rồng

Ý nghĩa phong thủy: Mang đến nhiều may mắn.

Mỗi 2 ngày tưới cây 1 lần với ít nước và hàng ngày cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút.

Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.

 Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.


Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.















+ Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

 + Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Cách chăm sóc Xương rồng – Cây cảnh trồng trong nhà


Cách chăm sóc Xương rồng   Cây cảnh trồng trong nhà

Phân loại:

Xương rồng thuộc nhóm cây mộng nước gồm 2 họ khác nhau :

  • Họ Cactaceae (gồm các loại xương rồng củ tròn, Xương rồng trụ hàng rào, Thanh long, Hoa quỳnh, Xương rồng bản vợt, Xương rồng lá Diệp Long…).

  • Họ Euphorbiaceae (họ kích nhủ) gồm các loại cây như Xương rồng Bát tiên, Ngọc kỳ Lân, Xương rồng Ông, Xương rồng 3 cạnh hàng rào cây cành giao…).

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi trồng và chăm sóc

Xương rồng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu hạn rất tốt, sống ở sa mạc khô hạn nghèo dinh dưỡng, lá xương rồng tiêu biến thành gai nhọn để giữ nước. Vì sống trong điều kiện khắc nghiệt nên khi trồng làm cảnh trong nhà nó vẫn phát triễn bình thường trong điều kiện bị bỏ bê.

Ánh Sáng: Có thể sống ở điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng như bán bóng râm. Ít nhất mỗi ngày cây xương rồng phải nhận từ 50% ánh sáng trực tiếp chiếu vào  (6 giờ trở lên). Độ chiếu sáng từ 1500 lux trở lên.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hơp 8oC-40oC, tuy nhiên nhiệt đỗ tối ưu vào khoảng 18ºC-30ºC, nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây.

Nước tưới: 2-3  ngày lần, tưới nước vừa đủ ẩm không để ngập úng.

Đất trồng: Tro trấu đen: 6 phần , đất thịt pha cát: 1 phần, phân chuồng  hoai nhuyễn:1 phần  (hoặc phân hữu cơ có vi sinh như phân Dynamic, sông gianh…), 1/2 kg  phân lân nung chảy hoặc Super lân trộn vào khối lượng 1m3 đất hổn hợp trên.

Phân bón:

  • Giai đoạn cây con: NPK 16-16-8, 20-20-20.

  • Giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20.

  • Giai đoạn ra hoa: NPK 6-30-30.

  • Kích thích ra hoa: NPK 10-60-10.

Trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (lưu ý sử dụng khi cây đang mạnh và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây)

  • Liều lượng phân pha để tưới thưởng từ 1gram-1.5gram cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần.

  • Các loại phân hửu cơ thì được trộn sẳn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưỡng cho cây.

  • Các loại phân vi lượng như : Zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… Xương rồng cũng cần nhưng ít, 1-2 tháng ta có thể tưới xịt 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây xương rồng

Xương rồng và những loài cây mọng nước có sức sống rất mãnh liệt, tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng không bị sâu bệnh. Trong vấn đề sâu bệnh với cây xương rồng thì chúng ta cũng luôn lấy phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cây mắc các loại sâu bệnh nhẹ thì làm yếu cây, nặng thì làm chết cây. Vì vậy việc theo dõi cây trong quá trình chăm sóc để có thể phát hiện và xử lý kịp thời luôn là việc cần thiết. Bệnh thối nhũn là bệnh thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây chết cho xương rồng và cây mọng nước.

Nguyên nhân:

Gây ra bởi các loại vi khuẩn nấm mốc xâm nhập vào phần tổn thương của cây. Các tổn thương này do trong quá trình chăm sóc làm tổn hại da, hoặc dễ cây. Gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, theo nước chúng xâm nhập và làm thối cây.

Trong quá trình chăm sóc tưới quá  nhiều nước, đất trồng ẩm một thời gian dài. Hoặc do để cây trực tiếp ngoài trời gặp mưa lâu ngày cũng làm úng thối cây.

Biểu hiện:

Vùng thối có màu nâu nhạt, sờ vào thấy mềm nhũn, đôi khi là chảy nước đục là cây đã bị thối. Sự nhiễm khuẩn và phát tán trong xương rồng và cây mọng nước là rất nhanh chóng, có thể 1-2 ngày là toàn bộ cây đã thối.

Biện pháp phòng trừ:

  • Trong quá trình chăm sóc cần tránh việc làm hư hại lớp da cây, nếu bị trầy xước hãy để cây trong điều kiện khô ráo không nước 2-3 ngày chờ vết thương khô hẳn mới chăm sóc lại bình thường.

  • Khi mới mua cây về hay khi thay đất nên dùng đất khô và không tưới nước trong ít nhất 2-3 ngày để các tổn thương vô hình khô và lành sẹo.

  • Nên trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng, thông thoáng và tránh nước mưa trực tiếp để có thể kiểm soát lượng nước tưới tốt.

  • Đất trồng nên dùng loại đất chứa nhiều sạn sỏi để thoát nước tốt tránh gây ngập úng.

  • Nếu môi trường trồng, đất quá lâu khô( 4-5 ngày) thì nên đem phơi nắng hoặc quạt cho đất khô.

  • Phun thuốc chống nấm cho cây vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao.

Chữa trị:

Khi cây bị thối nhiều hoặc toàn bộ thì rất khó cứu chữa. Nhưng nếu phát hiện sớm và vùng tổn thương còn ít chúng ta có thể sử lý như sau:

Bước 1: tốt nhất nhổ cây khỏi chậu hoặc có thể giữ nguyên cả chậu nếu như đất trồng khô ráo. Dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần thối, nên cắt sâu hơn phần thối ít nhất là 1-2mm. Vết cắt cần ngọt và rứt khoát, tránh cắt đi từ phần thối vào phần không thối để không bị lây lan khi cắt.

Bước 2: Xử lý vô trùng vết cắt bằng các loại thuốc trừ nấm, hoặc đem phơi cây nơi có nhiệt độ cao để vết thương mau khô và liền sẹo( tránh tuyệt đối nước.

Bước 3: Sau khi sử lý vết thương đã khô ráo hoàn toàn( 3-5) ngày, Cây không bị thối tiếp là việc xử lý đã hoàn thành. Đem cây trồng lại, hoặc ra môi trường nuôi trồng bình thường và tưới nước lại.

- See more at: http://www.shopcaycanh24h.com/tt/lam-cay-canh-6/cach-cham-soc-xuong-rong-cay-canh-trong-trong-nha.html#sthash.sHJAmuay.dpuf

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

alt 

1. Nước

    Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng. Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng.

    Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

2. Ánh sáng và không khí

   Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.

    Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

3. Nhiệt độ

   Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

alt

4. Dinh dưỡng

   Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

   Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 - 15 - 30.

Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:
Thời kỳ sinh trưởng     Công thức phân bón N - P2O5 - K2O
Thời kỳ cây con     16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 0
Thời kỳ tăng trưởng     18 - 19 - 30 hoặc 20 - 30 - 20
Kích thích ra hoa     10 - 60 - 10
Thời kỳ ra hoa     6 - 30 - 30

Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 - 1.5 g/lít nước.

Cách chăm sóc cây xương rồng

cách chăm sóc xương rồng, kỹ thuật chăm sóc xương rồng


1. Tưới nước
 
Xương rồng bắt nguồn từ xa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây.
 
Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy
 
Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước Quý Khách nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
 
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa.
 
Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1-2 lần/tuần tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
 
Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây.
 
->Chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn chánh được mưa như Ban Công.
 
2. Ánh sáng và không khí
 
Ánh sáng và không khí là yếu tố quan trọng giúp xương rồng phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp, thiếu nắng làm xương rồng quang hợp kém thậm chí để lâu sẽ làm yếu và chết cây. Vì vậy xương rồng cần khoảng 50% ánh sang mỗi ngày ( khoảng 6h).
 
Để xương rồng ở bàn làm việc hay cửa sổ nên đem phơi nắng 2-3 ngày/lần, mỗi lần khoảng 4-5h vào buổi sáng là tốt nhất. Trong trường hợp này không nên phơi nắng liên tục quá 6h dễ làm cây cháy nắng tạo thành những vết thâm gây xấu cây.
 
Xương rồng trồng ở nơi nhiều nắng cây sẽ dễ ra hoa hơn để nơi ít nắng, đặc biệt khi kích thích xương rồng ra hoa nên phơi nắng Xương rồng ít nhất 6h/ ngày.
 
Xương rồng ưa sự thông thoáng nên để xương rồng ở nơi thông thoáng chúng sẽ phát triển tốt nhất.
 
3. Nhiệt độ
 
Xương rồng có thể phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 10-500C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là từ 15-280C.
 
Chú ý: xương rồng có hoa nên hạn chế để phòng máy lạnh vì dễ làm hoa mau tàn do thay đổi đột ngột nhiệt độ
 
4. Đất trồng
 
Đất trồng xương rồng phải là loại đất xốp ( đất cát pha thịt hoặc loại đất chuyên dùng cho xương rồng). Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: phân bò hoai mục, tro, phân dynamic, NPK và Cát sỏi hoặc Sỉ than để thoát nước tốt.
 
Trồng xương rồng trong chậu để ngoài trời nên có lớp sạn sỏi hoặc sỉ than dưới đáy chậu để chậu có thể thoát nước tốt chánh ngập úng.
 
5. Dinh dưỡng
 
Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 - 30- 15 . Trong thực tế, nếu có điều kiện ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:
 
Thời kỳ cây con 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 0
 
Thời kỳ tăng trưởng 18 - 19 - 30 hoặc 20 - 30 - 20
 
Kích thích ra hoa 10 – 60( 55, 50) - 10
 
Thời kỳ ra hoa 6 - 30 - 30

Với các loại xương rồng đã lớn mà quý khách mua về chỉ cần sử dụng 2 loại phân chủ yếu là : NPK 20-20-20 để bồi dưỡng cây khỏe lại sau khi ra hoa và duy trì dưỡng chất cho cây lớn nếu có thể bón thêm các loại phân Dynamic thì càng tốt. Loại thứ 2 dùng để kích thích ra hoa 10-50( 55-60)-10.

Liều lượng pha được hướng dẫn cụ thể trên bao bì từng loại phân.

THAM KHẢO THÊM:

Cách trồng xương rồng cảnh


Trồng xương rồng hợp với cuộc sống hiện đại bởi chúng đẹp gọn gàng và dễ chăm sóc.

Trồng xương rồng cảnh có lẽ hợp với những người trẻ hiện đại luôn bận rộn với công việc bởi nó đòi hỏi ít sự chăm sóc tỉ mỉ hơn những loại cây cảnh khác. Nhiều người thường không thích trồng xương rồng trong khuôn viên nhà vì cho rằng những loại cây gai góc sẽ không mang lại may mắn. Thực ra, đây chỉ là quan niệm mang tính mê tín. Xương rồng về bản chất là loại cây thông dụng, dễ chơi, dễ sống phù hợp với một căn hộ chung cư. Về mặt tạo hình, xương rồng tạo được nhiều bố cục, hình thù phong phú, lạ mắt nhất trong các loài thực vật. Ngoài ra, gia chủ sẽ mất rất ít thời gian chăm sóc hay lo lắng vì thiếu nắng gió.

Nếu bạn muốn điểm thêm những nét tự nhiên cho ngôi nhà hay căn phòng của mình bằng một vài chậu xương rồng xinh xinh thì nên chú ý một chút về cách chăm sóc loài cây này. Xương rồng dễ trồng không có nghĩa là bạn hoàn toàn được rảnh tay với chúng.

Xương rồng thuộc nhóm cây mọng nước gồm 2 họ khác nhau:

- Họ Cactaceae (gồm các loại xương rồng củ tròn, xương rồng trụ hàng rào, Thanh long, Hoa quỳnh, Xương rồng bản vợt, Xương rồng lá Diệp Long…).

- Họ Euphorbiaceae (họ kích nhủ) gồm các loại cây như xương rồng Bát tiên, Ngọc kỳ Lân, xương rồng Ông…. )

Đất trồng

Cây có nguồn gốc từ sa mạc nên có khả năng chịu hạng cao, chúng có thể sinh sôi tốt trên vùng đất khô cằn, sỏi đá, khô ráo. Đất thích hợp cho xương rồng là đất pha cát, để cho đất đuợc tươi xốp và thoát nước nhanh.

Chậu trồng phải có lỗ thoát nước, không để lổ tắc gây ngập úng và tạo bệnh hại cho cây. Khi tưới nước chỉ cần đủ ẩm là được, chủ yếu là tưới phun sương với nước sạch.

Tưới nước

Xương rồng không cần nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không cần tưới. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém và dễ bị bệnh hơn.

Nhiệt độ, ánh sáng

Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng và rất cần được thông thoáng. Cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp lâu có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn hoặc trưng bày trong nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên để trong phòng có điều hòa vì hoa sẽ mau tàn.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C. Trong tự nhiên, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây chết nhanh.

Lưu ý

Tránh làm cây bị trầy xước vì những vết xước này sẽ làm cây chảy nhựa ra gây sẹo khiến cây giảm sức đề kháng.

Xương rồng ít bị bệnh nhưng lại thường bị nấm, biểu hiện là thân cây chuyển màu, sau đó thối rữa dần. Nếu phát hiện sớm thì dùng thuốc trị nấm để trị, cây dễ dàng lành bệnh.

Nơi bán

Dọc đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội có rất nhiều hàng cây cảnh bán các loại xương rồng khác nhau, các chậu bé có giá từ 15.000đ - 25.000đ với nhiều tạo dáng dễ thương và nhiều hình dáng chậu (trái tim, sao, hình con vật...), các chậu lớn có giá gấp 3 lần trở lên. Ngoài ra bạn cũng có thể xin một phần thân cây xương rồng ở nhà bạn bè, người thân đem về tự trồng giống như chiết cành. Bạn mua chậu, tự tạo đất và trồng theo hướng dẫn như trên.



Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu
Cây xương rồng và phong thủy
Hướng dẫn trồng cây xương rồng

Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng bạn có biết?
Chăm sóc xương rồng như thế nào
Xương rồng chữa bệnh đau lưng hiệu quả lắm!
Cây xương rồng và phong thủy
Kỹ thuật trồng hoa bát tiên
Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng bạn có biết?



 (ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý