Cách chăm sóc cây linh sam và tạo dáng cây đẹp nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc cây linh sam và tạo dáng cây đẹp nhất

19/04/2015 12:20 PM
2,949

Cách trồng cây linh sam và tạo dáng cây đẹp nhất. Sam ( Antidesma acidum): Cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao đến 6 m. Thân gỗ sần xùi, cành nhánh cong queo và mọc khỏe. Lá mọc cách, dạng trái xoan, gốc thuôn nhọn, đầu tù, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xám. Quả bầu dục, hơi dẹt, xếp sát nhau thành 2 dải trên cuốn mọc chung xuống. Cây thích hợp khí hậu nắng nóng miền Trung bộ.



CÁCH CHĂM SÓC CÂY LINH SAM
Trồng Cây Linh Sam

Cách 1: Trồng cây vào chậu

Cứ cho cát xây dựng vào chậu thôi đừng phân gì hết, để 1 miếng ngói hoặc sành vào lỗ lù, có thể kê thêm vài viên sỏi nhỏ để dễ thoát nước.

tưới lần đầu thật đẫm, dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần, cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục, hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi, 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi

Muốn lấy mầm chơi theo ý thích thì lấy 1 cái đục nhỏ hoặc dao bén, đục 1 lỗ nhỏ hoặc lột 1 ít da nơi ta muốn, bôi keo tránh bị khô vết thương.Linh sam là giống thích nước nhiều nên ta tưới nhiều 1 chút cũng kg sao miễn là ta làm lỗ lù thoát nước tốt là được
Cách 2: Trồng ra đất

Nếu các bạn nào sợ trồng vào chậu thường bị úng rễ ( nhất là các chậu nhỏ)thì có thể lấy cát đắp thành 1 cái ụ, trên nền gạnh hoặc xi măng cũng được,nếu là nền đất thì lấy vỏ bao xi măng lót ở dưới( nên cắt 1 lỗ cho thoát nước). Chú ý chỗ mát nhen, trồng cây linh sam vào, tưới nước hàng ngày kg sợ thúi rễ vì nếu dư nước thì nước chảy, thấm ra ngoài. Khi cây đã có mầm khoảng 2 gang tay, to gần bằng ½ đầu đũa nhỏ thì lấy vòi nước xả trôi hết cát và đưa vào trồng trong chậu bình thường.Tôi cũng đã thử bằng cách này và thấy hiệu quả

Nên nhớ để chỗ nào đừng cho vật nuôi đào hoặc cắn phá nhen

Cách 3: Để nguyên bầu

Cứ để nguyên bầu như mới mua về, chon chỗ mát, dùng gạch hoặc ván quây thành 1 ô để vừa bầu cây,rải trên mặt đất 1 lớp cát dày khoảng 3cm, đặt bầu cây lên trên, tiếp tục lấy cát đổ cao hơn mặt bầu cây 3 cm nữa, và lấp cát cả xung quanh bầu.Nên nhớ để chỗ nào đừng cho vật nuôi đào hoặc cắn phá nhen.Tất cả các cách nêu trên khi làm lần đầu phải tưới thật đẫm nước, còn sau đó hàng ngày tưới 1 lần, kết hợp dùng bình xịt phun sương ướt thân cây ( mấy lần trong ngày cũng được )


Linh Sam: cách để cây đẹp và giá trị hơn

Linh sam là loại dễ tạo dáng nhất, có thể tạo với bất kì hình dáng hoặc hình thức nào, có một số cách mà càng nuôi càng đẹp, càng tăng giá trị, thậm chí chỉ cần 1 tháng sau là giá trị đã khác nhiều rồi:
2 trong các cách làm cho Linh sam:

Cách 1: Tạo dáng thích hợp nhất cho cây và tạo những co khó cho cây thêm ấn tượng:













Cách 2: Khó và công phu hơn

- Cho bám đá: với đúng nghĩa của nó là phải chẻ từng khe đá theo đường của rễ để sau này nễ nỡ ra bám bẹt chặt vào đá và làm sao phải bám toàn bộ các mặt của đá mới là đẹp nhất:

- Uốn co cực khó theo đá để tăng độ ấn tượng và nét cực quái sau này:

















Cây linh sam

-

Sam núi là loại cây có giá trị cao, được thị trường rất ưa chuộng do có lá nhỏ,bóng, nhuyễn rất đẹp, thân có vỏ sần sùi, dễ tạo chi, sức sống mạnh dù bị cắt tỉa nhiều, cây thành phẩm có vẻ rất già và giá khá cao. Hiện nay, ở ngoài tự nhiên sam núi hầu như bị cạn kiệt.

- Là cây quý hiếm, được ưa thích trồng bonsai thưởng ngoạn.

- Tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi cây.

- Thích hợp làm cây cảnh thưởng ngoạn hoặc trang trí sân nhà, văn phòng, phòng khách…

- Điều hòa không khí và làm trong lành môi trường sống.

- Thích hợp trồng nơi có ánh sáng tự nhiên.

- Rất dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.

- Mua trồng làm cảnh, trang trí hoặc làm quà tặng.

Cây sam núi mọc ngoài thiên nhiên, có nhiều ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: Ninh Thuận, Khánh Hòa,Phú Yên…đa phần mọc trên các trảng cát ven biển.Sam núi cũng có nhiều loại: lá lớn, lá nhỏ, có trái và không có trái.

Ở nơi khô cằn, thân cây có gốc sần sùi và cành thường vặn vẹo có dáng cây cổ thụ nên được khai thác để tạo dáng Bonsai.

Sam núi thường được nhiều người chơi cây cảnh bonsai ưa thích bởi bộ lá bóng mượt, hoa, trái nhiều màu …ít tốn thời gian chăm sóc. Ra hoa vào tháng 5 – 6, có quả vào tháng 8 – 9.

Cũng như các loại cây khai thác khác, sam núi có sức sống khá mạnh, ban đầu về nên trồng vào cát. Khi cây đã sống khỏe thì chuyển cây ra nắng. Do chi của sam núi rất giòn, dễ gãy khi uốn nên cần phải uốn từ khi cành còn non (còn màu xanh hoặc hơi nâu), lá đọt xanh lợt, nếu đã chuyển sang màu nâu đen, hoặc chi to bằng đầu đũa, lá đọt xanh đậm thì không thể uốn được nữa.

Tạo dáng bonsai là cả một nghệ thuật, và nghệ nhân thực sự là một nghệ sĩ khi thổi hồn vào tác phẩm, tạo ra những ấn tượng mới trên nền thực thể thiên nhiên sống động.

 Ngoài việc uốn nắn nhằm tạo thế cho Linh Sam, nghệ nhân thường dùng thao tác lột tách bỏ bớt một phần, hoặc phần lớn lớp biểu bì ngoài của thân, rồi hoặc sơn PU lên phần lõi, hoặc sơn đen. Bên cạnh sự cứng cáp, mạnh mẽ của phần lõi, là phần thân vỏ mềm mại hơn, uốn lượn hơn, nương nhờ rồi vươn lên cao hơn, xa hơn, xanh tươi, tràn đầy sức sống... Bonsai Linh Sam tạo một ấn tượng về cây lồng cây, thân quyện thân, mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai, hoặc một cảm giác về sự hóa thạch, sự cổ xưa, cái tưởng chừng đã chết, nhưng vẫn luôn trường tồn...

Chăm sóc, bón phân cho cây Bonsai

    Đặc điểm:

    Các loại kiểng cây như bùm sụm, thông, tùng, sung, lộc vừng, mai chiếu thủy, sanh, si, đa... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối, đẹp.

    Nguyên tắc tạo hình:

    - Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:

    + Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.

    + Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.

    + Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.

    Tạo hình bằng dây kẽm:

    Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.

    Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).

    Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

    Cách quấn kẽm:

    + Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.

    + Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.

    + Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.

    Sang chậu và thay đất :

    Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

    Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

    Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

    Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

    Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

    Bón phân:

    Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

    - 5-10 gam NPK 20-10-10

    - 20-30 gam Compomix

    Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.

    Phun phân bón lá Đầu Trâu:

    - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

    - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

    - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.


Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà
Tác dụng của cây đinh lăng
Ý nghĩa của hoa linh lan
Làm sao để biết là gỗ sưa thật?
Cây cảnh trong dịp Tết theo phong thủy mang lại tài lộc may mắn
Phong thủy cây cảnh trong nhà



(ST)

Cây linh sam bạc

Dy Lê

Facebook Google + Pinterest Tweet LinkedIn

Lòai cây này có xuất xứ ở vùng núi Nebrodi thuộc bắc Sicly. Hầu như tuyệt chủng nơi hoang dã, nó rất giống lòai Bies clba kích cỡ kém hơn, gỗ cứng hơn, lá kim ngắn hơn và rậm rạp hơn.


Thay chậu: Cách mỗi 2-3 năm vào đầu mùa xuân, với 60% đất, 10% thay bùn, và 30% cát to Xén tỉa và giăng dây, việc xử lý chỉnh hệ thống rễ cần được làm cùng một lúc với việc xén tỉa phần cây ở trên. Có thể tỉa khá ngắn các cành, chỉ chừa lại tới 1-2 chồi non. Muốn làm rậm tán lá dùng kim bấm bỏ bớt hai phần ba của các chồi non vẫn còn mềm. Vào màu xuân, giăng dây để định vị trí thân và các cành cây.

Bón phân: Mỗi tháng một lần ngay truớc lúc vào trong mùa gieo trồng, tạm ngưng trong khỏang thời gian mùa hè, và tiếp tục bón phân vào mùa thu. Nếu vào mùa đông nhiệt độ không tụt xuống dưới điểm băng cũng nên bón phân một ít Bởi vì thông thường cấu trúc của cây thay đổi dần dần khi được giữ trong chậu, tốt nhất nên làm cho cây thích nghi trong một vật chứa lớn trước khi đặt nó vào chậu Bonsai

- See more at: http://www.evergreen.vn/thong-tin/bai-viet/cay-canh/215-cay-linh-sam-bac.html#sthash.NoNqX1T3.dpuf

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý