Bà bầu ăn bánh mì có tốt không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không?

19/04/2015 12:20 PM
9,592

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu trong thai kỳ là gì chúng ta cùng tham khảo nhé!


NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO BÀ BẦU

Bánh mì nguyên chất

15 loại thực phẩm tốt nhất dành cho bà bầu - 11

Thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nguyên chất và đảm bảo rằng bạn tiêu thụ được 20-30 gam chất xơ mỗi ngày. Bánh mì nguyên chất có thể cung cấp cho bạn chất sắt và chất kẽm.

Bông cải xanh

Bông cải xanh không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như calcium và axit folic mà còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin C nên giúp cơ thể hấp thụ sắt khi ăn cùng với thức ăn giàu sắt như mì sợi và gạo không xát.

Bột ngũ cốc

15 loại thực phẩm tốt nhất dành cho bà bầu - 2

Axit folic rất quan trọng trước khi thụ thai và trong những tuần đầu tiên của thai kì nhưng bạn cũng cần hàm lượng vitamin B cao trong 9 tháng mang bầu. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên hấp thụ 400 microgam mỗi ngày thông qua các loại vitamin bổ sung hay thức ăn giàu vitamin. Một bát bột ngũ cốc chứa 400 microgam. Bạn cũng cần 200 microgam từ các thức ăn tự nhiên chứa nhiều axit folic như măng tây và đậu trắng.

Hạt đậu và đậu lăng

Tất cả thai phụ đều cần bổ sung thêm 10 gam protein một ngày. Hạt đậu và đậu lăng chứa đến 15 gam mỗi bát nhỏ. Hai loại đậu này còn giàu chất xơ chống lại chứng táo bón. Một bát đậu lăng chín cung cấp được một nửa nhu cầu axit folic mỗi ngày.

Sữa không béo

Cơ thể hấp thụ lượng calcium từ thức ăn nhiều gấp đôi khi bạn mang thai. Uống sữa không béo là một sự lựa chọn lý tưởng. Khoảng 237 ml cung cấp 30% trong chế độ bắt buộc là 1000 mg.

Chuối

Chuối giàu kali và giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng để chống lại sự mệt mỏi do mang bầu đem lại. Hãy cắt nhỏ chuối ra ăn kèm với bột ngũ cốc hoặc trộn với sữa chua, dâu tây, kem hoặc nước cam để làm ra thứ đồ uống tuyệt ngon.

Thịt nạc

Nhu cầu hấp thụ chất sắt hàng ngày tăng lên gấp đôi nên cần phải bổ sung thêm nhiều thức ăn giàu sắt. Nếu bà bầu không có đủ lượng sắt cần thiết trong cơ thể thì sẽ rất dễ bị mệt mỏi. Thịt chứa nhiều chất sắt mà cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Pho mát

Pho mát dầy và pho mát của Ý có thể giúp đáp ứng được nhu cầu calcium của bà bầu. 28 gam pho mát chứa 150-200 mg calcium. Pho mát lại còn rất giàu protein.

Trứng

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy sợ thịt khi mang thai. Lúc này, trứng sẽ là nguồn cung cấp protein lý tưởng vì trứng chứa lượng axit amin cần thiết cho cơ thể. Không có gì tốt hơn bữa tối với món trứng ốp la, rau cắt nhỏ và pho mát. Nếu mùi dầu rán khiến bạn thấy khó chịu thì có thể ăn trứng luộc cũng được.

Bột yến mạch

Thật dễ dàng để cung cấp năng lượng cho ngày mới với một bát cháo yến mạch mỗi sáng. Carbonhydrate trong yến mạch giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bột cám yến mạch còn giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Thay vì mua loại bột yến mạch chứa nhiều đường, hãy nấu bột yến mạch nguyên chất, khuấy đều trong tách hay thêm chút thạch hoặc si rô.

Rau xanh

Rau bina chứa hàm lượng axit folic và sắt cao. Cải xoăn và cây củ cải cũng là nguồn cung cấp calcium rất tốt. Bạn có thể sử dụng loại rau diếp lá xanh thẫm cho món xa lát bởi màu lá càng xanh thì càng giàu vitamin.

Cam

Cam chứa nhiều vitamin C, axit folic, chất xơ. Vì cam có đến 90% nước nên cũng giúp bạn có đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Các loại hạt

Chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở thai nhi và giúp bà bầu no lâu hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế các chất béo bão hòa (thường có trong thịt, bơ) với các chất béo chưa bão hòa trong các loại hạt. Bởi vì chúng chứa nhiều chất béo và calo nên chỉ cần 28 gam hạt và 2 thìa bơ làm từ hạt. Nếu bạn bị dị ứng thì nên tránh xa các loại thức ăn có khả năng bị dị ứng cao như: đậu phộng trong thai kì. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng em bé có thể nhạy cảm với một số loại thức ăn trong dạ con, và tạo ra nguy cơ bị dị ứng sau này ở trẻ.

Thức ăn từ đậu tương

Ăn theo chế độ của người ăn kiêng cũng an toàn trong thai kì, tuy nhiên bạn phải cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Hãy ăn tào phớ vì cứ nửa bát lại có đến 10 gam protein.

Mứt hoa quả

Mứt trái cây rất tiện lợi, có thể mang theo bên mình bất cứ khi nào bà bầu thèm đồ ngọt. Hãy chọn những loại quả sấy như mơ, anh đào, nam việt quất vì chúng giúp chống lại nhiễm trùng tử cung. Nên tránh xa chuối sấy vì nó được chiên qua mỡ và chứa nhiều chất béo.

Các sản phẩm từ bột mì

Các sản phẩm từ bột mì như bánh mì, ngũ cốc… là gợi ý tốt cho bữa sáng của bà bầu. Bột mì có thể cung cấp cho mẹ bầu từ 20 - 35 gram chất xơ mỗi ngày. Không chỉ vậy, trong bột mì còn có chứa rất nhiều sắt và kẽm tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia sức khỏe thì phụ nữ có thai nên ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên chất không thêm đường. Tất nhiên, tùy theo khẩu vị riêng mà mẹ bầu có thể ăn cùng với đậu phộng, nho khô hoặc mật ong.
 

Những gợi ý “vàng” cho bữa sáng của bà bầu 1
Các sản phẩm làm từ bột mì là một trong những gợi ý tốt cho bữa sáng của bà bầu.


Các sản phẩm từ đậu

Khi mang thai, nhu cầu về canxi là rất lớn. Chính vì vậy mà sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu luôn là lựa chọn tối ưu mà các mẹ bầu được khuyên dùng trong bữa sáng của bà bầu. Ngoài ra, một ly sữa ấm trước khi đi ngủ cũng có thể giúp phụ nữ có thai ngủ ngon giấc hơn.

Thịt nạc

Thịt nạc rất giàu sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thu. Sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyên chở oxy và tổng hợp tế bào hồng cầu. Ăn thịt nạc cũng giúp mẹ bầu cung cấp đủ máu cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy vài miếng thịt nạc cho bữa sáng của mẹ bầu là gợi ý hay trong chế độ dinh dưỡng.

Những gợi ý “vàng” cho bữa sáng của bà bầu 2


Rau xanh

Rau có màu đậm thường chứa hàm lượng vitamin cao. Trong các loại rau thì bắp cải là nguồn cung cấp canxi dồi dào, bông cải xanh giàu acid folic, các chất xơ và chất chống oxy hóa.

Một lý do nữa mà mẹ bầu được khuyên là nên dùng rau trong bữa sáng, đó chính là vì bữa sáng là bữa cung cấp khoảng 50% chất dinh dưỡng cua cơ thể trong suốt một ngày. Ăn nhiều rau vào bữa sáng khi mang bầu sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải chất độc tốt hơn.

Đậu đỏ

Được đánh giá là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, đậu đỏ có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Không chỉ vậy, đậu đỏ có chứa hàm lượng omega – 3, protein phong phú. Ngoài ra, lượng vitamin có trong đậu đỏ còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ bị mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ bầu có thể dùng đậu đỏ để hầm thành soup hoặc nấu cháo ăn trong bữa sáng sẽ giúp chống táo bón, hạn chế nóng trong người.

Những gợi ý “vàng” cho bữa sáng của bà bầu 3
Bữa sáng của bà bầu nên có đậu đỏ vì nó giúp xóa tan mệt mỏi trong thai kỳ.


Dâu tây

Tráng miệng bằng dâu tây sau bữa sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong dâu tâu có chứa vitamin C, kali và mangan giúp chống viêm và hỗ trợ xương của người mẹ luôn chắc khỏe.

Thường xuyên ăn dâu tây còn có thể giúp giảm đau khớp trong thai kỳ. Ngoài ra, dâu tây cũng được đánh giá là loại quả có chứa nhiều folate giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

NHỮNG LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ

Bạn sắp trở thành mẹ, điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý.

Thực phẩm nên đa dạng

Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên:

- Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày.

- Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…)

- Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm.

- Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa).

- Uống nhiều nước trong ngày.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 1
(Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý

Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải .

Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối. 

Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho tam cá nguyệt đầu tiên đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua. 

Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần.

Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình. 

Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người.

Vitamin cần bổ sung

Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống. 

Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng. 

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 2
(Ảnh minh họa)

Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé. 

Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống..., Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt...

Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý. 

Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh

Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển của trẻ. 

- Hải sản, sushi, cá... Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp.

- Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn.

- Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe. 

- Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt. 

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 3
(Ảnh minh họa)

Ăn kiêng khi mang thai

Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý.

Cân nặng hợp lý
 

Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,…

Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý