Bà bầu ăn bánh mì có ảnh hưởng tới thai nhi không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn bánh mì có ảnh hưởng tới thai nhi không?

06/11/2015 12:00 AM
648

1. Thực phẩm chứa chất béo chưa chuyển hóa

Mặc dù nguy cơ gây gại của chất béo chưa chuyển hóa được biết đến từ đầu những năm 1990 nhưng đến tận năm 2006, chúng mới được chính thức in trên thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. rất nhiều người tiêu dùng nói rằng họ đã không sử dụng loại thực phẩm này từ rất lâu rồi, tuy nhiên, một số sản phẩm vẫn có chứa loại chất béo không tốt này.

Chất béo không chuyển hóa gây hại vì nó làm tăng lượng cholesterol trong máu và làm giảm mức độ bảo vệ tim mạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, chất béo không chuyển hóa cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến màng tử cung và gây vô sinh. Thậm chí có 1 số nghiên cứu còn cho rằng, chất béo này gây nguy cơ em bé bị nhẹ cân hoặc sinh non. Vì vậy, dưới đây là những sản phẩm bạn nên tránh xa:

Đồ chiên: Trong khi hầu hết các cửa hàng thức ăn nhanh đã chuyển sang sử dụng loại dầu chiên có thể hydrat hóa, nhưng 1 số cửa hàng vẫn còn dùng loại dầu có chất béo không chuyển hóa được. Nó được dùng để chiên các loại như khoai tây chiên, bánh, phô mai chiên...Bạn có thể hỏi trước nhà hàng về loại dầu chiên mà họ sử dụng, sau đó thì cân nhắc việc dùng các loại thực phẩm này vì nó chứa nhiều calo và lượng natri cao.

Bơ thực vật, đồ ăn đông lạnh và kem không chứa sữa: Một số công ty đã loại bỏ chất béo không chuyển hóa ra khỏi thành phần sản phẩm, tuy nhiên một số công ty vẫn còn sử dụng, để chắc chắn, bạn nên đọc kĩ thành phần dán ở nhãn sản phẩm. Ngoài ra, một số sản phẩm không liệt kê chất béo trong thành phần  khi chất béo đó dưới 1 gram/sản phẩm, nó có thể là bơ thực vật hoặc kem nguyên chất không an toàn. Để chắc chắn, bạn nên dán sẵn 1 danh sách những loại dầu có thể hydro hóa và sử dụng chúng.

Bánh quy và bánh hỗn hợp: Có chất béo khó tiêu trong các loại bánh à? Đúng vậy. Một số công ty có thể cho chất béo vào bánh để giúp chúng sáng bóng và mịn hơn. Một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh, trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào bạn cũng nên đọc kĩ thành phần dinh dưỡng để chắc chắn không có chút xíu chất béo nào, cũng như kiểm tra các loại dầu ăn có thể hydro hóa. 

2. Thực phẩm có đường

Bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem là những loại thực phẩm chứa rất nhiều đường, tuy nhiên những chất ngọt vẫn có thể có mặt khắp nơi, không chỉ trong các loại bánh kẹo. Không chỉ giúp làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì, chất ngọt còn không mang lại bất kì giá trị dinh dưỡng nào. và nếu bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường thai kì, cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ isulin để kiếm soát lượng đường dư trong máu mà bạn nạp vào. Dưới đây là 1 số món ăn có chứa đường mà có thể bạn không biết:

Bánh mì và bánh bông lan cuộn: Mật mía, hương bắp, si rô và 1 số chất ngọt khác thường được tìm thấy trong bánh mì. Trong khi lượng đường không được vượt quá 5gram, có lẽ tốt hơn khi bạn thay lượng đường này bằng 1 chút kem?

Các món đồ ăn đông lạnh: Pizza đông lạnh, thịt đông lạnh, đặc biệt là các bữa ăn nhanh của người châu Á có thể có chứa đến 20gram đường trong mỗi khẩu phần. Nếu một bữa ăn có hơn 10gram đường trong mỗi khẩu phần thì tốt hơn hết bạn nên bỏ qua chúng.

Sốt trộn salad: Không có gì sai nếu bạn trộn thêm các loại sốt vào món salad để giúp chúng trong đẹp mắt và mùi vị ngon hơn. Nhưng tốt nhất là bạn nên nghĩ đến sức khỏe của mình trước. Một số loại sốt đóng chai chứa tối 8 gram đường trong mỗi 2 muỗng canh. Các loại sốt ngọt không béo vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn vì chúng có thể thay thế các chất béo có đường hoặc hương si rô giúp cho món rau trộn của bạn thơm ngon hơn.

Đồ ăn nhẹ (bắp rang bơ, snack, bánh quy giòn...). Thậm chí ngay cả khi những món ăn này không hề có vị ngọt thì nó vẫn có chứa đường. Bánh bột ngũ cốc có thể chứa rất nhiều đường, đặc biệt là loại bánh có mứt kem. Còn bánh quy giòn có thể chứa 1 gram đường mỗi chiếc.

Ngũ cốc: Chắc bạn biết là bạn nên tránh ăn các loại ngũ cốc dành cho trẻ em, thậm chí cả các loại ngũ cốc giúp trẻ phát triển vì hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt này đều có chứa 14-16 gram đường cho mỗi khẩu phần, chiếm khoảng 1/2 lượng đường bạn cần nạp trong 1 ngày. Luôn nhớ xem thành phần dinh dưỡng của sản phẩm trước khi bạn quyết định mua hay không. Nếu thành phần đầu tiên là đường, tốt hơn hết bạn nên cất nó lại lên kệ.

3. Soda và nước ngọt

Không chỉ cà phê mà bạn nên đặt cả cola và soda vào danh sách những thức uống không sử dụng trong lúc mang thai. Vì trong các loại nước này chứa lượng đường rất cao. trong 360 ml cola có chứa 27 gram đường - tương đương khoảng 7 muỗng cà phê. 

Các loại đồ uống đóng chai khác cũng không tốt cho bà bầu. Trà đá ngọt, nước ép đóng chat, nước chanh đều chứa từ 20-35 gram đường mỗi chai nhưng lại không cung cấp chất dinh dưỡng gì. Chính vì vậy, cách tốt nhất để làm dịu cơn khát của bạn là uống nước tinh khiết, sữa và nước ép nguyên chất (100%) hoặc nước rau. Nếu bạn thấy nước tinh khiết quá nhạt nhẽo, bạn có thể cho thêm vài lá đinh hương hoặc vài lát chanh để chúng thú vị hơn.

4. Thức ăn chứa nhiều natri (muối)

Thông thường, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn mặn trong 3 tháng đâu thai kì. Tuy nhiên, muối thực sự không tốt cho phụ nữ giai đoạn này. Mang thai làm cho cơ thể bạn dễ bị phù và trữ nước, nari trong muối lại làm cho tình trạng này tồi tệ hơn mà thôi. Ngoài việc hạn chế nêm muối trong thức ăn, nên tránh một số đồ ăn có lượng natri lên đến 2.300 mg/ngày.

Đồ đông lạnh: Muối là 1 chất bảo quản tự nhiên, chính vì vậy, các loại thịt đông lạnh thường chứa rất nhiều muối. Một số loại có hàm lượng lên đến 1.000 mg, Đây không phải là lựa chọn tốt cho những ngày đang mang thai của bạn. Vì vậy nên xem trước thành phần và chọn những loại thực phẩm chứa dưới 500 mg muối

Bánh mì và bánh bông lan cuộn: Bánh mì thường không có vị mặn nhưng muối luôn được cho vào để tăng hương vị. Một bánh bông lan cuốn có thể có tới 400 mg muối, còn nếu bánh nhân bơ thì có hơn 800 mg

Thức ăn bán sẵn và đồ ăn nhẹ: Thông thường bạn dùng bữa trưa với đồ ăn nhẹ, thịt làm sẵn, bơ và một ly nước ép, những sản phẩm làm sẵn này có chứa nhiều muối (hơn 800 mg), nitrat và đường. Tốt hơn hết bạn nên mang theo thức ăn nhanh hoặc bánh mì của riêng mình khi ở nơi làm việc hoặc đi trên đường.

Súp: Súp đóng hộp là một trong những thủ phạm chứa nhiều muối, mỗi hộp có thể có đến 900 mg muối (thậm chí có thể nhiều hơn). Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận khi dùng súp tại các nhà hàng lớn, chúng cũng có thể chứa nhiều muối. Mì ramen đóng hộp cũng chứa cả tấn muối và chất béo.

Tóm lại: Nên chọn các loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến là tốt nhất và bạn sẽ có thể giảm được lượng muối, đường và những chất phụ gia không tốt khác nạp vào cơ thể 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý