Cách chăm sóc Nhím kiểng phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc Nhím kiểng phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh

19/04/2015 12:20 PM
2,132

Cách chăm sóc Nhím kiểng phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh. Nhím kiểng có tên tiếng Anh là Hedgehog, các bé nhím kiểng có xuất xứ châu Á, châu Âu, châu Phi, New Zealand. Chúng hoạt động chủ yếu vào lúc đêm khuya. Thức ăn của nhím kiểng rất đơn giản, có thể là những loại côn trùng như châu chấu, kiến, mối... hoặc thức ăn đóng hộp dành cho mèo. Chúng có tuổi thọ trung bình 4 năm tuổi. Chu kì sống cao nhất kỉ lục đến 9 năm tuổi.





CÁCH CHĂM SÓC NHÍM KIỂNG

Những điều nên biết khi nuôi nhím cảnh phần

I. Giới thiệu:

- Shop quà tặng 1102 chuyên cung cấp nhím cảnh – hedgehogs chất lượng cao. Nhím khỏe mạnh không bệnh tật, không mùi hôi được chăm sóc chu đáo đạt tiêu chuẩn xuất chuồng. Chúng tôi luôn sử dụng những chất liệu lót chuồng cao cấp cùng với thức ăn bổ dưỡng trong quá trình nuôi trước khi bán cho khách hàng. Vì vậy khi đến tay chủ nuôi mới các bé đều trong tình trạng khỏe mạnh, mặt bầu bĩnh chân tay mũm mĩm, di chuyển vui chơi linh hoạt. —> Điều này khác với những nơi cung cấp với mục đích kinh tế khác.

Nhím kiểng - hedgehogs


- Ngoài ra chúng tôi cung cấp đầy đủ những phụ kiện cần thiết dành cho bạn nuôi nhím cảnh tại Hà Nội và tư vấn đầy đủ cách nuôi nhím không tốn kém chi phí mà hiệu quả cao.


II. Những điều cần biết khi nuôi nhím cảnh:

1- Phân biệt nhím đực, nhím cái.

Phân biệt nhím đực - cái

- Để cẩn thận chúng ta cần cân nhắc nên nuôi nhím cái hay nhím đực, điều này hết sức cần thiết cho việc bố trí chuồng nuôi hợp lí.

   + Nuôi nhím đực chung chuồng dễ dẫn đến nhím cắn nhau 1 mất, 1 bị thương.

   + Nuôi nhím cái chung chuồng -> mây thuận gió hòa không sao cả (tốt nhất là nuôi chung từ bé).

   + Nuôi nhím cái – đực chung chuồng cực nguy hiểm chắc chắn có chết chóc xảy ra. Nhím cái sẽ mang bầu sớm hơn so với tháng tuổi, nhím mẹ sẽ không đủ sức để đẻ hoặc con non sinh ra sẽ bị yếu và cũng có thể nhím bố, mẹ sẽ cắn chết nhím con.

- Độ tuổi để nhím sẵn sàng giao phối và nhân giống từ 5-6 tháng tuổi mặc dù nhím 8 tuần tuổi cũng có khả năng sinh sản.

- Vì vậy nếu bạn nuôi 1 cặp đực nên nuôi 2 chuồng, 1 cặp cái – đực nên nuôi 2 chuồng, 2 cái trở lên chỉ cần 1 chuồng nuôi đủ rộng, nuôi 2 cái trở lên – 1 đực cũng chỉ cần 2 chuồng.

( Cách để nhím đực – cái phối giống quà tặng 1102 sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất ).


2- Chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn:

  Rất nhiều cách để tạo ra chuồng nuôi nếu bạn có sẵn những vật liệu cần thiết, có thể nuôi nhím ở chuồng được làm bằng mica, bể kính, hoặc lồng hamster.

- Để chuồng nuôi ở nơi thoáng mát tự nhiên tránh ánh nắng thiêu trực tiếp, tránh gió thổi trực tiếp, không để phòng điều hòa.

- Chuồng nuôi phải có máng ăn, bình nước luôn sạch sẽ ( khoảng 2 ngày bạn nên rửa máng ăn và thay bình nước 1 lần). “Wel chạy và bóng chạy” rất cần thiết vì trong môi trường nuôi nhốt chúng ko phải đi tìm thức ăn. Nhím sẽ ít vận động từ đó tuổi thọ nhím sẽ giảm so với môi trường tự nhiên. Trong môi trường hoang dã nhím là loài vật chậm chạp chúng vận động cơ thể chỉ với hình thức đi tìm thức ăn.

Chuồng nhím

Chuồng nhím đầy đủ phụ kiện

- Vật liệu lót chuồng quà tặng 1102 cung cấp gồm có: Mùn lót, gỗ nén và cát san. Để đảm bảo sạch sẽ cho chuồng nuôi bạn nên thay lót 2-3 ngày 1 lần. Nên lót 3 lớp mỏng những bằng những vật liệu trên cho chắc ăn như vậy chuồng nuôi sẽ không bị bốc mùi do chất thải của nhím và luôn khô ráo.

Gỗ nén lót chuồng

Gỗ nén

Cát san lót chuồng


Nên chọn nhím kiểng như thế nào



Với kinh nghiệm nuôi của tôi, tôi nghĩ nhím kiểng phải đạt ít nhất 1,5 tháng tuổi. Vì sao ư? Ở lứa tuổi này, các bé nhím kiểng đủ nhỏ để chúng ta có thể thuần dưỡng bé, tạo nên các thói quen cho bé và dễ tiếp xúc với bé hơn. Đã có không ít người nuôi, chọn các bé quá lớn. Kết quả là quá khó để tiếp xúc với các bé.


Về thể hình, một anh chàng (cô nàng) được coi là lý tưởng khi đạt trọng lượng dao động khoảng 100g ( cỡ quả trứng gà ). Khi mua một bé, chúng ta nên quan sát tổng thể, để thử xem chúng có bị dị tật ở bộ phận nào không? Quan trọng là chân phải cứng cáp.Cố gắng quan sát cặp mắt, nếu mắt bé chưa mở tối đa, còn một lớp màng mỏng bao bọc thì không nên mua. Vì sao ư, vì các bé như vậy là chưa đủ độ tuổi để tách xa mẹ. Bé nhím kiểng có thể tự ăn uống, và không cần chủ nuôi phải chăm sóc nhiều. Xin lưu ý, ở lứa tuổi như nói trên, nên đâm thức ăn hơi nhuyễn cho các bé. Để tránh các bệnh đường ruột.

Về phần thể hình của các bé nhím kiểng  chúng tôi chỉ có thể nêu sơ lược như vậy, để nắm bắt được rõ hơn, xin mời các bạn đón đọc các bài viết tiếp theo. Các bạn thông cảm cho vấn đề này. Vì chúng tôi muốn những thông tin chúng tôi cung cấp về nhím kiểng đến các bạn là chính xác nhất.



Vậy nên chọn mua nhím kiểng ở đâu là hợp lý? Câu trả lời là các shop và trang trại uy tín. Vì họ có nhiều con giống, tránh để trùng huyết. Khi đến, các bạn hãy hỏi thử chủ nuôi và quan sát thử xem chế độ dinh dưỡng cho các bé như thế nào và những bé nào là cha và mẹ của chúng? Nhưng các bạn hãy yên tâm, vì các bé nhím kiểng do giao phối trùng huyết thường rất yếu ớt, dễ nhận ra. Và một điều quan trọng là không một người kinh doanh nào muốn khách hàng quay lưng với mình. Điều đặc biệt cần đáng được quan tâm là trong chế độ dinh dưỡng cho các bé là nhím kiểng mẹ trong thời kì mang thai và nuôi con! Các mẹ nhím phải được bổ sung tối đa để đảm bảo cho ra lò một bầy baby khỏe mạnh! Vì đây là giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến các bé nhím kiểng về sau.


Hiện tại, có rất nhiều shop, trang trại vì mục tiêu lợi nhuận, đã cho các bé nhím kiểng nhà ta ăn Ferlipro, một loại thức ăn rẻ trên thị trường. Do giá thành rẻ nên chất lượng thức ăn cũng vì đó mà suy giảm. Điều đó đã dẫn đến tình trạng 
bé chậm lớn, không đạt chuẩn sức khỏe. Khi được hỏi về thức ăn và chúng tôi yêu cầu họ cho xem mẫu và túi thức ăn, họ từ chối với lý do này đến lý do khác, hoặc những lý do đại loại như là: bao thức ăn để ở nhà bếp, trong phòng chẳng hạn. Với những người bán như thế, tốt nhất là nên ra chạy xe đến chỗ khác tốt hơn. Một điều nữa, khi đến những trang trại mua, mà bạn ngửi thấy mùi phân, nước tiểu nồng nặc, thì tốt nhất cũng nên "chia tay" chủ trại. Một trang trại muốn đàn nhím kiểng của họ luôn sạch sẽ và cho nâng suất tốt thì bảo đảm rằng họ sẽ không bao giờ cho các bé yêu của họ phải ngửi những mùi khó chịu đến như vậy. Các bạn nên cảnh giác với các trang trại và shop này. Tôi xin phép không được nêu tên cụ thể.



Xin chủ nuôi bắt bé đem ra sàn nhà và quan sát dáng đi của bé. Nếu bé nào đi khập khiễng, hay đi rất yếu thì không nên lấy. Những bé dữ quá cũng không nên lấy (đặc biệt là đực). Trong số khoảng 10 con đực thì có đến hơn 6 con có tính khí rất dữ khi nhốt riêng từ nhỏ. Vì chúng đã quen với việc sống độc lập. Đối với các bạn nào mua nhím kiểng vào tháng 6 và 7 ở miền Nam thì nên lưu ý một vài điều: Vì đây là tháng bắt đầu mùa mưa nên tình trạng các bé dưới 2 tháng tuổi bị sổ mũi rất là nhiều, vì vậy, hãy kiểm tra thật kĩ trước khi mua nhé, quan sát coi có bị chảy nước mũi không, thở có khò khè hay không. Quan sát xem có đi phân xanh. Nếu có những triệu chứng đó, chứng tỏ những bé này đang bị rất nặng. Kết hợp tất cả những ý trên, các bạn thực hiện đúng như vậy, một bé nhím kiểng khỏe mạnh, đáng yêu sẽ luôn ở bên bạn là điều không quá phải ngạc nhiên

Chăm sóc nhím kiểng 

Chuồng nuôi của nhím kiểng:


Cũng giống như chuồng hamster, nhưng so sánh về mức độ các phụ kiện và đồ chơi thì chuồng nhím không cần nhiều như thế. Một chuồng nhím có thể được xem là ok nhất nên được làm bằng kính hoặc mica, kích thước khoảng 60*30*30 (dài* rộng*cao) (dành cho 1 bé). Với kích thước như vậy, sẽ đảm bảo nuôi từ nhỏ đến lớn. Quan trọng, phải để ở nơi rộng rãi, khô ráo, thoáng mát và ít tiếng ồn. Trong chuồng, các bạn có thể trang bị thêm một số vật dụng như: chén ăn, bình nước, bánh xe (wheel), hoặc nhà ngủ. Lưu ý, với những vật dụng đó, nên chọn loại bằng chất liệu nhựa, mica hoặc sứ là ok nhất.


Thức ăn và chế độ dinh dưỡng:

Cũng giống như các loài gặm nhắm khác, nhím kiểng có thể ăn được nhiều thứ: sâu gạo, cào cào, dế và các loại rau quả như lê, dưa leo, táo, bí….Đó chỉ là dành cho một bộ phận nhím kiểng. Có bé thích khẩu phần này, có bé thích khẩu phần khác. Chính vì vậy, các nhà lai tạo đã tập dần cho chúng ăn thức ăn cho mèo đóng hộp (có thể mua ở siêu thị, hay hiệu thú ý). Tùy vào độ tuổi, hành vi, tập tính, giới tính của từng bé mà chúng ta có thể áp dụng chế độ ăn. Một ngày có thể được chia làm 3 bữa ăn chính: sáng, chiều và tối. Thức ăn tốt nhất thì không nên để qua ngày. Nguồn nước phải lọc sạch, không nhiễm phèn, hóa chất. Liều lượng thức ăn thì nên dựa vào nhu cầu của bé mà định đoạt.


Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho các bé nhím kiểng. Thêm vào khẩu phần ăn của các bé một ít phô mai, thịt luộc xé nhuyễn chẳng hạn. Kèm theo là các loại rao củ giàu vitamin. Cho nhím kiểng cái bổ sung thêm viên C sủi bọt.


Các loại sữa nhím kiểng được phép uống:

Một số diễn đàn cho rằng có thể cho nhím kiểng uống sữa bột không đường. Ý kiến này chúng tôi chưa thể kiểm chứng tính xác thực của nó, vì chưa đưa ra cụ thể là nhím kiểng ở lứa tuổi nào mới có thể uống được sữa bột. Tuy nhiên, đối với các bé baby, nếu mẹ chúng không cho bú thì có thể dùng sữa dê không đường (chưa qua chế biến, lấy tại trang trại). Cách cho bú như sau: dùng chai thuốc nhỏ mắt, vệ sinh thật sạch chai, cho vào đó một ít sữa rồi nhỏ từ từ vào miêng bé. Chú ý, lúc cho bé bú, không nên để bé nằm ngửa, mà nên để bé theo chiều thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về phía trước. Nếu không bé sẽ bị sặc.

Vấn đề lót chuồng cho nhím kiểng:

Vật liệu lót chuồng hữu ích nhất cho nhím là mùn cưa gỗ thông. Ngoài tính khử mùi, chúng còn có thể hút ẩm, không mang lại nhiều tác dụng phụ như các loại khác (đặc biệt là loại có mùi thơm). Vì nhím kiểng là loài gặm nhắm, ăn nhiều, uống nhiều, nên chúng đi cũng nhiều (chỉ đối với các bé lớn). Do đó, tốt nhất là chúng ta nên lót thành 2 lớp. Lớp bên dưới nên là cát trắng mịn, bên trên là lớp mùn cưa. Nếu muốn nhím bạn khỏe mạnh, sạch sẽ thì nên dọn chuồng một ngày một lần. Dọn chuồng ở đây là thấy phần nào dơ thì hốt bỏ, thay phần khác, chứ không phải là toàn bộ.


Cách làm quen với các bé nhím kiểng:

Đây là câu hỏi muôn đời của dân chơi nhím. Không có gì là quá khó. Khi bé vừa mới về nhà bạn, hãy khoan động chạm vào chúng mà hãy để chúng được yên tĩnh, làm quen dần với môi trường xung quanh. Có nhiều bé khi vừa về đã lăn đùng ra ngủ, do quá mệt, cũng có nhiều bé, quậy phá vật dụng trong chuồng. Yên tâm nhé, tất cả điều là bình thường. Vì chúng đã trải qua một sự kiện lớn trong đời (chuyển hộ khẩu). Điều này chỉ diễn ra trong 2,3 ngày đầu. Qua những ngày sau đó, bạn hãy tăng cường độ tiếp xúc với bé. Dùng bao tay bắt bé lên và bỏ qua tay kia của bạn. Hãy kiên nhẫn để bé không co lại, kế đến, bé sẽ cạp cạp vào tay bạn, không phải cắn, mà chúng sẽ lấy mùi hương từ chính tay bạn hòa trộn với mùi nước bọt của chúng, rồi trét lại trên lông gai chúng. Thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn nhé, không nên tạo ra bất kì tiếng động hay mối đe dọa nào. Đối với nhím kiểng đực thì quá trình này kéo dài lâu hơn, nếu muốn bế bé, thì tốt nhất là thật cẩn thận, luồn tay xuống phần bụng và ẵm bé lên




1. Chọn Mua Các Bé
Những ai mới bắt đầu nuôi nhím kiểngthì nên mua các loại có độ tuổi khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi.
Không nên mua các loại có độ tuổi cao hơn hoặc thấp hơn. Lý do là những bé nhím quá nhỏ có tỉ lệ tử vong cao. Nhím đã lớn rất khó chơi đùa và tạo lập những thói quen tốt (khó huấn luyện). 
Một bé nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 6 - 7 cm, nặng dao động trên dưới 100g. Nhím con đã bắt đầu tập ăn và biết ăn.
Hầu hết thị trường hiện nay chỉ có nhím Việt Nam, nhím kiểng Thái Lan rất hiếm và giá bán khá cao. Chỉ có những trang trại lớn và nuôi theo hình thức công nghiệp mới có thể đầu tư loại nhím này. Nhưng hầu như không có trang trại nào. Chỉ 1 số trường hợp người nhà bên Thái gửi về cho người thân làm cảnh, rồi thấy thích thú mới nhân giống lên (số lượng này rất ít).
Cach lua chon nhim kieng tot
Chọn mua những chú nhím khỏe mạnh là việc đầu tiên
2. Thức ăn và nước uống  
Nước uống là thứ cần thiết nhất cho nhím kiểng, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột.
Bạn có thể cho nhím kiểngăn nhiều loại thức ăn, chẳng hạn như thức ăn cho mèo, rau củ, sâu bọ, thức ăn trộn tại các shop (Thường giá cao ), Các loại thức ăn cho mèo như: Me-O, Whiskas, Royal Canin…
Ngoài ra chúng ta cần bổ sung chất xơ và vitamin cho nhím kiểng, có thể mua tại các shop. Không nên cho bé đực ăn hay uống quá nhiều vitamin C, vì có thể gây vô sinh. 
3. Chuồng Nuôi
Có rất nhiều loại chuồng trên thị trường, nhưng theo tôi, có 2 loại là tốt nhất:
- Bể kính nuôi cá hay bể mica
Ưu điểm: trong suốt, đặt trong phòng ngủ hay phòng khách thì toát lên vẻ sang trọng, không dơ.
Nhược điểm: các mùa khác thì không nói làm gì, chứ mùa hè thì nóng chết đi được, bí gió quá mà.
Chuong nuoi nhim kieng
Chuồng nuôi nhím kiểng 
- Chuồng lồng như tại các shop
Ưu điểm: đẹp đẽ, nhiều kiểu dáng, không quá bí gió
Nhược điểm: nếu để ớ phòng ngủ hay phòng khách, hôi quá đi thôi, còn nữa, vào mua đông, chắc phải thiết kế thêm cái mền cho nó quá.Theo ý tôi, tốt nhất nên sử dụnh bể kính hay chuồng mica, vừa tiện lợi, rẻ, dễ làm, ko hôi.. Về lót chuồng, cũng có rất nhiều loại cho các bạn chọn lựa.

4. Lót chuồng:
Có thể dùng những thứ sau đây để làm lót chuồng: Mùn cưa, gỗ nén, cát sạn, giấy viên

Lot chuong cho nhim kieng
Mùn cưa
Lot chuong cho nhim kieng
Cát Sạn


Lot chuong cho nhim kieng
Gỗ nén
Lot chuong cho nhim kieng
Giấy viên
5. Phòng và trị bệnh:
Các em ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa thì chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Tuyệt đối phải lót chuồng bằng các vật dụng kể trên, vì nếu không lót, sau một thời gian chúng sẽ tử vong. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.
6. Sinh sản
Nhím kiểng sẽ bắt đầu giao phối khi chúng đạt 5 tháng tuổi
Con đực sẽ bắt đầu ve vãn con cái, nếu các điều kiện tự nhiên và thể chất thuận lợi, chúng sẽ tiến hành giao phối.. Một tháng sau chúng ta sẽ được một bầy nhím kiểngbaby.
Có thể nhốt chung con đực và con cái trong quá trình giao phối, và khi tới gần ngày đẻ, bắt bé đực ra riêng.
Cách phân biệt nhím kiểng đực và cái:

Phan biet nhim kieng duc cai
Khi nhím kiểng con vừa được đẻ ra sẽ có màu hồng, chúng ta có thể bắt lên được rồi, một số bài viết bảo là không bắt được. Nhưng kinh nghiệm 3 năm nuôi của tôi chứng minh, chạm vào nhím kiểng baby không ảnh hưởng gì hết.. Nhớ cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho bé mẹ trong quá trình nuôi  con. Một tháng rưỡi sau là có thể tách mẹ


Hướng dẫn làm chuồng nuôi nhím đúng kỹ thuật
Chữa bệnh tiêu chảy cho nhím hiệu quả
Chữa bệnh đau dạ dày bằng dạ dày nhím hiệu quả bất ngờ
Kỹ thuật chế biến thịt nhím món ăn ngon và bổ dưỡng
Bí quyết chọn gà chọi hay
Bí quyết nuôi gà chọi
Cách chọn gà chọi ngon
Kỹ thuật nuôi gà chọi



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý