Bà bầu ăn gì khi bị động thai?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn gì khi bị động thai?

19/04/2015 12:21 PM
17,321
Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Mẹ bầu nên ăn gì và xử lý như thế nào khi bị động thai, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

NÊN LÀM GÌ KHI BỊ ĐỘNG THAI?
 

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất. Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khoẻ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.

2. Cách nhận biết hiện tượng này

Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng thì cần chú ý. Một số trường hợp là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo... thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.

3. Phân biệt các dấu hiệu của doạ sảy thai (động thai) và sảy thai

- Nếu bị dọa sẩy thai bạn sẽ thấy: Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

Nên làm gì khi bị động thai? - 1
Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng thì cần chú ý. 

- Nếu là sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

Như vậy, động thai (theo cách gọi của dân gian) là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điểm báo trước” của hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

4. Nên làm gì khi bị động thai?

- Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được an thai một cách bữa bãi.

- Khi đau, tránh xoa bóp bụng.

- Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.

- Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.

- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

5. Để phòng, tránh động thai bạn cần:

- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.

- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

- Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

NHỮNG MÓN ĂN GIÚP BÀ BẦU AN THAI

Với phụ nữ mnag thai thì chế độ dinh dưỡng của họ phải được tăng lên, các món ăn cần phải phong phú, đủ chất, nhưng là chưa đủ nếu bạn không có kiến thức gì về các món ăn có thể dưỡng thai.

1. Bạn biết gì về hạt hướng dương?

Cái này không chỉ để cho chị em ngồi cắn chơi trong những dịp lễ tết đâu, trong hạt hướng dương rất giàu vitamin E  giúp an thai và còn làm giảm nguy cơ sảy thai nữa chứ.

2. Thấy bà bầu ăn mía bao giờ chưa?

Thật ra thì mía rất tốt cho việc an thai của bầu, nhưng chúng phải được làm theo một bài thuốc sau đây thì nó mới có tác dụng an thai. Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2 lần.

3. An thai với cháo cá chép:

Nói đến này chắc khỏi giải thích thì ai cũng hiểu rồi heng, cá chép mà đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ hay nấu chung với hành nghệ đều có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa. Còn cách nấu nó như thế nào thì tui tin chắc rằng với sự đảm đang của phụ nữ Việt thì ai cũng thừa sức làm được món này. hehehe

4. Cháo gà gạo tẻ tuyệt cú mèo:

Đây chính là món an thai tốt nhất cho bà bầu và cho cả người già suy nhược cơ thể nữa. Nên nhớ món này hãy sử dụng thịt của con gà mái đen nó mới tốt nhất được.

5. Cho thai phụ ăn trứng gà hàng ngày:

Đặc biệt là luộc trứng gà với rượu cho thai phụ ăn hàng ngày sẽ giúp an thai, bồi bổ cơ thể. Hay trứng gà kết hợp với ngải cứu là một bài thuốc dân gian để an thai tốt và tốt trong việc điều trị trụy thai.

Bài thuốc trứng gà an thai được áp dụng như sau: Bà bầu mang thai tháng thứ 2 ăn mỗi tuần 2 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu.

Mang thai ở tháng thứ ba, 2 tuần ăn món canh trứng gà ngải cứu một lần.

Mang thai ở tháng thứ tư, ăn một lần/tháng. Bài thuốc này sử dụng điều độ, đúng liều lượng sẽ giúp bà bầu tránh được sự suy nhược của sức khoẻ.

6. Gan gà:

Chưng với rượu ăn hàng ngày cũng giúp an thai, bồi bổ khí huyết.

Trên đây chính là danh sách các món ăn bổ dưỡng ai thai cho bà bầu, ngoài ra bà bầu cũng nên nhớ tránh ăn các món cay nóng, quá mặn, hay thực phẩm đã biết chất và các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ... cần tạo cho tinh thần vui tươi mỗi ngày để khi sinh em bé khỏe mạnh hơn. Các ông chồng cũng nên chú ý đến vấn đề này nhé, trong quá trình mang thai món quà lớn nhất của mình mang đến cho vợ đó chính là tinh thần vui vẻ, sảng khoái cộng với những món ăn bổ cho thằng ku tý trong bụng là điều quý giá và hạnh phúc nhất đấy.


NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI DÀNH CHO MẸ BẦU
 

Những lưu ý khi mang thai lần đầu mách bạn các cách chăm sóc tốt nhất cho mẹ và thai nhi, xua tan lo lắng và bối rối trong thai kỳ.

Khám thai lần đầu rất quan trọng

Khám thai lần đầu

Khi phát hiện có thai các mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Bạn nên khám thai trước khi thai được tám tuần tuổi, để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi tránh tình trạng sảy thai. Khám thai lần đầu rất quan trọng mà các mẹ nên lưu ý khi mang thai, bác sỹ sẽ chẩn đoán tuổi thai nhi, ngày sinh chính xác hơn các tháng giữa và cuối của thai kỳ.

Vận động tốt cho thai kỳ

Vấn đề cần quan tâm

Ben cạnh việc khai báo các thông tin về sức khoẻ của mình cho bác sỹ biết, các mẹ cũng sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm sau:

 - Khám tổng quát: Cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa… xét nghiệm huyết trắng, tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc các tế bào bất thường để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

- Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, xác định xem bạn có thiếu máu hay không, ngoài ra còn phát hiện được một số bệnh như viêm gan B, HIV để kịp thời can thiệp tránh lây bệnh cho con.

- Thử nước tiểu để biết bạn có mắc bệnh về đường tiêt niệu và một số bệnh khác hay không.

“Yêu” thế nào cho an toàn khi mang thai

Cần được tư vấn từ bác sỹ

Mang thai lần đầu còn thiếu kinh nghiệm nên bạn cần sự giúp đỡ của bác sỹ hơn ai hết để biết được những lưu ý khi mang thai là gì nhé!

Các mẹ nên hỏi bác sỹ những thông tin như: Cần tránh các thức ăn gì? Giờ giấc nghỉ ngơi thế nào cho tốt? Vận động thế nào cho tốt mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt nên tham khảo các tư thế, cách yêu trong khi mang thai sao cho đúng, an toàn cho mẹ và bé.

Trên đây là những lưu ý khi mang thai lần đầu cho các mẹ nên tham khảo để có sức khoẻ tốt.


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
da.cho e hoi,e bi dong thai an ga ac co dc k z,xin giup e,e cam on a c nhiu a
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý