Cách giữ ấm bàn chân tốt nhất trong mùa đông lạnh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giữ ấm bàn chân tốt nhất trong mùa đông lạnh

19/04/2015 12:21 PM
4,595

Cách giữ ấm bàn chân tốt nhất trong mùa đông lạnh. Mùa đông, thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm... Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh chính là bàn chân, vì chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Vì thế ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm đôi bàn chân. Giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông.






CÁCH GIỮ ẤM BÀN CHÂN TỐT NHẤT TRONG MÙA LẠNH

Cần giữ ấm bàn chân trong mùa lạnh


 



 

 Xoa bóp bàn chân để tăng cường tuần hoàn máu.


Luôn vận động

Không nên ngồi ì một chỗ vì thời tiết lạnh mà nên thường xuyên vận động. Buổi sáng và buổi tối bạn có thể tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.  Đi bộ cũng là cách tốt nhất để cải thiện lưu thông máu cho bàn chân. Việc đặt áp lực lên đôi chân khi bạn đi bộ đã là một động tác để dồn lưu lượng máu trong các tĩnh mạch của bạn lên đôi chân. Trong khi ngồi làm việc hoặc xem ti vi bạn có thể gập các ngón chân lại và lại duỗi các ngón chân ra. Cứ lặp lại động tác này khi có thể hoặc làm ít nhất 10 phút mỗi ngày sẽ giúp chân khỏe mạnh và giảm đau.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa

Cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Không nên dùng bàn chân trần dẫm xuống chậu nước lạnh để giặt quần áo, chăn màn. Nếu phải làm ruộng, bạn nên đi ủng bảo vệ đôi chân.

Xoa bóp giúp lưu thông máu

Khi đi ra ngoài hay làm đồng về, nếu bàn chân lạnh cóng, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp hồi phục và giúp cho tuần hoàn tốt. Xoa bóp lâu gan bàn chân, nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của lòng bàn chân và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân.

Ngâm chân bằng nước ấm

Mùa đông, mỗi tối trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân vào chậu nước ấm cho chút muối ăn khoảng 10-15 phút. Nếu có điều kiện có thể dùng nước ấm pha chút tinh dầu bạc hà, hoắc hương hoặc nấu nước lá chanh, lá bạch đàn,… Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp “sưởi ấm” cho cả chân và cơ thể, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu thời tiết không quá lạnh, có thể thực hiện ngâm chân trong nước nóng rồi sau đó cho vào nước mát sẽ làm các mạch máu mở rộng và thu hẹp lại tương ứng. Việc này sẽ kích thích cho việc lưu thông máu tốt hơn.

Chú ý, khi đi ra ngoài lạnh về không nên hơ ngay bàn chân gần bếp lửa, lò sưởi dù là sưởi điện, không dùng túi chườm nóng, kể cả chăn sưởi ấm quá nóng. Dùng bít tất ngắn có chất liệu sợi bông, len. Nên đi giầy đế dày và có tấm lót. Nên thường xuyên thay tất, giữ vệ sinh cho đôi chân.


Khi bị lạnh mạch máu co lại, tuần hoàn máu chậm lại, bàn chân và các đầu ngón chân lạnh, có khi rất lạnh. Không những chỉ có cảm giác khó chịu mà còn có thể bị cước: Các ngón chân đỏ lên, bị kích thích, da bong, nếu các ngón chân chuyển màu trắng, chính là triệu chứng của hội chứng Raynaud, các ngón chân thiếu máu nuôi dưỡng, cảm giác da bì bì.

Không nên làm ấm đột ngột bàn chân. Ảnh minh họa.


Làm cho chân hoạt động

Buổi chiều tối khi đi làm về chớ vội sưởi chân hoặc ngâm chân vào nước nóng. Nếu làm thế rất nguy hại đối với da và mạch máu. Bạn nên nhúng chân vào nước lạnh. Tăng dần nhiệt độ bằng cách cho thêm chút nước nóng, nhưng không vượt quá 37 độ C. Có thể đi bộ chân trần, sau đó xoa bóp gan bàn chân

Ngâm chân để chuẩn bị xoa bóp

Khi cảm thấy bàn chân không lạnh nữa, ngâm chân vào nước ấm cho chút muối ăn. Nếu dùng thảo mộc như nước bạc hà, hoắc hương, lá chanh, lá bạch đàn càng tốt. Chú ý: nếu chân rất khô, bạn không ngâm chân, ngâm sẽ làm da chân khô.

Xoa bóp cải thiện tình trạng da

Xoa bóp hồi phục và giúp cho tuần hoàn tốt. Xoa bóp lâu gan bàn chân, nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của lòng bàn chân, và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân.

Không để tình trạng xấu hơn

Nên hạn chế tối đa các chất béo động vật, chính chúng gây ra cước chân. Không hơ bàn chân vào lò sưởi dù là sưởi điện, không dùng túi chườm nóng, kể cả chăn sưởi ấm quá nóng. Dùng bít tất ngắn và chất liệu sợi bông, len. Nên đi giầy đế dầy và có tấm lót.

Để phòng bệnh, mùa rét nên giữ ấm đôi bàn tay, đôi bàn chân. Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với nước và tắm nước ấm.

 

Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích để giúp ngăn ngừa đôi chân bị tê cóng và giữ ấm đôi chân bạn suốt cả ngày.

1. Giữ bàn chân của bạn luôn khô thoáng, sạch sẽ. Bằng cách này, bạn sẽ bảo vệ đôi chân không bị ẩm và đôi chân của bạn sẽ có nhiều cơ hội được giữ ấm.





 

2. Luôn đi giày thoáng khí ngay cả khi bạn ở trong nhà hay đi ra ngoài trời bởi vì chúng sẽ giúp đôi chân bạn được thông thoáng và khô nhanh hơn nếu có bị ẩm ướt.




 

3. Chú ý luôn để các đôi giày hay đôi bốt của bạn có thời gian khô ráo một cách hoàn toàn trước khi bạn đi chúng cho đôi chân trong thời tiết lạnh giá. 





 

4. Sắm cho đôi chân những đôi tất ấm áp được làm bằng chất liệu lông cừu, len, bông hoặc các loại vải đủ độ ấm áp tương tự sẽ giúp giữ cho đôi chân bạn ấm hơn.




 

5. Nhớ mang thêm tấm lót da trong đôi giày nếu bạn đang đi dã ngoại tại những vùng có tuyết để ngăn chặn tuyết khỏi tràn xuống bên trong giày mà có thể làm chân bạn ướt và bị lạnh.



 

6. Ngoài ra, để làm ấm đôi chân mỗi khi bạn đi ra bên ngoài thời tiết lạnh giá, bạn có thể mua thêm những miếng dán giữ nhiệt và dán dưới lòng bàn chân sẽ rất có hiệu quả giữ ấm trong vòng nửa ngày đấy!


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

 mẹo nhỏ giữ ấm ngày đông

Những bộ phận nào trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh nhất nhỉ? Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu và khám phá cách phòng tránh nhé!

Đầu

Nhiệt độ trong nhà thường cao hơn nhiều so với nhiệt độ ngoài trời, bởi thế trước khi ra đường các bạn hãy mặc quần áo đủ ấm nhé. Ngoài ra teen cũng nên đội thêm chiếc mũ len xinh xắn. Nó không những giúp phần đầu luôn ấm áp mà còn khiến bạn trở nên đáng yêu hơn. Đặc biệt với những bạn thường xuyên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm thì mũ len là phụ kiện không thể thiếu.

Cổ và gáy

Làm việc với tư thế cúi thấp đầu suốt thời gian dài khiến cơ và dây chằng sau gáy bị kéo căng. Vì thế chỉ cần hơi lạnh một tí, các cơ sẽ đột ngột co lại, cản trở lưu thông máu. Cách hiệu quả nhất để giữ phần cổ luôn ấm áp là quàng thêm chiếc khăn, hoặc đơn giản hơn là mặc những chiếc áo cao cổ bên trong.

Ngoài ra các bạn cũng nên tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng, như hai tay đan chéo sau gáy dùng sức ưỡn ngực ra phía trước đồng thời ngửa cổ ra đằng sau. Tư thế này rất có lợi cho các cơ cổ.

giu-am-a-353175-1372569842_500x0.jpg

 Lưng

Lưng là vị trí tập trung rất nhiều huyệt đạo trên cơ thể, không khí lạnh dễ dàng thông qua các huyệt đạo này mà ngấm vào cơ thể, ảnh hưởng đến xương và các bộ phận bên trong. Ngoài đau lưng, nó còn tác động đến sự hoạt động của cơ và các khớp.

Lưng là nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất, vì vậy hãy chọn chiếc áo có độ dày vừa phải để ánh nắng dễ dàng sưởi ấm toàn bộ cơ thế. Thường xuyên sưởi nắng sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

 Eo

Eo là vị trí nhạy cảm trên cơ thể bởi nó là nơi chứa thận. Nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng là do phần eo bị nhiễm lạnh, nhất là vào những ngày mưa dầm bệnh sẽ càng tệ hơn. Đối với XX, phần eo bị lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến buồng trứng và cơ quan sinh sản. Thế nên các bạn nữ cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho vùng eo nhé.

 Bụng

Tuyệt đối không được để bụng nhiễm lạnh. Lớp da dưới rốn không có mỡ nhưng lại có dây thần kinh chằng chịt, sự mẫn cảm đặc biệt với kích thích bên ngoài khiến phần rốn rất nhiễm lạnh dẫn đến đau bụng, có thể đi ngoài. Bị lạnh lâu thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới đường tiết niệu. Chính vì thế, trong những ngày đông các bạn không nên mặc áo ngắn để lộ phần bụng nhé, sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe đấy.

giu-am-b-693927-1372569842_500x0.jpg

 Đầu gối

Thấp khớp thường gặp ở người già, tuy thế các bạn trẻ cũng có thể gặp rắc rối với bệnh này, nhất là với những bạn nữ thích diện váy ngắn vào mùa đông. Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Biểu hiện và triệu chứng ban đầu của bệnh là chân đau, sưng tấy, các khớp thường xuyên tê cứng và bất động trong khoảng thời gian dài kèm theo cảm giác uể oải, mệt mỏi. Các bạn nữ cần đặc biệt chú ý bảo vệ đôi chân, tránh xa "căn bệnh xấu xí" này nhé.

Bàn chân

Bàn chân rất dễ bị lạnh bởi nó nằm ở vị trí xa so với tim nhất, lượng máu vận chuyển đến ít với tốc độ tương đối chậm. Hơn nữa lớp mỡ mỏng khiến cho cả bàn chân không được giữ ấm. Đặc biệt, bàn chân cũng là nơi tập trung nhiều mạch máu trên cơ thể, khi chân bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp, dạ dày và các cơ quan nội tạng, dẫn đến cảm cúm, đau bụng, thấp khớp và nhiều bệnh khác nữa. Chính vì thế, giữ ấm cho bàn chân là việc rất quan trọng, nhất là vào những ngày rét đậm thời tiết trở nên lạnh giá.

Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu khiến đôi chân duy trì sự ấm áp. Tuy nhiên cách ngâm thế nào cho đúng thì không phải teen nào cũng biết đâu nhé.

Trước hết về nhiệt độ nước, tốt nhất là nước nóng khoảng 40 độ, lượng nước ngập mắt cá chân.

Mỗi lần ngâm từ 20 phút đến nửa tiếng, có thể thay hoặc thêm nước để duy trì độ ấm. Sau khi ngâm da hơi đỏ là tốt nhất.

Bước cuối cùng, lau thật khô bàn chân đồng thời mát xa nhẹ nhàng cho các ngón và cả bàn chân trong khoảng 2 đến 3 phút.

Và để có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên đi ngủ sau khi ngâm chân khoảng 30 phút.

Ngoài việc chú ý giữ ấm các bộ phận nói trên, teen cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

Để giữ ấm vào mùa đông, bạn không nên mặc quần áo chất liệu cotton sát với da. Lý do là nó không giữ nhiệt tốt, thay vào đó hãy chọn quần áo chất liệu sợi tổng hợp hoặc một chất liệu tự nhiên như lụa. Dưới đây, BBC đưa ra một số cách giúp bạn giữ ấm trong những ngày mùa đông rét buốt:

 

mặc ấm

Dù ở trong nhà hay bên ngoài, bạn hãy nhớ mặc quần áo thật ấm vào mùa đông. Ảnh: internet

 Liên tục vận động

Cố gắng không ngồi một chỗ trong thời gian dài. Bạn hãy đứng dậy và đi lại một chút. Trong bất kỳ hoạt động nào từ đi bộ đến cửa hàng (nếu trời không quá lạnh) đến việc hút bụi, bạn hãy tranh thủ vận động để máu được lưu thông và bạn sẽ cảm thấy ấm hơn.

Nếu gặp khó khăn trong việc đi lại thì bạn hãy vận động tay, chân và ngọ nguậy ngón chân, ngón tay để giữ ấm.

 Ăn thức ăn nóng

Trong thời tiết giá rét, những thức ăn và đồ uống nóng sẽ cung cấp nhiệt và năng lượng cho cơ thể. Những thực phẩm như khoa tây, đậu, bánh mỳ, sữa, trứng, thịt và cá là nguồn cung cấp protein, năng lượng và vitamin, sẽ giúp bạn được khỏe mạnh. Bạn cũng cần ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

ăn thức ăn nóng

Trong thời tiết giá rét, những thức ăn và đồ uống nóng sẽ cung cấp nhiệt cho cơ thể. Ảnh: internet

 Mặc ấm

Dù ở trong nhà hay bên ngoài, bạn hãy nhớ mặc quần áo thật ấm. Nhiều lớp quần áo mỏng sẽ giúp bạn chống chọi với cái lạnh tốt hơn là mặc đồ may dày. Chẳng hạn một chiếc áo sơ mi, áo len hoặc áo nịt bên trong mỏng sẽ giúp bạn giữ ấm bằng cách tạo ra lớp không khí giữa những lớp áo. Quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp thì thường ấm hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không được quên quần tất dày hoặc những đôi vớ dài, đeo găng tay để giữ ấm bàn tay và bàn chân, những nơi xa nhất để dòng máu ấm có thể lưu thông đến.

Khi phải ngồi một chỗ, bạn hãy choàng một cái khăn lên vai hoặc quấn một cái chân ở đầu gối để giữ ấm. Bạn cũng cần đội mũ, điều này rất quan trọng vì nhiệt độ cơ thể bị mất qua đầu rất nhiều.

Vào mùa đông, bạn không nên mặc quần áo chất liệu bông sát với da. Lý do là nó không giữ nhiệt tốt ngay cả khi khô và khi bị ướt nó sẽ thoát nhiệt rất nhanh. Thay vào đó bạn hãy chọn quần áo chất liệu sợi tổng hợp hoặc một chất liệu tự nhiên như lụa.

Nếu tay bạn dễ bị lạnh thì không nên đeo đồng hồ bằng kim loại hoặc những chiếc nhẫn vào ngón tay vì chúng sẽ dẫn nhiệt khỏi cơ thể. Tương tự với khoen tai, khoen mũi..., bạn hãy cất chúng đi khi thời tiết quá lạnh.

Giữ nhà thật ấm

Bạn hãy cố gắng làm ấm phòng ngủ cả đêm trong những tháng mùa đông. Bạn có thể để nhiệt phòng ở mức 21 độ C hoặc cao hơn một chút. Điều này rất cần thiết khi trong nhà có người già. Nếu nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 16 độ C, họ rất dễ bị hạ thân nhiệt, đau tim hoặc đột quỵ.





Bài tập cho đôi chân hoàn hảo
Cách chọn váy cho cô nàng chân to cho đôi chân thon nhỏ hơn
Cách làm trắng da chân tay cho làn da đẹp nuột nà
Giải phẫu học bàn chân
Cách làm cho bắp chân thon nhỏ




(ST)
 


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý