Mẹo vặt chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo vặt chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

19/04/2015 12:22 PM
449

Mẹo vặt chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.


Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia!


Dưới đây là một vài quan niệm nhầm lẫn về thuốc Nam khi chữa dạ dày thông qua sự hướng dẫn, trả lời của DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM.


1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?


+ Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.


- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.



Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày. Ảnh minh họa NM


2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao ?


+ Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.




3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày ? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không ?


+ Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.




4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa ? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không ?


+ Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.


5. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi ?


+ Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.


6. Làm sạch dạ dày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày ?


+ Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được).


7. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày ? Có đúng không ?


+ Bao tử nhím ( không cần phải còn thức ăn bên trong ) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.


8. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không ?


+ Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày.


9. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai ?


+ Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa…


10. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng ? Có đúng không ?


+ Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.


11. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày ?


+ Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi



Những điều cần lưu ý khi bị đau dạ dày


  Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

<>Xem lại chế độ ăn

Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau <>dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine - rượu.

<>Ăn các thực phẩm nhạt

Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt.(Ảnh minh họa)

<>Tránh mất nước

Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

<>Dự trữ gừng

Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. (Ảnh minh họa)

Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.

<>Trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.

<>Chườm nóng

Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng.  Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

<>Uống thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

 

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày


Rối loạn dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.

Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chuối

Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày - 1

Chuối giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Gừng

Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng 4 gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.

Soup hoặc hỗn hợp táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.

Đu đủ

Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày - 2

Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu

Trà thảo mộc

Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.

Sữa chua

Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.


Thực phẩm "hại" người đau dạ dày


Đau dạ dày là bệnh phổ biến và thưởng xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng.

Đau dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virut, vi khuẩn và độc tố của chúng, thức ăn quá nóng, lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, E.coli…, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin…

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm bệnh trầm trọng thêm, gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất của cơ thể con người. Vì vậy, điều quan trọng là cho những người bị đau dạ dày cần hiểu và tránh các loại thực phẩm không phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

Thực phẩm chiên

Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm chiên. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn đang gặp rắc rối bởi tình trạng viêm đường ruột, đau dạ dày, thực phẩm chiên có thể gây tiêu chảy.

Hành tây chưa nấu chín

Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.

Thực phẩm "hại" người đau dạ dày - 1

Chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho bệnh đau dạ dày trầm trọng thêm (Ảnh: Internet)

Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.

Cà phê

Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.

Sô cô la

Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.

Nước cam

Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.

Quả đào

Quả đào vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đào chứa hàm lượng sắt phong phú, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người. Các pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón cho con người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn quá nhiều đào có thể gây đầy bụng.

Thực phẩm "hại" người đau dạ dày - 2

Đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Ớt

Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.

Kem

Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị bệnh dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.

Triệu chứng đau dạ dày

- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

- Nôn hoặc buồn nôn.

-  Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

- Sụt cân, mệt mỏi.


cách chữa tự nhiên cho bé đau dạ dày


Đau dạ dày là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng hầu hết những cơn đau dạ dày ở trẻ thường không nghiêm trọng và bạn có thể khắc phục cho bé ngay tại nhà.

Trẻ thường bị đau dạ dày do ăn quá nhiều thức ăn hoặc quá nhiều bánh kẹo và kem, các thực phẩm dễ gây táo bón… Ngoài ra, khi ăn uống các thực phẩm hàng ngày, trẻ cũng thường không nhai kỹ như người lớn, điều này cũng gây ra đau dạ dày ở trẻ em.

Các triệu chứng của đau dạ dày ở trẻ:

- Mất sự ngon miệng.

- Viêm ruột thừa có thể gây ra đau đớn trong một khu vực của dạ dày.

- Trẻ buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

- Bụng chứa đầy khí và gây đau bụng.

Ảnh minh họa

Những biện pháp điều trị tự nhiên

Khi trẻ bị đau dạ dày, thay vì cho trẻ uống thuốc giảm đau, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên sau để lấy lại sự thoải mái và chấm dứt cơn đau cho trẻ.

1. Xác định sự căng thẳng ở trẻ

Một em bé có thể bị đau dạ dày vì những hành động stress gần đây đã xảy ra với trẻ như cha mẹ ly hôn, cái chết của một người thân, học tập ở trường lớp sa sút, thay đổi về thói quen, chuyển nhà... có thể gây ra một cơn đau dạ dày khó chịu. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề này một cách thật chính xác là cha mẹ trẻ nên nói chuyện trực tiếp với trẻ nhà bạn.

2. Dùng thuốc

Để giúp làm giảm những cơn đau bụng, những loại thuốc như Tylenol, mylanta, pepto bismol là những loại thuốc bạn có thể mua không cần theo toa tại các cửa hàng địa phương hoặc nhà thuốc tây.

3. Chườm ấm

Để làm giảm khó chịu ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng của trẻ với nhiệt độ vừa phải.
Ảnh minh họa

4. Bắt trẻ uống nhiều nước

Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.

5. Xoa bóp

Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.

Ảnh minh họa

6. Cho trẻ uống nước ép trái cây

Nước chanh pha lẫn với nước ấm cũng giúp đỡ giảm đau dạ dày, giảm đau bụng và táo bón cho trẻ mặc dù nó có chứa axít. Ngoài ra, một chế độ ăn trái cây tươi và nước ép trong ngày cũng rất hữu ích điều trị đau dạ dày ở trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ ăn trái cây tươi và uống nước trái cây như cam, táo, lê, nho và đu đủ nhé.

7. Nước gừng + Mật ong

Gừng là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để điều trị cơn đau dạ dày cho trẻ. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa - nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

8. Sinh tố bơ

Sau khi uống một cốc sinh tố bơ, con bạn sẽ cảm thấy tốt hơn với những cơn đau bụng vì chúng được thuyên giảm một cách rõ rệt. Bạn có thể thêm một muỗng cà phê nước rau mùi vào trong một nửa ly bơ.
9. Sữa chua

Sữa chua từ lâu đã được coi là một thực phẩm rất hữu ích để giúp giảm đau dạ dày vì nó có chứa nhiều khuẩn sữa có ích, tạo cân bằng về vi khuẩn trong dạ dày và đường ruột. Bạn có thể chọn sữa chua không đường cho trẻ ăn để giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định và thường xuyên hơn, chấm dứt sự đầy bụng khó chịu cho trẻ.
Ảnh minh họa

10. Mật ong và quế

Mật ong có chứa khá nhiều đường, carbohydrate và chất chống oxy hóa tự nhiên. Tuy nhiên trẻ sơ sinh trẻ nhỏ hơn 1 tuổi không nên áp dụng phương pháp này để tránh ngộ độc mật ong. Nhưng với các trẻ lớn hơn 1 tuổi trở đi, bạn có thể áp dụng cho trẻ ăn một muỗng cà phê mật ong sẽ làm dịu cơn đau dạ dày. Sau đó, cho trẻ uống thêm trà quế để dừng cơn đau bụng vì nó giúp kiềm chế và giải tỏa cơn đau.



Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả
Ăn gì chữa bệnh đau dạ dày?




(st)

 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý