Mẹo vặt diệt chuột cực đơn giản mà hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo vặt diệt chuột cực đơn giản mà hiệu quả

19/04/2015 12:45 PM
4,509

Mẹo vặt diệt chuột cực đơn giản mà hiệu quả. Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao),đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột rất “khôn”, nên việc diệt chuột phải đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.



 



Cơ sở lý luận
Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao),đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột  rất “khôn”, nên việc diệt chuột phải đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Và phải dựa vào đặc tính sinh lý của chuột tạo cho chuột những phản xạ có điều kiện rồi diệt chuột bằng bẫy và hoá chất. Đặt mồi nhử để nhử ra nhiều lần tạo thói quen ra ăn sau đó chúng tôi dùng hoá chất để trộn vào thức ăn của chúng, kết hợp với đặt bẫy để diệt chuột.Trong quá trình diệt phải chú ý: Hệ thống tiêu hóa của chuột là loại dạ dày đơn – như hệ thống tiêu hóa của người. Nên những hóa chất diệt chuột bao giờ cũng là những hóa chất cực độc với con người.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:
Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên phương pháp diệt bằng bẫy (thủ công) và hoá chất trong đó diệt bằng phương pháp thủ công (đặt bẫy) là chính.
Dù là phương pháp thủ công hay hoá chất, ta cũng phải nghiên cứu kỹ tình hình sinh hoạt của chuột ở từng khu vực. Tập cho chuột những phản xạ có điều kiện có lợi cho việc khống chế chuột rồi tìm cách diệt chúng
Dùng phương pháp diệt hóa chất và thủ công bẫy luân phiên từng đợt.
Khi tiến hành bằng phương pháp nào cũng phải thực hiện những bước sau:
- Phòng ngừa từ xa: Tiêu diệt chuột ở các khu vực hành lang, thảm cỏ, hạn chế những đường chuột vào từ bên ngoài mục đích nhằm giảm bớt mật độ của chuột ở khu vực cần bảo vệ, nhằm giảm bớt áp lực của chuột từ bên ngoài vào.
- Khu vực bên trong (khu vực cần bảo vệ): Ta diệt chuột bằng cách kết hợp luân phiên hai phương pháp sau đây:

1. Phương pháp thủ công

Là dùng bẫy kiềng và bẫy dính - bẫy luân phiên từng đợt.
2. Phương pháp sử dụng hoá chất
Là phương pháp dùng mồi nhử có tẩm hoá chất vào thức ăn của chuột.
a. Hóa chất sử dụng:
- Racumin 0.75 TP: sản phẩm của Bayer Cropscience - một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các loại hoá chất trong việc diệt và khống chế côn trùng gây hại. Đây là một chế phẩm sinh hoá, những động vật có thể trọng  0,5kg ăn phải sẽ dẫn đến xuất huyết nội tạng  sốt  mất nước  rồi tìm ra chỗ có ánh sáng và nước chết. Sử dụng loại hoá chất này có rất nhiều ưu điểm là an toàn, dễ thu gom xác chuột.
Khi sử dụng những loại hoá chất trên chúng tôi sẽ cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ con người, vật nuôi cũng như mỹ quan môi trường
b. Cách tiến hành:
Tập cho chuột có những phản xạ có điều kiện rồi tẩm hoá chất tiêu diệt đồng loạt


9 cách diệt chuột hữu hiệu

 

1. Dính chuột: Trộn 2 phần nhựa thông với 1 phần dầu máy rồi đun lên cho tan thành thể lỏng. Sau đó phết hỗn hợp này lên giấy cứng hoặc tấm gỗ, thả vào giữa ít mồi rồi đặt vão chỗ chuột qua lại . Chuột đã bị dính vào đó thì khó có thể ra được.

chuột

2. Hun chuột: Lấy gạch cua và náo dương hoa ( vị thuốc đông y ) với lượng bằng nhau trộn đều rồi đốt cùng với mùn cưa. Ngửi thấy mùi này, chuột sẽ từ khắp nơi chạy đến. Lát sau, sẽ bị hôn mê hết. Thế là bạn cứ việc bắt.

3. Dung dịch Amoni ăc: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại.Amoniawc bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín .

4. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.

5. Dùng chuột diệt chuột: Bắt một con chuột đực to khoẻ rồi lấy hai tinh hoàn của nó ra, thay vào đó hai hạt đậu tương rồi thả nó ra, Hạt đậu tương sẽ trương lên làm chuột rất đau đớn. Nó sẽ đi khắp nơi tìm đồng loại đẻ cắn xé, đến khi con chuột kia chết mới thôi .

6. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.

7. Diệt chuột bằng xi măng: lấy 505 xi măng trộn lẫn với 45% dầu thực vật; lấy 5-10g cho lên miếng nhựa nếu không xi măng dễ bị chảy nước đặt ở chỗ chuột thường chạy qua lại. Sau khi chuột ăn khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-29h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết.

8. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột hoa tiêu và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.

9. Diệt chuột bằng mẹo: Chôn một cái chai không đáy vào tường, sao cho miệng đáy chai phải ngang bằng hoặc thấp hơn tường(chú ý đừng đẻ tạp vật chui vào chai) để ở góc tường làm thành một cái hsng. Khi chuột vào phòng vì không có chỗ nấp nó sẽ chui vào cái ” hang“ này. Nếu chuột to chui vào rồi thì không thể quay ra được, còn chuột bé thì quay ra được mình nhưng không có cách nhảy ra, nếu không bị bắt sống thì cũng bị chết đói.

 

Hai cách bắt chuột đơn giản


Nếu trong nhà có chuột, nó sẽ cắn những vật dụng, kêu chí chóe rất khó chịu. Dùng bả thì nguy hiểm cho trẻ nhỏ và những vật nuôi trong nhà. Xin giới thiệu với bạn hai cách bắt chuột đơn giản nhưng khá hiệu quả.


- Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.

- Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
 

Diệt chuột bằng vi khuẩn

Từ tháng 12, ngành y tế thành phố sẽ thực hiện chiến dịch diệt chuột bằng phương pháp sinh học tại 200 địa điểm được coi là "trung tâm" sinh sống của loài chuột.

Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, chiến dịch diệt chuột lần này không dùng loại phosphua kẽm như trước đây, mà dùng một loại vi khuẩn đặc biệt có tên Biorat (chế phẩm của Cuba) để đưa vào thức ăn, nhằm gây bệnh thương hàn cho chuột. Đến nay, các cuộc nghiên cứu, khảo sát cho thấy loại vi khuẩn này chỉ gây bệnh cho chuột; không tác hại gì với người và những gia súc khác. Sau khi ăn phải, chuột sẽ mắc bệnh nhưng không chết ngay mà hai, ba ngày sau mới chết. Trong thời gian đó, chúng sẽ lây truyền, gây ra một "đại dịch" cho cả đàn chuột sống chung và làm cho chúng chết hàng loạt. Loại vi khuẩn này đã được đưa vào sử dụng diệt chuột tại một số bệnh viện trong thời gian qua.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trung tâm đang lập kế hoạch diệt chuột để gửi cho Sở Y tế. Theo đó, việc diệt chuột bằng phương pháp sinh học sẽ được thực hiện tại các chợ, bến bãi, kho tàng, xí nghiệp, cơ quan hành chính; ưu tiên tấn công mạnhvào các chợ, xí nghiệp và trung tâm hành chính (130 địa điểm)... Ước tính sơ bộ kinh phí cho "chiến dịch" này lên đến gần 2 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc khoảng 1,5 tỷ đồng; số còn lại dành cho việc xử lý xác chuột chết... Xác chuột sẽ được chôn lấp kỹ lưỡng, không để gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo bác sĩ Giang, Sở Y tế sẽ cố gắng thực hiện xong việc diệt chuột trong tháng 12 tới, hoặc chậm nhất cũng phải dứt điểm trong mùa khô; không để kéo dài đến mùa mưa sang năm bởi môi trường ẩm ướt dễ làm lây lan mầm bệnh khi chuột chết.

Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng thiệt hại về kinh tế do chuột gây ra hằng năm trên địa bàn thành phố. Nó còn gây hại đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người, nhất là dẫn đến dịch hạch.

 

Diệt chuột bằng phương pháp sạch


Được sản xuất bằng công nghệ vi sinh của Cuba, BIORAT là loại thuốc diệt chuột vô hại đối với con người, các loại súc vật và không gây ô nhiễm môi trường. 98,7% thành phần của BIORAT là lúa, cùng với một loại vi khuẩn mà khi ăn, chuột sẽ bị "sốt thương hàn" và chết 3 ngày sau đó.
BIORAT được sản xuất bằng lúa hấp, có mùi thơm nên tránh được sự nghi ngờ của chuột. Ưu điểm khác của loại thuốc này là chuột ăn bả sau đó sẽ lây lan ra đàn. Bà Mileydis Lezcano Diaz, Giám đốc công ty TNHH Bio Việt Nam, cho biết: Các nghiên cứu trong quá trình sử dụng ở Cuba cho thấy 100% chuột ăn bả thuốc bị chết, 40% số chuột trong đàn không ăn cũng... chung số phận do lây nhiễm qua phân, nước tiểu của những con chết.

BIORAT đã được sử dụng tại nhiều nước trong 15 năm qua. Ở nước ta, công ty Bio Việt Nam tại khu công nghiệp Trà Nóc (tỉnh Cần Thơ) chính thức hoạt động từ tháng 4/1999. Từ giữa năm 2000 đến nay, ngoài ĐBSCL, BIORAT bắt đầu có thị trường ở miền Trung, miền Bắc và TPHCM. Do chuột ăn bả BIORAT không chết ngay như khi ăn phải các loại thuốc hoá học khác nên ban đầu bà con nông dân ít tin hiệu quả của thuốc. Công ty Bio đã phối hợp với Công ty Bảo vệ Thực vật các tỉnh thực hiện các khảo nghiệm cho người dân thấy hiệu quả của thuốc đối với chuột và không gây hại đối với người và gia súc. Các chuyên gia người Cuba của công ty đã trực tiếp... ăn thử BIORAT mà không có vấn đề gì. Theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật miền Trung, một kết quả khảo nghiệm ở đây cho thấy chuột ăn 80% số lượng thuốc sử dụng, sau 7 ngày số lượng của chúng giảm rõ rệt.

Chưa phổ biến, vì sao?


Hiệu quả diệt chuột của BIORAT đạt khoảng 75-95% tuỳ thuộc vào cách sử dụng. Nếu BIORAT được sử dụng rộng rãi sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, người dính bẫy chuột... Vấn đề đặt ra là vì sao BIORAT chưa được dùng rộng rãi?

Với giá thành 28.000đ/kg, BIORAT đắt hơn các loại thuốc hoá học một chút và hơi khó bảo quản (tốt nhất là để trong kho lạnh). Ở môi trường từ 4-16 độ C, thuốc giữ được 6 tháng. Nhưng để trong bóng râm ở nhiệt độ dưới 30 độ C chỉ giữ được 28 ngày. Tiếp xúc với trực tiếp ánh nắng hoặc khi mở bao thuốc ra sử dụng không hết, thuốc sẽ giảm tác dụng. Công ty Bio Việt Nam đã khắc phục phần nào các nhược điểm này bằng cách đóng gói nhiều loại trọng lượng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng với những nhược điểm như vậy, việc diệt chuột bằng phương pháp vi sinh vẫn có lợi hơn nhiều so với biện pháp dùng hoá chất hoặc điện khá phổ biến như hiện nay, vì nó an toàn hơn nhiều cho con người và môi trường.


Những cách diệt chuột ...


Mickey Mouse trong phim hoạt hình dễ thương là thế, nhưng hình ảnh những con chuột trong thực tế khó ai ưa được.

Còn sống thì chúng phá phách đủ chỗ, chết rồi vẫn có thể tác yêu tác quái với những cơn dịch bệnh hiểm nghèo để lại. Nếu chẳng may đã là nạn nhân của chuột lúc chúng còn sống, thì điều hay nhất là … chịu vậy! Xin các bạn đừng vội “lên ruột”. Hằng chỉ muốn nói là đừng nên đánh “bả” cho chúng chết. Mẹ Hằng nói đánh bả là pha thuốc độc vào thực phẩm cho chuột ăn. Cách này có hiệu quả. Nhưng chuột ăn nhằm thuốc độc không lăn kềnh ra ngay bên “bàn tiệc”, mà có thể lê về đến hang hoặc một góc khuất nào đó rồi mới chết. Mấy ngày sau nghe mùi xú uế bốc lên quanh nhà, mọi người đổ xô đi tìm thì sợ rằng hơi trễ…Vì thế, xin đề nghị một vài biện pháp khác để đối phó, bắt đầu với “hạ sách” như sau:


Hạ sách:

Hạ sách là dùng bẫy bắt chuột. Bằng cách này, mình có thể chủ động hơn là đánh bả. Với một ít cái bẫy và thực phẩm làm mồi đặt ở những chỗ chuột thường lui tới, chúng ta có thể bắt được vài ba con chuột mỗi đêm.Tuy nhiên, đặt bẫy là một công việc lỉnh kỉnh, nhất là phải trực tiếp “sát” chuột sau khi bắt được chúng, khiến nhiều người không dám ra tay. Chính vì thế, cách này được coi như hạ sách.


Trung sách:

Nhiều bạn nhìn thấy chuột đã khó chịu và có thể bỏ cả một ngày cơm, nói gì đến việc phải xuống tay diệt một con vật đang đôn đáo tìm đường thoát thân ra khỏi bẫy! Với những bạn ấy, Hằng đề nghị một vài “trung sách” khiến chuột sợ hãi tự ý rút lui trước khi bạn phải ra tay đối phó:

Vảy dầu bạc hà (peppermint oil) trên lối đi của chuột. Hoặc vo bông gòn thành cục, nhúng đẫm dầu bạc hà rồi thả vào trong hang chuột.

Dùng viên thuốc “nước đái”:Đây là những viên thuốc luyện từ nước đái của kẻ thù loài chuột như mèo, cáo và chồn (weasel). Người ta gom nước đái của những “vị” này, hòa với một vài hóa chất khác, chế thành những viên thuốc gọi là “predator urine pellet”.Chuột nghe mùi ‘nước đái’ này là…. sợ vãi đái, vì tưởng rằng các hung thần đang rình rập đâu đó. Các viên pellet này có thể dùng quanh nhà. Trẻ em vô tình lượm phải, tò mò bỏ vô miệng, không ngon nhưng cũng không có gì độc hại.

Nếu nhà nuôi mèo, bạn có thể dùng “ổ rơm” cũ sẵn hơi nước đái mèo (cat litter), rảy thêm nước đái quỉ (ammonia) rồi rải ra trên những chỗ chuột thường hay quậy phá. Gọi là “rơm” theo cách nói của người mình, thực ra đây là một vật liệu chế sẵn, bạn có thể mua về để lót ổ cho mèo.

Liệu pháp nước đái coi bộ đơn giản và nhân đạo, rất tiện lợi đối với những người kiêng sát sanh, và đám bạn của Hằng. Tụi nó sợ con chuột, con gián và đủ mọi thứ con (chỉ trừ … con trai). Nhớ thay thuốc sau vài ngày hoặc khi đã hết mùi. Kiên trì ít nhất cho đến khi họ hàng nhà tí không chịu được sự bức bách, phải dọn sang nơi khác quậy phá là coi như thành công!

Các phương sách đuổi chuột gọi chung là “Rat Repellent”, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cửa hàng bán đồ sửa chữa nhà cửa như Home Depot hoặc Lowes.


Thượng sách:

Tuy nhiên, thượng sách vẫn là đề phòng, không tạo điều kiện cho chuột đến lập nghiệp ở sân vườn hoặc trong nhà chúng ta. Ngoài việc giữ sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng, nên áp dụng các biện pháp sau đây:

Nếu có củi gỗ trong sân: Xếp củi cách mặt đất 1 foot rưỡi, và cách xa chân tường

Trồng các loại cây bụi (bush) cách xa tường ít nhất 3 foot.

Nhà chim và máng cho chim ăn phải ở trên cao để chuột khỏi với tới.

Lấp những khe hở làm đường cho chuột chạy vào nhà.

Cắt những nhánh cây mọc trùm trên mái nhà…

Độc nhất là chuột có thể theo đường cống để vào nhà qua bồn rửa chén hoặc … bồn cầu. Để ngăn chặn cái cảnh hãi hùng này:

Nhớ giữ bồn rửa chén cho sạch, rửa cống bồn mỗi tháng một lần bằng dung dịch baking soda pha với giấm trắng, rồi dùng nước sôi mà dội.

Đừng bao giờ đổ dầu mỡ xuống cống bồn.

Luôn luôn đậy nắp bồn cầu. Nếu phát giác một con chuột đang “bơi lội” trong bồn cầu, hé mở nắp rồi xịt xà bông rửa chén vào, chờ vài ba phút cho chuột chết hẳn, rồi đem chôn sâu ít nhất 1 foot dưới lòng đất.

Đó là “binh pháp” của Hằng trong trận chiến với giặc chuột. Các bạn có ý kiến gì thêm, vui lòng chỉ giáo nhé!








Trừ ruồi muỗi, diệt chuột
Cách đuổi ruồi hiệu quả
Cách diệt kiến trong nhà
Hướng dẫn làm roi điện đơn giản
Cách diệt chuột hiệu quả để căn nhà sạch bóng quân thù



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý