Cách chơi với bé 8 tháng tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chơi với bé 8 tháng tuổi

19/04/2015 12:48 PM
288
Ở giai đoạn 8 -9 tháng tuổi bé đã có thể đứng, nhún nhảy với sự giúp đỡ của người lớn. Do vậy, những trò chơi với bé trong giai đoạn này có thể áp dụng những trò chơi vận động.




CÁCH HỌC VÀ CHƠI VỚI BÉ 8 THÁNG TUỔI


Ảnh: Corbis.com.
Ảnh: Corbis.com.

















Bé rất tò mò, luôn háo hức khám phá mọi ngóc ngách trong nhà. Các trò chơi như "ú -òa", tìm kiếm đồ, vượt chướng ngại vật... sẽ vừa làm bé vui vừa giúp con bạn phát triển vận động và tư duy.

Khả năng của bé

Với khả năng di chuyển khắp nơi, ở giai đoạn 8-12 tháng, bé sẽ đạt được những bước tiến dài trong nhận thức. Vốn ngôn ngữ của bé tăng lên, bé bắt đầu bi bô những tiếng đơn giản như “ma-ma”, “pa-pa”, “măm-măm”.

Lúc đầu, bé chưa hiểu hết những từ này nhưng sẽ nhanh chóng học được cách liên hệ chúng với mẹ, bố hay bình sữa.

Bé bắt đầu sử dụng cử chỉ như chỉ trỏ hay vẫy tay để diễn đạt điều muốn nói. Giai đoạn này bé sẽ hiểu nhiều hơn những gì bạn định nói, bao gồm cả từ “không”.

Trong thời kỳ này, bạn cần phải giám sát và đảm bảo những chỗ chơi của bé được an toàn để tránh tai nạn.

Những bài học của bé

Học cách di chuyển khắp nơi: Giai đoạn này bé rất bận rộn với việc học bò. Một số bé lại có những cách di chuyển rất lạ như trườn bằng bụng, bằng mông hoặc lăn tới những nơi mình muốn. Di chuyển bằng cách nào không quan trọng, miễn là bé có thể vận động cả cánh tay và chân, phối hợp với hai bên sườn.

Thuần thục hơn khi thay đổi tư thế: Bé có thể đang nằm mà ngồi dậy hoặc tự đứng lên. Vịn vào thành giường, tủ, bé bắt đầu chập chững bước đi và cứ thế lần lần đi khắp nhà. Một số bé có thể tự bước đi (tuy chưa thật vững) ở giai đoạn này.

Khám phá đặc điểm và công dụng của đồ vật: Khi sự phối hợp tay và mắt thành thục hơn, bé thích khám phá những đồ vật một cách chi tiết và học cách sử dụng chúng. Bé sẽ ngắm những bức ảnh không biết chán hay bắt chước bạn chải đầu bằng lược hoặc nói chuyện qua điện thoại.

Bé biết “lạ” và sợ sự xa cách: Đó là những xúc cảm điển hình của giai đoạn 8-12 tháng. Bé cảm thấy lo lắng lúc người lạ đến gần hay khi bạn đi vắng, không biết liệu bạn rời khỏi phòng chỉ trong chốc lát hay là để bé lại với người giữ trẻ cả buổi chiều. Con của bạn có thể khóc, bám lấy bạn hay không cần tới sự quan tâm của người khác.

Những phản ứng đó hết sức bình thường, ngày một tăng lên và phát triển thành ngôn ngữ, kỹ năng để đối phó với những tình huống lạ. Bé cũng dần có cảm giác yên tâm khi biết sự xa cách (với bố mẹ) chỉ là tạm thời.

Học các chơi với bé

- Bé có thể thích chơi với những vỏ thùng carton đựng đồ, các chướng ngại vật, bóng, đồ chất thành đống và những đồ chơi kéo đẩy.

- Các em bé đang học cách sử dụng ngôn ngữ bởi thế bạn đừng quên nói chuyện với bé. Cho bé làm quen với những từ đơn giản bằng cách gọi tên đồ vật trong nhà và để bé bắt chước bạn. Củng cố từ ngữ bằng việc nhắc lại chúng. Khi trò chuyện với con, bạn cũng đừng quên đợi bé “trả lời” để khuyến khích sự diễn đạt.

- Bố mẹ nên cùng bé đọc sách có hình minh họa lớn, nhiều màu sắc, chỉ vào các bức tranh và đọc tên sự vật để bé thấy được mối liên hệ giữa những thứ nhìn thấy và từ ngữ miêu tả chúng.

- Trừ những lúc ăn no, thời gian còn lại bạn nên khuyến khích bé bò với tư thế chống tay và quỳ gối. Đặt một món đồ chơi yêu thích ở xa cho bé bò đến lấy.

- Chơi ú òa là một trò thú vị quen thuộc cho bạn và bé. Trò này khác với lúc bé còn nhỏ ở chỗ: Bạn che mặt bằng một cái chăn và khuyến khích bé tìm thấy bạn bằng cách kéo cái chăn xuống. Bạn có thể trốn vào một góc nhà và dạy bé giấu mặt đằng sau bàn tay mình.

- Bạn cũng nên chơi tìm đồ vật với bé và thử nghiệm khả năng nhận thức của bé về sự tồn tại của đồ vật (ngay cả khi không nhìn thấy chúng). Hãy cho bé xem bạn giấu một món đồ chơi (lúc đầu là một phần, sau là toàn bộ) và để bé tìm ra chúng.

- Giai đoạn này bé rất yêu âm nhạc. Mẹ có thể dạy bé biểu diễn các bài hát ưa thích kèm theo phần múa phụ họa.

Sự phát triển của mỗi bé không hoàn toàn giống nhau, vì thế nếu không chắc chắn về vấn đề nào của con mình, bạn hãy hỏi ý kiến các chuyên gia.


Vui chơi với bé sơ sinh 8 tháng tuổi

  • Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.
  • Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.
  • Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.
  • Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.
  • Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.
  • Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.
  • Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.

Bé 8 tháng tuổi - Tuần 1 : Bé thể hiện nhiều cảm xúc hơn


Tuần thứ 31, mẹ sẽ thấy bé cực kỳ ngộ nghĩnh và đáng yêu khi đã biết thể hiện cảm xúc của mình; từ giờ, bé cũng đã biết bắt chước bạn, vì vậy từng cử chỉ, từng cách cư xử của bạn bây giờ chính là tấm gương mà bé sẽ noi theo. Với mẹ, tới thời điểm này, mẹ đã đầy tự tin để làm chú cuộc sống mới của mình, vì vậy đây là lúc mẹ khiến mọi thứ quanh mình dễ dàng hơn.

Thể hiện nhiều cảm xúc hơn

Đây là giai đoạn bé thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn. Bé có thể hôn những ai bé thấy quen, và thậm chí còn hôn nhiều lần nếu bạn vỗ tay khen bé.

Webtretho - Thể hiện cảm xúc và bắt chước - 31 tuần tuổi

Ảnh: Inmagine

Trong vài tháng sắp tới, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng của người khác, bé cũng đã có thể bắt đầu thể hiện sự đồng cảm của mình. Chẳng hạn, nếu nghe ai đó khóc, bé cũng có thể khóc theo. Mặc dù  bé chỉ mới bắt đầu tìm hiểu cảm xúc của mình, nhưng bé bắt chước mọi thứ từ bạn. Nhiều tháng (và nhiều năm) sau đó, bé sẽ quan sát cách bạn đối xử với người khác và làm theo y chang.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

5 trò chơi giúp bé 6-12 tháng tuổi thông minh hơn

6 tháng tuổi và 12 tháng tuổi là hai trong cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của não trẻ. Lúc đó, bé đã hiểu và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Nếu được tham gia những trò chơi phù hợp, bé sẽ thông minh và nhanh nhạy hơn.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: lúc 6 tháng tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Khi 12 tháng, não bé đã phát triển gấp ba lần so với khi mới sinh ra, hệ thống thần kinh chằng chịt, dày hơn với nhiều liên kết. Lúc đó, trò chơi có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh hiệu quả và giúp tăng chỉ số thông minh (IQ) cho bé.

Tham gia vào các trò chơi là một trong những cách hiệu quả giúp trí não bé vận động. Cha mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Quan trọng hơn cả là cha mẹ nên vui chơi cùng bé, để chia sẻ niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc với bé và giúp bé học hỏi, rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong khi chơi. Dưới đây là gợi ý một số trò chơi mà cha mẹ có thể tham khảo:

MJN_VNE_Subpage_Tre_6-12_Thang_Van_Dong_
Tham gia các trò chơi trí tuệ giúp bé nhanh nhẹn hơn. Ảnh minh họa.



- Bé 6-7 tháng: 6 tháng sau khi chào đời, não của bé đã phát triển tương đương 50% kích thước não bộ của người lớn; ngoài sữa mẹ, bé có thể ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Bé cũng thể hiện cảm xúc vui mừng khi nhìn thấy mẹ hay khóc mếu khi gặp người lạ… Hầu hết các bé ở tuổi này đều thích chơi "ú òa" với ông bà, bố mẹ. Đây là trò chơi mang lại cho bé rất nhiều niềm vui.

Bé bắt đầu học cầm, nắm đồ vật nên cha mẹ có thể đặt đồ chơi trên sàn để bé nhặt, cầm lên; sau đó thay đổi bằng cách đặt ở một khoảng cách xa bé để bé bò đến lấy. Đây là trò chơi giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và tăng cường vận động thể chất. Để kích thích trí tò mò của bé, khuyến khích bé khám phá, bố mẹ có thể giấu đồ chơi mà bé yêu thích ở sau lưng, dưới gối, những chỗ "ẩn náu” quen thuộc với bé rồi cùng giúp bé đi tìm đồ chơi.

- Bé 8- 9 tháng: Đây là thời điểm thích hợp giúp bé làm quen với ngôn ngữ. Theo đó, bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện với bé theo nguyên tắc "ba phải": phải ngắn gọn, phải dễ hiểu, phải đơn giản. Trước hết, cha mẹ hãy giới thiệu cho bé những người thân trong gia đình, những vật dụng quen thuộc, đồ chơi, hiện tượng thiên nhiên gần gũi với bé…Bố mẹ nên sử dụng từ ngắn gồm một đến 2 âm tiết, lặp lại nhiều lần, cần phối hợp chỉ tay vào đối tượng được nhắc đến để giúp bé nhận biết và hình dung khái niệm.

- 10 tháng: Lúc này, kỹ năng điều khiển của đôi tay bé đã thành thục hơn rất nhiều. Để giúp bé tăng năng lực cảm nhận với các đồ vật và thế giới xung quanh, bố mẹ hãy dạy bé bóc kẹo, vặn nắp chai nước, chơi trò lắp ghép, bỏ hộp nhỏ vào hộp to, xếp chồng các khối hình… Bé cũng sẽ rất thích thú nếu được khám phá các chất liệu khác nhau, được giơ tay ra hứng nước mưa hay được học cách sử dụng thìa hoặc tự cầm cốc uống nước.
 

MJN_VNE_Subpage_Tre_6-12_Thang_Van_Dong_
Bố mẹ thường xuyên trò chuyện, chơi đùa với bé sẽ giúp bé thông minh hơn. Ảnh minh họa.

-11 tháng: Đôi bàn tay của bé đã hoạt động khá tự nhiên, bé có thể thực hiện liên tục các động tác phức tạp và xử lý tinh tế các thao tác đòi hỏi sự khéo léo. Vận động của đôi bàn tay rất tốt cho sự phát triển trí não trẻ nên bố mẹ có thể giúp bé điều khiển bàn tay bằng cách dạy bé tập lật các trang sách truyện, chơi xếp hình, xếp các khối gỗ, ôm và ném bóng, chỉ tay vào các đồ vật mà bố mẹ đọc tên… Bố mẹ có thể giúp bé học cách điều khiển hoạt động độc lập của từng ngón tay bằng cách dạy bé cho tay vào các lỗ nhỏ, có thể mua đất sét màu để bé chọc từng ngón tay vào đó.

- 12 tháng: Lúc này, cha mẹ hãy tiếp tục cho bé chơi những trò chơi giáo dục, nhận biết và gọi tên đồ vật. Nếu con đã cầm được bút thì mẹ có thể cho bé tập vẽ. Vì lực đè bút lên giấy của bé vẫn còn yếu, mẹ nên cho bé cầm bút to, dễ ra mực như bút dạ viết bảng.

Mỗi giai đoạn đầu đời đều đánh dấu những mốc phát triển của trẻ. Biểu hiện nhiều cảm xúc và cử chỉ đáng yêu là cách bé khám phá và thể hiện mình. Điều đó phụ thuộc không ít vào tình yêu mà mẹ dành cho bé, cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé bằng dinh dưỡng khoa học hợp lý, theo đúng hàm lượng khuyến cáo.

Trước khi đi ngủ

Webtretho - Thủ tục trước khi đi ngủ - 31 tuần tuổi
 

Dù ở nhà mình hay bên ngoài, bạn hãy cố gắng tạo thói quen ngủ cho bé - Ảnh: Inmagine

Nếu buổi tối bé phải ngủ riêng phòng và cảm thấy lo lắng khi sắp đến giờ ngủ, bạn hãy dành thêm thời gian đọc sách, vỗ về và mở nhạc êm dịu cho bé nghe trước khi cho bé lên giường. Một lịch trình chuẩn bị ngủ đều đặn và quen thuộc mang lại cho bé cảm giác an toàn và giúp bé ngủ dễ dàng hơn.

Bé sẽ cảm thấy dễ chịu nếu tối nào bạn cũng thực hiện đúng một quy trình và bé có thể đoán trước những việc sắp xảy ra, nhờ vậy bé sẽ thư giãn và ngủ dễ hơn. Bạn lưu ý nên chọn những hoạt động làm bé dễ chịu chứ đừng làm bé bực bội.

Bạn có thể thực hiện quy trình chuẩn bị cho bé đi ngủ bắt đầu từ phòng tắm hoặc phòng khách, nhưng nhớ phải kết thúc trong phòng ngủ của bé hoặc nơi bé thường ngủ. Điều quan trọng là phải giúp bé hiểu rằng phòng ngủ của bé là một nơi tuyệt vời chứ không phải là nơi bé bị “đi đày”.

Nếu bé không vui khi thấy bạn đặt bé lên giường rồi đi ra khỏi phòng, bạn hãy nói với bé là lát nữa bạn sẽ quay trở lại. Nhiều khi bạn chưa kịp quay lại thì bé đã ngủ. Dù bé có đang không ở nhà, bạn cũng nên cố gắng bám sát lịch trình chuẩn bị cho bé ngủ như vậy càng nhiều càng tốt nhằm giúp bé làm quen với môi trường lạ dễ hơn.

Cuộc sống của bạn: Làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn

Mọi người ai cũng thích cách làm đỡ tốn thời gian, công sức. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xử lý mọi việc dễ dàng hơn:

Chuẩn bị sẵn thức ăn. Một số người thường chuẩn bị sẵn từng phần sữa, bữa chính, bữa phụ cho trẻ, và các bữa ăn cho cả nhà để dự trữ và đến bữa ăn chỉ cần lấy ra dùng. Bất cứ lúc nào rảnh, bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn cho cả nhà và cho bé.

Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Để các vật dụng bạn thường xuyên sử dụng ở nơi cố định sao cho khi cần bạn đều có thể tìm thấy dễ dàng. Bố trí sao để mỗi tầng lầu trong nhà đều có nơi thay tả cho bé. (Ví dụ ghế sofa trong phòng khách cũng có thể dùng làm nơi thay tã cho bé). Luôn để sẵn vài cái tã vào một cái túi để khi cần bạn có thể túm lấy và mang đi nhanh chóng – hoặc để sẵn 1 túi trong xe hơi. Để tất cả vật dụng dành cho bé ăn hay tắm trong từng túi riêng và cất ở một nơi cố định để mỗi khi dùng đến, bạn không phải mất công đi tìm từng thứ.

Webtretho - Cùng con làm việc nhà - 31 tuần tuổi

Bé cũng đã có thể tham gia việc nhà với mẹ rồi nhé, dù mới chỉ là "cổ động viên" thôi. - Ảnh: Inmagine

Cho bé cùng tham gia. Khi tắm cho bé bạn có thể cùng tắm luôn để tiết kiệm thời gian mà lại vui nữa. Kết hợp vừa làm việc nhà vừa chơi với bé – như xếp quần áo chẳng hạn (bé rất thích bò lổm ngổm trên đống quần áo) hoặc dọn dẹp phòng của bé – như thế bạn có thể vừa trông bé, chơi với bé, và đồng thời giải quyết được việc nhà.



Cho bé ăn khi 8 tháng tuổi
Khẩu phần trẻ 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi
Dinh dưỡng trẻ 7 tháng tuổi
Khi nào cho bé ăn hoa quả
Cho bé ăn khi 8 tháng tuổi



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý