Trách nhiệm với bản thân

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trách nhiệm với bản thân

18/04/2015 10:40 AM
202

    Trong mối qua hệ giữa bạn và bác sĩ điều trị, bạn phải nghĩ là mình bình đẳng với bác sĩ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để củng cố lòng tự tin của mình, bạn nên yêu cầu chồng của bạn hay một người bạn tự tin đi cùng với bạn. Nếu bạn bình đẳng với bác sĩ, bạn sẽ thấy việc đương đầu với những tình huống khó khăn, bàn luận một cách thẳng thắn cà cùng nhau tìm ra những giải pháp chấp nhận được trở nên dễ dàng hơn nhiều . Chẳng hạn như bạn sẽ được kê toa những loại thuốc mà bạn không vừa ý; bạn có thể cảm thấy mất tin tươngr vào việc chuẩn đoán của bác sĩ và bạn muốn bác sĩ coi lại; bạn có thể cảm thấy bị đánh lừa, vấn đề của bạn không được giải quyết tận gốc. Tất cả những tình huống ấy đòi hỏi bạn cần phải có những cuộc thảo luận thẳng thắn, vô tư với bác sĩ điều trị

    Trước khi đi bác sĩ, bạn hãy ôn lại trong đầu những điều gì bạn không hài lòng, liệt kê các điều mình thắc mắc và xác định những điều bạn mong rút ra từ cuộc thảo luận. Nếu cần bạn hãy ghi mọi việc trên một tờ giấy và chưa có được giải đáp thì chưa rời khỏi phòng mạch bác sĩ

    Việc một bác sĩ có thể coi một lời yêu cầu xem lại ý kiến hãy xin đổi cách chữa trị như một hành vi chỉ trích khả năng của mình là điều dễ hiểu thôi. Bạn hãy cố gắng thông cảm một chút với biểu hiện sự tự hào về nghề nghiệp này bằng cách tiếp cận vấn đề một cách thẳng thắn và khéo léo. Nếu bạn bày tỏ những mối băn khoăn của bạn một cách thẳng thắn, đa số các bác sĩ sẽ vui vẻ trấn an bạn bằng cách sắp xếp cho bạn gặp một bác sĩ khác, có thể là công sự của ông ta.

    Nếu bạn bày tỏ nguyện vọng muốn đi khám một bác sĩ chuyên khoa một cách khéo léo và rõ ràng, chắc hẳn là bác sĩ của bạn cũng sẽ tỏ ra thông cảm.

    Trong một cộng đồng nói chung ngày một ý thức hơn về ý nghĩa của việc giáo dục sức khỏe và sự xóa bỏ các hàng rào ngăn cản việc bàn luận công khai về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nghiện ma túy, phá thai hay các bệnh lây lan bằng đường sinh dục, bạn cần cập nhật những thông tin mới nhất về các công trình nghiên cứu và những thay đổi trong cách điều trị. Truyền hình và báo chí vẫn thường xuyên tham gia vào cuộc tranh luận những vấn đề đó. Với bác sĩ, bạn đừng ngại đề cập tới một điều bạn đã nghe thấy; muốn điều trị hiểu quả phải có sự trao đổi giữa bạn và bác sĩ của bạn.

    MỘT CÁCH TIẾP CẬN TÍCH CỰC

    Sức khỏe nằm trong tay bạn; bạn là người bảo vệ sức khỏe của chính mình và bạn chỉ phải đi khám bác sĩ khi cần đến lời khuyên của bác sĩ và những dịch vụ y khoa. Việc giữ cho cơ thể được khỏe mạnh là trách nhiệm của bạn do đó bạn phải thường xuyên theo dõi quan sát cơ thể của mình, đọc được và đáp ứng các tín hiệu của cơ thể. Bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được, bạn hãy tự thăm khám vú mỗi tháng một lần. Bạn phải khám sức khỏe đều đặn như đi khám mắt, khám răng chẳng hạn; bạn cũng nên đi gặp chuyên viên chăm sóc bàn chân

    Bất cứ khi nào có dịp đi kiểm tra tình trạng sức khỏe, bạn phải cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bạn và của gia đình bạn. Bạn cũng phải nói cho bác sĩ hay nha sĩ bất cứ thuốc gì bạn đang uống, kể cả thuốc ngừa thai và thuốc cảm.

    Những lần kiểm tra sức khỏe đặc biệt như chụp hình vú (mammography) và làm xét nghiệm kính phết tế bào âm đạo phải được ghi lên lịch trước thời hạn cả tháng để bạn không quên. Sức khỏe là việc quan trọng cho bản thân bạn và đối với hầu hết phụ nữ, sức khỏe của họ cũng là quan trọng đối với con cái và gia đình họ. Bạn có trách nhiệm làm mọi vịec trong khả năng của mình để giữ cho bản thân được khỏe mạnh và sung sức, trách nhiệm này được nhân đôi vì nó đem lại lợi ích cho bạn và cho cả những người thân.

    Cơ thể của bạn đáng để cho bạn chăm sóc, hãnh diện về nó, giữ gìn nó trong điều kiện tốt nhất trong khả năng của mình, quan tâm đến có thể bằng một chế độ ăn cân đối và đảm bảo là thời gian biểu của bạn có dành một chỗ cho việc tập thể dục nếu cần. Bạn hãy thay đổi nếp sống để đảm bảo các khía cạnh thiết yếu này để có một tình trạng sức khỏe thật tốt. Có lẽ bạn phải dành cho mình nhiều ưu tiên hơn. Hãy quên điều bạn bắt buộc phải làm, hãy làm cái gì bạn muốn làm.

    TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

KIỂM TRA GÌ VÀ ĐỂ LÀM GÌ

NHÂN DỊP NÀO VÀ BAO LÂU MỘT LẦN

KIỂM TRA Ở ĐÂU

Huyết áp

Kiểm tra tình trạng tim, mạch

Đo huyết áp mỗi năm một lần nếu bạn uống thuốc tránh thai. Trong trường hợp tiền sử gia đình bạn có người bị cao huyết áp, bệnh tim hay thận, tiểu đường, nếu bạn dư cân. Bạn nên đo huyết áp đều đặn trong khi mang thai

Bác sĩ của bạn, phòng khám KHHGĐ

Khám ổ chậu

Để kiểm tra sàn khung chậu, đáy chậu và các cơ quan nằm trong khung chậu

Trước khi bắt đầu bất cứ biện pháp tránh thai nào; khi bạn có thai hoặc khi bạn bị viêm ổ chậu; nếu bạn bị những vấn đề về kinh nguyệt hay bị một chứng bệnh dai dẳng trong ổ chậu, âm đạo hay ở đáy chậu; nếu mẹ của bạn đã dùng DES khi đang có mang bạn

Bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ phụ khoa. Sau đó, có lẽ người ta chỉ định cho bạn đi thử nghiệm thêm

Kính phết Pap

Để phát hiện những biết đổi có tính cách tiền-ác-tính ở cổ từ cung

Từ 18 tuổi trở đi, hoặc một khi bạn uống thuốc tránh thai hoặc đã hoạt động tình dục, bạn nên đi làm xét nghiệm này 2-3 năm một lần. Trong trường hợp bạn ra máu giữa hai kỳ kinh, có kinh không đều, hay tiền sử gia đình có yếu tố nguy cơ, bạn nên theo dõi bằng kính phết Pap, theo đề nghị của bác sĩ

Bác sĩ của bạn, một bác sĩ phụ khoa hay một phòng khám KHHGĐ. Người ta có thể chỉ định cho bạn đi thử nghiệm thêm

Kính phết âm đạo

Để phát hiện những biến đổi có tính cách tiền-ác-tính hay bệnh nhiềm trùng trong các tế bào âm đạo

Từ tuổi 30 trở đi bạn phải làm xét nghiệm này một năm một lần và nếu mẹ của bạn đã dùng DES khi đang có mang bạn, hay trong tiền sử gia đình bạn có người bị bệnh (ung thư cổ tử cung)

Bác sĩ của bạn hay bác sĩ phụ khoa

Chụp hình vú

Để phát hiện những khối u nhỏ không có khả năng nắn thấy được bằng phương pháp tự thăm khám

Người ta khuyên nên chụp một tấm hình đầu làm cơ sở giữa 35 – 40 tuổi. Giữa 40 và 50 tuổi phải chụp hình vú theo lời khuyên của bác sĩ. Sau 50 tuổi, phải đi chụp hình vú mỗi năm một lần

Bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu bạn tới một nơi chuyên nghiệp hình vú

Thử mắt

Để phát hiện khuyết tật thị giác và chứng bệnh tăng nhãn áp (glôcôm)

Hàng năm, từ tuổi 40 trở đi, hoặc nếu bạn có triệu chứng sớm hơn; trong trường hợp bạn bị đau trong mắt và mắt đỏ

Bác sĩ của bạn, bác sĩ nhãn khoa, chuyên viên đo thị lực hay chuyên viên nhãn khoa

Khám răng

Để kiểm tra răng và nướu, phát hiện sâu răng, nạo đá răng và đánh bóng, trám lỗ răng và điều chỉnh cho răng ngay hàng

Sáu tháng một lần và nếu bạn đang mang thai, nếu bạn bị một chứng rối loạn về răng hiếm gặp như răng yếu (dễ bể)

Nha sĩ của bạn hoặc chuyên viên về vệ sinh nha khoa

Chụp hình phổi

Để phát hiện bệnh phổi mới bị hay đang bị

Mỗi năm một lần từ 40 tuổi trở đi nếu bạn hút thuốc, nếu bạn bị đau ngực, khạc ra máu, làm việc trong môi trường có nhiều bụi, hãy bàn với bác sĩ của bạn xem bao lâu cần đi chụp phổi một lần

Hãy đi thăm bác sĩ của bạn để chụp một tấm hình X-quang hoặc để xin giấy giới thiệu tới một phòng khám hay bệnh viện

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý