Cách khử mùi nước tiểu chó đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách khử mùi nước tiểu chó đơn giản

19/04/2015 01:00 PM
10,283
Việc huấn luyện luôn bắt đầu càng sớm càng tốt. Một chú chó con sẽ dễ dàng tiếp nhận những bài tập luyện và dễ dàng tạo thành thói quen tốt hơn, còn chó lớn đã hình thành những thói quen về mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, và thói quen đã ăn sâu khá lâu trong " tiềm thức " của chó nên rất khó để luyện tập lại.

 

CÁCH KHỬ MÙI NƯỚC TIỂU CHÓ

1.. Khử mùi nước đái chó thì có nhiều cách: - dùng bả trà cũng được (nhưng hiệu quả ko cao), dùng nước javel (rất hiệu quả, nhưng coi chừng bị bạt màu gạch men nền nhà), dùng nước bột giặt cũng được đó bạn.

2. Để chó không đái bậy thì... chỗ nào bạn muốn chó không đái vào thì bạn xay tiêu hòa vào chút nước và đổ lên khu vực đó. Khi ngửi để tìm chỗ đái, chó sẽ bị sặc tiêu và ko chọn chỗ đó nữa.

3. Để chó đái ở đúng nơi bạn muốn, bạn dùng báo cũ thấm nước tiểu của chính nó (chó đó) rồi đưa tờ báo đó tới nơi bạn muốn chó đái. Và canh khi nào chó muốn đi vệ sinh thì cột vào nơi mà đã đặt tờ báo đó, chờ cho tới khi nó chịu đi vs rồi mới cho tự do. Khoảng 3 lần thành công thôi là bạn đã có 1 chú chó văn minh rồi đấy, lúc đó chó sẽ tự biết chạy ra chỗ bạn đã quy định để làm những việc tất yếu ấy.

Huấn Luyện Chó Đi vệ Sinh Trên Giấy

Mục tiêu của bài huấn luyện này là giúp chú chó con của bạn quen với việc đi tiêu và tiểu trên tờ giấy ( hoặc tờ báo ) mà bạn đã trải nơi bạn muốn chó của bạn " đi ". Tốt nhất là bạn nên trải giấy ở nơi dễ dọn dẹp và lau chùi như nhà bếp, phòng tắm. Nơi bạn chọn không nên quá gần nơi ăn, ngủ của chó, vì theo bản năng, chó có xu hướng giữ gìn sạch sẽ khu vực ăn ở của mình.

Đầu tiên, bạn nên giữ chó ở nơi bạn đã chọn, rải vài tờ giấy ở đó ( nên để các tờ giấy chồng lên nhau ), chờ cho tới khi chó chịu tiêu, tiểu. Khi chó đã đi lên giấy, mùi " chất thải " đã thấm xuống những tờ giấy dưới, bạn bỏ tờ giấy ở trên đã dơ và thay tờ giấy sạch, nhưng đặt dưới tờ giấy đã thấm mùi. Lần sau, chó sẽ dễ dàng " đánh hơi " và sẽ " đi " lại đúng chỗ đó.

Nếu chú chó của bạn đã quên bài tập trên giấy mà nó đã được học lần đầu, bạn hãy kiên nhẫn lấy tờ giấy có mùi nước tiểu của nó và đặt lên những tờ giấy khác. Nếu chó của bạn " lỡ " tiêu tiểu sai chỗ, bạn nên tẩy mùi ngay vì trong lần sai, khi chó " đánh hơi " và nhận ra có hai chỗ khác nhau phải lựa chọn để " hành động " thì chó sẽ bị lúng túng.

Bạn nên nhớ rằng, chó con sau khi ăn, uống nước, hay sau khi thức dậy, chó cần đi vệ sinh. Với một con chó còn nhỏ thì cần phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Thường thì dấu hiệu để bạn nhận biết chó của bạn muốn đi vệ sinh là chó khịt mũi ngửi xung quanh, cố gắng tìm đúng chỗ để " hàmh động ". Có những chú chó con sẽ ngửi quanh đồng thời chạy vòng vòng ( có lúc chạy cách điên cuồng ). Khi đó, bạn hãy nhanh chóng đặt chó vào tờ giấy trải nơi bạn muốn, nhẹ nhàng kiềm chế những cử động của nó, cho tới khi chó tiêu tiểu nên giấy. Nhớ khen chú chó của bạn sau khi nó đã " đi " lên giấy.

Huấn Luyện Chó Không Làm Bậy Trong Chuồng

Bài huấn luyện này sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với bài huấn luyện trên, bạn sẽ tập cho chú chó của bạn biết giữ gìn chỗ ngủ sạch sẽ. Để chó con bắt đầu làm quen với chuồng, bạn nên làm cho chuồng hấp dẫn hơn bằng cách để vào chuồng vài món đồ chơi.

Nếu chó phải ở trong chuồng vài lần với chất thải của nó, nó sẽ tự học rất nhanh cách kiềm nén đợi đến lúc bạn cho chó ra khỏi chuồng. Bạn hãy cho chú chó ra khỏi chuồng càng sớm càng tốt, điều này giúp chú chó hiểu rằng bạn sẽ sớm cho nó ra, và lòng tin của chú chó đối với bạn sẽ lớn dần. Bạn hãy cho chó ra và tập cho nó tự vô chuồng trở lại.

Bạn nên lập lịch để cho chó ra, và thực hiện đúng theo lịch. Điều này rất quan trọng. Sau khi chú chó có thể tự vô chuồng cách tự nhiên, bạn có thể an tâm, sẽ không có '' sự cố nữa '', nhưng bạn hãy nhớ, chú chó của bạn sẽ đợi cho nó ra. Cũng bài huấn luyện này, bạn có thể dùng để dạy chú chó của bạn biết phân biệt nơi ngủ, ( chuồng, nhà dành riêng ) để giữ gìn vệ sinh và nơi có thể tiêu tiểu.

Khi đã thành công bài huấn luyện, bạn có thể không cần đóng cửa chuồng mà vẫn an tâm. Khi cần ngủ, chú chó của bạn sẽ tự biết vô chuồng. Ngược lại, khi cần đi vệ sinh, chú chó của bạn sẽ ra ngoài và đi đúng chỗ quy định.

Huấn Luyện Chó Đi Vệ Sinh Ngoài Trời

Bạn hãy dẫn chó đi quanh khu vực bạn chọn cho chó tiêu, tiểu. Kiên nhẫn cho chó nhiều thời gian để chó chó thể " hành động ", nhớ khen nó khi nó làm xong. Việc khen thưởng bằng lời và hành động sẽ giúp chú chó của bạn hiểu hành động của nó là đúng và nó sẽ cố gắng thực hiện trong những lần sau.

Hầu hết, chó con thường phải đi vệ sinh khoảng 6 lần trong 1 ngày, nên cách khoảng 3-4 giờ đồng hồ, bạn nên dẫn chó ra ngoài. Rất tốt nếu bạn có thể dẫn chó ra ngoài sau mỗi bữa ăn. Chó con khi no, bao tử của nó sẽ ép bàng quang và nó không thể nhịn lâu.

Nên dẫn chó của bạn ra ngoài vệ sinh vào buổi chiều tối, như thế chú chó không phải cố gắng kiềm chế suốt đêm. Nếu bạn lặp đi lặp lại việc dẫn chó ra ngoài đi tiêu, tiểu một chỗ nhất định, và khen thưởng mỗi khi nó " hành động " đúng, chú chó của bạn sẽ hiểu chỗ vệ sinh của nó và sẽ thực hiện đúng như bạn muốn.

Dọn Vệ Sinh

Thật sự, sẽ không hay chút nào nếu bạn dẫn chó ra ngoài và để phân lại ngoài đường. Trách nhiệm của bạn là dọn sạch những " phế phẩm " từ chú chó của bạn. " Phế phẩm " của chú chó là một vấn đề của môi trường chung, và ít nhiều nó có khả năng gây hại sức khoẻ của mọi người.

Bạn nên dọn phân chó bằng cách dùng bao ny-long, bỏ vào và cột chặt lại, sau đó mới bỏ vào thùng rác. Không nên chôn vùi dưới đất vì trong phân có thể có giun đũa và sán dây rất dễ truyền sang người và con vật khác. Nếu chó đã " hành động " trong nhà, bạn nên chà sạch chỗ dơ bằng thuốc sát trùng có mùi thơm.

Tai Nạn Sẽ Xảy Ra

Không phải vấn đề nằm ở việc bạn chọn cách tập cho chó đi vệ sinh. Nhưng vẫn khó tránh khỏi những lúc có " tai nạn ", nhất là trong lúc tối, khi bạn đang ngủ, chú chó con của bạn không thể nhịn nổi trong một thời gian dài.

Lúc đó, dù chỉ mới 1 phút, bạn cũng không nên la mắng hay đánh phạt chú chó của bạn. Chú chó con của bạn rất mau quên, nó sẽ không hiểu vì sao bạn giận. Nếu bạn bắt gặp nó đang " làm bậy ", bạn hãy dứt khoát la " không " và nhanh chóng đưa nó đến nơi bạn muốn nó " hành động ". Đừng bao giờ bạn đánh vào đít nó hoặc dí miệng nó vào phân của nó, vì chẳng những điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ mà nó còn tạo cho chú chó của bạn hiểu lầm rằng bạn muốn nó " đi " lại chỗ đó vào lần sau.

 


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách mua và chăm sóc chó con khi mới mua 

Bạn muốn nuôi một em cún thật khoẻ mạnh, không phải bạn cứ ra cửa hang chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào?

1. Nơi mua chó

Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ ,hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc,lý lịch rõ ràng.đó là những bé nhanh nhẹn,khoẻ mạnh,có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch,ngày tẩy giun sán

Nên mua chó trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn.

Bạn không nên mua chó không có nguồn gốc không rõ ràng, khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao

2. Bạn nên làm gì sau khi mang chó về nhà?

- Kiểm tra sức khoẻ: Bạn nên đưa cún đến BS Thú Y có kinh khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn , và yêu cầu bác sỹ cấp “Sổ theo dõi sức khoẻ” cho cún có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

- Chuẩn bị chỗ ở của cún: Thoáng mát,ấm ,có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng , không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh. .Tránh để chó cún ở vị trí cao:cửa sổ,ban công,cầu thang dễ rơi ngã.

+ Tắm cho cún: Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay, nếu thấy cún hôi có thể dung phấn tắm khô tắm. Vì nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Những đêm đầu tiên xa mẹ,xa chủ cũ chó có thể kêu sủa.Bạn hãy âu yếm vuốt ve dể chó yên tâm trong vòng tay bạn.

3. Chế độ ăn

- Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng:Protein,béo,tinh bột,khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.Không nên lạm dụng thuốc,hoặc thức ăn tổng hợp.Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa,cá tanh,mỡ.Đặc biệt không cho ăn phổi,gan bò lợn vì bẩn,gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.

- Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày,chỉ cho ăn gần no thì dừng.Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn.Nước uống sạch,luôn đầy đủ.Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn :bát,đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ,khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.

- Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường:nôn,bỏ ăn,buồn dầu,tiêu chảy,nghi ốm,phải ngừng cho ăn,mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.

- Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo,cám lợn,hoặc nứớc rác,phân người và động vật khác.Những mùi”dễ sợ” với người thường”dễ chịu” với chó.Bạn hãy cẩn thận đấy!

- Chó con rất thích gặm,mài răng,rất hay cắn nát giày dép,đệm mút sa-lông không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa.Bạn nên để chó tránh xa các thứ này.Hãy tìm mua trên thị trường những”cục xương giả”"đồ chơi” giành riêng cho chó,được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.

4. Chăm sóc sức khoẻ,phòng trừ dịch bệnh

- Tiêm phòng dịch: Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến nhà Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh:Care,pavo,lepto,parainfluenza,Dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.

- Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun:đũa,giun móc…Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim”từ 4 tháng tuổi.

Cách dạy chó ngoan !

Tất cả chúng ta đều biết chó là một thú cưng rất được chiều chuộng trong các gia đình hiện nay. Nó không những là thú giữ nhà-trợ thủ đắc lực để chống trộm mà con là "bạn" của con người, đặc biệt là các nàng còn phong cho những chú chó một danh hiệu rất chi là oai phong-vệ sĩ.

Nhưng muốn có được một người bạn bốn chân thực sự ngoan ngoãn, phát huy được tối đa công dung của chúng thì không phải ai cũng biết. Thời gian gần đây, khi kinh tế mỗi gia đình ngày càng được nâng cao thì lại càng có nhiều người sai lầm trong cách dạy chó. Vậy dạy cho như thế nào cho tốt và chăm sóc chúng ra sao thì tui sẽ bật mí một số mẹo nhỏ vừa đơn giản vừa dễ làm mà hiệu quả đem lại sẽ rất cao nếu mọi người chịu khó kiên trì trong một thời gian ngắn thôi.(tối đa là một tuần).

Đầu tiên tôi xin nói ra một ví dụ để các bạn tự kiểm tra xem mình đã nuôi dạy tốt chú chó của mình chưa.

1. Cắn tay chủ(cắn yêu cũng không được đâu nhé)

2. Cọ sát thân mình vào tay chủ(Mọi người nghĩ đó là hành vi bày tỏ, nhưng loài chó chỉ làm điều đó với những đối tượng có địa vi thấp hơn nó)

3. Chủ gọi mà không thưa.

4. Thấy chủ lai gần trong lúc ăn là gầm gừ, phản đối.

6. Lúc đi dạo kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi.

7. Lúc đi dạo thường sủa to để tỏ uy quyền với những con khác.

8. Khách đã vào nhà mà cứ sủa ỏm tỏi.

Tất cả những hành vi trên gọi chung là bệnh thể hiện quyền lực và có thể nói hầu hết những chú chó ở thành thị hiện nay đều mắc phải căn bệnh đó.

Giả sử như khi chó cắn tay chủ, moi người vẫn tưởng rằng chó con thay răng nên cần phải cắn cái gì đó cho đỡ ngứa nhưng không phải như vậy. Nếu có nuôi vài con trong nhà các bạn sẽ hiểu chó con cắn nhau là để thể hiện vị trí của mình với bầy đàn trong nhà(đặc biệt là các nàng hay mắc bệnh này lắm nhé^.^).

Nếu để chúng cắn thường xuyên, các bạn sẽ làm chúng ngọ nhận rằng chúng "có địa vị" hơn chủ, lớn lên sẽ không thèm nghe theo lời chủ nữa. Trong sách cũng đã nói, loài chó vốn sống theo bầy đàn nên khi đã nuôi thì phải thể hiện rõ cho chúng biết chúng có địa vị thập nhất trong nhà.Nếu không con chó sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao chúng phải phục tùng mệnh lệnh của người có địa vị thấp hơn chúng. Từ đó dễ nảy sinh những hành động hỗn hào đôi khi quá trớn không lường trước được.

Nói tóm lại người chủ nuôi luôn phải có ý thức cảnh giác để biết chó của mình có mắc vấn đề trong cách hành xử hay không đẻ kịp thời có hành động uốn nắn. Khác với con ngươig, loài chó có thể được huấn luyện bất cứ khi nào, dù cho chúng con non hay khi trưởng thành và cả khi về già. Sau đay Jin sẽ trình bày một số cách để giúp bạn huấn luyện chu cún cưng của mình:

1. Mọi người ai cũng muốn sống trong không gian rộng rãi cho thoải mái nhưng đừng áp đặt suy nghĩ đó cho loài chó. Tổ tiên của loài chó là những chú chó sói sống theo bầy đàn và thích sống trong hang nên một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn so với một không gian rộng rãi.

Để giúp chó gắn bó với ngôi nhà của mình đầu tiên hãy bỏ vào đó một số món đồ chơi hay thức ăn ưa thích đối với chúng. Những lúc chúng ở trong nhà hãy trò chuyện với chúng bằng những lời nói cử chỉ thân thiện nhất. Nhưng ngay khi con chó rời khỏi nhà hãy cất tất cả đồ chơi và thức ăn trong đó, đồng thời giả lơ, không thèm trò chuyện gì với nó nữa.

Làm thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi ở trong "nhà" chúng mới được cho đồ chơi, thức ăn... và được chủ quan tâm nhiều hơn. Từ đó nó sẽ thích ở nhà hơn là lêu lổng bên ngoài. Những lúc nó sắp vào chuồng, hãy ra lệnh "vào nhà", con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy và răm rắp nghe theo mỗi khi bạn yêu cầu. Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng sau khi chó đã vào nhà và trò chuyện với nó một lúc xong mới bỏ đi để thể hiện sự quan tâm của mình.

Nếu tập được thói quen ở trong chuồng của chó sẽ rất thuận lợi mỗi khi bạn đi du lịch hoặc gửi chó hộ ở nhà hàng xóm... Tuy nhiên không có con cho nào ở mãi trong chuồng được đâu. Bạn phải thường xuyên cho nó ra ngoài chơi và cách ra lệnh, quản chó bên ngoài chuồng ra sao thì mời nghía qua phần.


2. Khi dắt chó đi dạo, nếu thấy con chó có biểu hiện đi theo hướng nó thích thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là một cách để trị căn bệnh quyền lực của chó. Chú ý một điều là khi kéo chó về hướng ngược lại thì tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Một lúc sau có thể con chó sẽ giở lại bài cũ, lúc đó bạn hãy thực hiện động tác lúc nãy của mình nhưng mạnh hơn. Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi không thể chống lại ý muốn của chủ. Điều quan trọng nữa là phải thực hiện bài huấn luyện này mỗi ngày mới có tác dụng, đăc biệt là trong những ngày đầu.

3. Tiếp theo là phương pháp khống chế chó từ phía sau-"Ôm từ phía sau". Mỗi khi con chó "nổi loạn", cần ôm chặt nó từ phía sau đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc áp chế căn bệnh "chứng tỏ quyền lực" ở chó nuôi.

Khi con chó đã bình tĩnh trở lại thì hãy vuốt ve nó thật nhẹ nhàng và nếu được thì hãy thủ thỉ trò chuyện với nó để thể hiện sự cảm thông của bạn. Với những con chó quá hung dữ thì thì hãy dùng tay bóp thật chặt mõm nó; đến khi không thấy nó chống cự nữa thì hãy sờ vào răng nó. Đến đây xem như bạn hoàn toàn khuất phục được chú chó bướng bỉnh.
Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên rồi xoa vào bụng nó. Trường hợp con chó không lật ngửa thì có thể xoa vào hai bên sườn nó cũng được
...
Trên đây là một số động tác để huấn luyện chó cưng của bạn thành một con chó biết nghe lời. Và bạn biết đấy, chó là một loài động vật rất thông minh và trung thành nên khi được huấn luyện đúng cách, đúng bài bản hơn nữa thì hãy tin chắc răng "tình bạn" giữa chó và chủ sẽ trở nên khăng khít hơn nữa.


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý