Cách kiểm soát DOF cho bức ảnh chụp tuyệt đẹp

seminoon seminoon @seminoon

Cách kiểm soát DOF cho bức ảnh chụp tuyệt đẹp

19/04/2015 01:08 PM
690

Độ sâu trường ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhât để tạo ra cảm giác và sức hút của tấm ảnh. Nếu điều khiển tốt độ sâu trường ảnh, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt khi chụp cùng một chủ đề bằng cách quyết định vùng nào rõ nét và vùng nào không. Sức quyến rũ của việc kiểm soát được độ sâu ảnh trường đã khiến cho nhiều nhà nhiếp ảnh chuyển từ chơi máy point and shoot sang những chiếc máy có được nhiều quyền điều khiển DSLR.




ĐỘ NÉT SÂU / ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH (DEPTH OF FIELD)

1. Độ sâu trường ảnh là gì

Độ sâu trường ảnh – Depth of Field viết tắt là DOF mà anh em nhiếp ảnh thường gọi là “đóp” hay “đốp”. Nói một cách đơn giản DOF là khoảng rõ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh (trước và sau chủ đề).

Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, thì ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì những điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng sẽ nét, đó gọi là khoảng DOF.


Chủ thể rõ và sắc nét khi nằm trong DOF, trong khi những vùng ngoài DOF phía trước và phía sau DOF thì mờ.

Chiều sâu của bức hình được cấu trúc bởi loại ống kính cho thấy những vật ở vị trí cách mặt phẳng hội tụ (focal plane) của máy ảnh một khoảng cách nhất định, tùy theo số tiêu cự, được rõ nét nhất. Các vị trí khác ngoài phạm vi này đều bị mờ. Khoảng cách này tạo nên chiều sâu của bức hình và rộng hay hẹp tùy thuộc vào các loại ống kính, độ mở của ống kính, và khoảng cách hội tụ (focusing distance), kích thước của bức hình và khi xem hình để gần hay xa.

Ống kính có chiều sâu càng hẹp (shallow depth of field) càng đắt tiền vì chụp hình chân dung rất đẹp.

DOF nông


Những máy ảnh có chất lượng cao khi dùng tiêu cự số 2.8 hoặc nhỏ hơn tạo ra một chiều sâu trong bức hình (depth of field). Bức hình sau đây chụp với ống kính 50 mm 1.4 Nikkor AI với số tiêu cự 1.4 cho thấy rõ phím đàn dương cầm và bàn tay người nhạc sĩ.

F8.0, 1 / 13 sec.

Trong những hình ảnh đầu tiên, thiên sứ  sắc nét, hình nền ngoài tiêu cự có thể thấy rõ. So sánh với hình ảnh dưới đây.

F2.8, 1 / 100 sec (rollover hình ảnh để thấy sự khác biệt)

Trong hình thứ hai, các thiên sứ trông gần như giống nhau nhưng nền là hoàn toàn bị mờ! Thực tế, nó làm cho các thiên sứ đứng ra nhiều hơn hình trước. Mọi thứ khác khá là giống nhau.

Trong cả hai hình ảnh, các điểm tiêu cự ở tại cùng một vị trí – thiên sứ – chủ đề, nơi cần. Điểm khác biệt là độ sâu của trường (DOF).

Theo Cambridgeincolour, DOF phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính (khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính.

Sự thực, mỗi ống kính chỉ có khả năng cho ảnh nét nhất tại một khoảng cách nhất định, sau đó, độ nét giảm dần về 2 biên. Tuy nhiên, hiện tượng mờ dần này khá nhỏ và có thể coi như “sắc nét” trong mắt người quan sát. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người có thể nhận ra gọi là “Circle of confusion”. Một điểm thuộc vật không còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25 cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm tương đối nét.

Lưu  ý rằng, độ sâu trường ảnh chỉ tác động đến kích thước tối đa của vòng tròn mờ mà không diễn tả được hiện tượng gì sẽ xảy ra với những vùng thuộc vật nằm ngoài khoảng lấy nét. Khu vực mờ này lần đầu tiên có tên gọi chính thức là “bokeh” vào năm 1997 trên tạp chí Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh số tháng 3, 4. Nguồn gốc của từ xuất phát từ phiên âm “bo-ke” trong tiếng Nhật nghĩa là mơ hồ, mù mịt. Hai bức ảnh chụp cùng một vùng không gian với độ sâu giống hệt nhau có thể cho bokeh khác hẳn nhau do hình dạng các lá khẩu ống kính quyết định. Trên thực tế, các chấm mờ “Circle of confusion” không thực sự là một hình tròn hoàn hảo mà là một đa giác đều có từ 5 đến 8 cạnh hoặc thậm chí lớn hơn, tương ứng với số lá thép đặt chéo lên nhau trong lòng ống kính. Số cạnh càng nhiều, chấm mờ càng đạt trạng thái gần tròn. Khi khẩu độ ống kính mở hết cỡ, các lá thép xoay hết ra phía rìa ống kính và các chấm đạt trạng thái tròn hoàn hả

Độ nét sâu có thể biết được bằng cách depth of field scale trên ống kính hoặc xử dụng depth of field scale button trên máy hình.

Để tính toán độ sâu trường ảnh DOF này thường chúng ta phải sử dụng một công thức để tính toán (bạn có thể tham khảo công thức tại http://en.wikipedia.org/wiki/Depth_of_field . Công thức này đòi hỏi các thông số bao gồm kích thước của bộ cảm quang, khẩu độ, tiêu cự, khoảng cách từ ống kính đến chủ đề…. Để đơn giản vấn đề tính toán công thức này, bạn có thể sử dụng một trang web tính toán DOF online như http://www.dofmaster.com/dofjs.html và điền các thông số thì sẽ có ngay khoảng DOF.

KIỂM SOÁT ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH

Độ mở và khoảng lấy nét là hai yếu tố quyết định độ mờ của hậu cảnh, tức là kích thước của chấm mờ ngoài vùng lấy nét xuất hiện trên cảm biến máy ảnh.

1. Ảnh hưởng của khẩu độ đối với DOF

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến DOF là khẩu độ. Khẩu độ càng lớn thì khoảng DOF sẽ càng ít và ngược lại.

Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ mẹo đơn giản như sau

  • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
  • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
  • Khoảng rõ nét của hậu cảnh gấp đôi tiền cảnh.
  • Nếu bạn chọn một khẩu độ lớn (F nhỏ), độ sâu của trường sẽ rất hẹp. Điều này làm hầu hết các đối tượng ở phía trước của các điểm tập trung và đằng sau những điểm tập trung bị mờ. Điều này là rất thích hợp cho ảnh chân dung, vì nó làm cho các chủ thể nổi bật rất tốt. Trong hình dưới đây, đối tượng nằm trong vùng sẫm sẽ rất sắc nét.

Độ sâu trường ảnh hẹp

Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc.

Ví dụ về DOF rất hẹp là hình ảnh chụp macro ly rượu. Bạn có thể thấy rằng, cả phần trước của ly rượu cũng bị mờ vì nó quá gần.

Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop.

  • Nếu bạn chọn một khẩu độ nhỏ (F lớn), độ sâu trường ảnh sẽ được rất rộng. Mọi thứ từ những cây gần nhất đến ngọn núi xa nhất sẽ sắc nét.

Wide depth of field Độ sâu rộng lĩnh vực

Độ nét sâu rõ

Độ nét sâu cạn

Vì vậy muốn xoá nhoà hậu cảnh bạn có thể chụp ở khẩu độ chừng f/2.8, f/4 hay f/5.6, còn muốn chổ nào cũng nét hết bạn chụp ở khẩu độ f/16 hay f/22 chẳng hạn. Bạn cũng cần thực hành chụp nhiều khẩu độ khác nhau cho cùng một chủ đề của mình để quan sát sự khác biệt trên hình ảnh đối với ống kính của mình.

http://tinhphoto.com/uploads/Image/DOF/anh_2.jpg

Ảnh chụp với khẩu độ f/14 và sử dụng tiêu cự ống kính là 22m. Ảnh nét hầu như từ tiền cảnh đến vô cực.

  • Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc.

Chẳng hạn, khi sử dụng ống Nikon 105mm f/2.8 AF Micro lắp lên thân máy crop như D300, tại khoảng cách lấy nét 0,4m thiết lập khẩu độ f/4, DOF chỉ mỏng không quá 2mm – bất kỳ sự dịch chuyển nào của thân máy trong quá trình chụp cũng khiến bức ảnh thu được bị mờ. Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop.

Các ví dụ khác:

f/5.6

f/32

f/2.8


Vậy yếu tố này chịu những ảnh hưởng nào?

Nếu bạn đã chụp ảnh chắc hay nghe nói đến DOF, tức là depth of field nghĩa là vùng ảnh rõ hay chiều sâu trường ảnh. DOF phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Với cùng một ống kính và cùng một khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể, nếu ta mở khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn; ngược lại đóng khẩu độ càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu.

Bạn muốn xóa phông thì cách 1 là mở khẩu lớn, nếu khoảng cách từ máy đến chủ thể không đổi.

2. Nếu giữ nguyên khẩu độ không đổi, canh nét vào chủ thể càng gần máy thì vùng ảnh rõ càng cạn; ngược lại, canh nét vào chủ thể càng xa thì vùng ảnh máy ảnh thì vùng ảnh rõ càng sâu.

Cách xóa phông thứ 2 là để chủ thể gần máy, nếu khẩu độ không đổi.

3. Nếu giữ nguyên khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể và thay đổi ống kính với tiêu cự khác nhau, ở cùng một khẩu độ, ống kính có tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu, ngược lại, ống kính có tiêu cự càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn.

Cách thứ 3 là dùng ống kính có tiêu cự lớn, nếu dùng ống zoom thì đẩy tiêu cự lên mức lớn nhất. Ống kính có tiêu cự trên 70mm sẽ thích hợp hơn cho chụp chân dung, bạn có thể lựa chọn 85, 105, hoặc 135.

4. Nếu sử dụng các ống kính có tiêu cự khác nhau nhưng cùng mở một khẩu độ, vùng ảnh rõ sẽ như nhau nếu khoảng cách giữa máy ảnh và chủ đề thay đổi theo một tỷ lệ nào đó.

Bạn có thể sử dụng linh hoạt cách yếu tổ, tiêu cự, khẩu độ, khoảng cách để kiểm soát chiều sâu trường ảnh theo như mức mong muốn.

Nếu sử dụng máy DLRS thì khá nhiều ống kính khác nhau sẽ cho được những hiệu quả riêng biệt.Tùy từng đời máy cao hay thấp.Trong máy DLRS thì có 2 chế độ lấy nét là tự động lấy nét (autoforcus), và lấy nét bằng tay.Mách các bạn 1 mẹo nhỏ khi để autoforcus là trước khi chụp nên ấn 1 nửa nút chụp để máy tự động lấy nét, ngắm kĩ và di chuyển góc chụp, ưng ý rồi hẵng ấn tiếp phần còn lại. Không nên ấn luôn nút chụp vì như thế hiệu quả và chất lượng ảnh sẽ ko cao.

Phần lớn những người chụp ảnh chân dung sẽ không để máy tự chọn điểm nét, mà sẽ lấy nét chủ động vào điểm mình mong muốn. Việc lấy nét sẽ phải kết hợp với việc đo sáng, một chức năng hay dùng khi chụp là khóa AE, và AF.

Để chủ động chọn điểm nét khi chụp, bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Để chọn điểm nét là giữa khung hình, chọn đo sáng là đo sáng điểm hoặc đo sáng vùng trung tâm khi chụp chân dung. Đo sáng và lấy nét (bấm 1/2 phím chụp) vào điểm cần lấy nét thường là vùng mặt của chủ thể (hay cụ thể hơn là lấy nét vào mắt), nếu để máy tự động chọn vùng nét thì bạn sẽ không có được điểm lấy nét như mong muốn. Sau khi đã đo sáng và bắt nét đúng điểm bạn cần lấy nét, thì bạn khóa nét (AF lock) và khóa phơi sáng (AE lock) rồi di chuyển khung hình để lấy bố cục của hình ảnh và bấm chụp.

Cách 2: Đầu tiên là vẫn phải thực hiện thao tác đo sáng, sau khi đo sáng chỉnh thông số shutter và f/stop (cái này chụp bằng chế độ Manual nhé) để có được phơi sáng đúng cho chủ thể, bạn di chuyển để lấy bố cục của ảnh, sau khi lấy bố cục của ảnh xong sẽ di chuyển điểm cần lấy nét đến vị trí mà mình muốn lấy nét, sau đó bấm chụp.




Kinh nghiệm chụp ảnh Macro để có những khung hình đẹp, độc
Cách chọn điểm lấy nét cho bức ảnh của bạn đẹp hoàn hảo
Kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng cực chuẩn cho người mới vào nghề
Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh sắc nét, ấn tượng
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Kinh nghiệm chụp ảnh gia đình để có những bức hình đáng nhớ



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý