Trái cây tốt cho bệnh ung thư

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trái cây tốt cho bệnh ung thư

19/04/2015 01:11 PM
1,419


Một số trái cây giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, một số trái cây có tác dụng rất tốt trong việc giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong những loại trái cây này chứa các thành phần đặc biệt, có thể ngăn chặn được ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày...

Một số trái cây giúp ngăn ngừa bệnh ung thư


Dâu tây


Trong những loại trái cây có tác dụng chống ung thư thì dâu tây được xếp vị trí số một. Những trái dâu tươi ngon chứa tannic acid, có thể tạo ra được tác dụng chống lại độc tố ở trong cơ thể, ngăn cản sự hình thành của tế bào ung thư.



Ngoài ra, trong trái dâu tây còn có một loại chất thuộc dòng amine, có tác dụng tốt cho những căn bệnh về máu như là phòng chống bệnh máu trắng, thiếu máu...

Trái cây thuộc dòng cam quýt

Cam, quýt, chanh, bưởi... được liệt vào danh sách những trái cây thuộc dòng cam, quýt.

Những trái cây này chứa nhiều chất flavone, có khả năng đào thải những chất gây ung thư ra ngoài cơ thể, đồng thời tăng cường những chất chống ung thư quan trọng đối với cơ thể, tăng cường khả năng hấp thụ vitamin C.

Vitamin C có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, ngăn chặn sự hình thành của ammonium nitrite gây ra ung thư và có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa và chữa trị ung thư đường tiêu hoá.

Ngoài ra, trái cây thuộc họ cam quýt còn có tác dụng phòng ngừa đối với những căn bệnh liên quan tới tim mạch, béo phì và đái đường.

Trái nho

Trong trái nho, nhất là vỏ nho có chứa một số thành phần chống ôxy hoá rất tốt, có khả năng kiềm chế được căn bệnh ung thư. Những chất này có thể ngăn chặn được sự phát triển xấu đi của các tế bào ung thư, phá hoại khả năng khôi phục tế bào ung thư máu.



Táo

Trong quả táo có chứa thành phần polyphenol. Polyphenol có tác dụng ức chế được sự sản sinh của tế bào ung thư, làm giảm nguy cơ gây ung thư kết tràng.



Những loại trái cây khác


Ngoài những loại trái cây nêu trên thì dưa vàng, dứa cũng có tác dụng chống ung thư khá tốt.

Trong dưa vàng và dứa có chứa nhiều xanthophyll và zeaxanthin, trong dưa hấu thì có hàm lượng lycopersicin cao... Đây là những chất chống oxy hoá có hiệu quả và có tác dụng phòng chống được ung thư.

Tuy nhiên để có thể hấp thu hiệu quả những dưỡng chất từ trái cây, khi ăn trái cây bạn cần biết lựa chọn và sử dụng trái cây theo đặc điểm thể trạng cơ thể.

Chẳng hạn, những người bị sỏi thận hoặc thận không được tốt thì không nên ăn nhiều dâu tây, bởi vì trong dâu tây chứa nhiều calcium oxalate, ăn nhiều sẽ làm cho bệnh sỏi thận nặng hơn...

Ngoài ra, khi ăn trái cây bạn cũng cần phải chú ý đến thời gian ăn, bạn nên ăn trái cây vào trước các bữa ăn khoảng 1 tiếng.

10 thực phẩm giúp chống bệnh ung thư


Chất chống ôxy hóa, vitamin và polyphenol có nhiều trong các loại rau quả là những chất có vai trò quan trọng giúp ngằn ngừa bệnh ung thư, tiến sĩ Cynara Coomer trên trang Fox News.


1. Ớt


Không chỉ là một loại gia vị phổ biển trong các món ăn hàng ngày, ớt cũng chứa một loại hóa chất có tên là capsaicin, giúp ngăn chặn một số tác nhân gây ra bệnh ung thư trong cơ thể, nhưnitrosamine (chất gây ung thư).

2. Trái bơ


Trái bơ rất giàu chất chống ôxy hóa glutathione giúp tấn công những nguyên tử có gốc tự do. Ngoài ra, loại trái cấy này cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời gồm chất kali và beta-carotene.

3. Cà rốt


Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn rất giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Chất beta-carotene trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như phổi, họng, dạ dày, ruột, tuyến tiền liệt và vú.

4. Hạt lanh


Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hạt lanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có thể giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hạt lanh cũng có rấ nhiều axit béo omega-3, giúp chống lại bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng.

5. Tỏi


Là một loại gia vị giống như ớt, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt chất gây ung thư. Hợp chất allium được tìm thấy trong tỏi giúp ngăn chặn chất ung thư (carcinogen)xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể bạn và đồng thời làm chậm sự phát triển các khối u.

6. Trà xanh


Theo nhiều nghiên cứu, trà xanh có thể chữa bách bệnh, như ngăn ngừa các loại bệnh ưng thư như da, thực quản, dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, phổi, bàng quang, tuyến tiền liệt, và vú.Trà cón chứa chất polyphenol giúp ngăn chặn các khối u ung thư bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u.

7. Rễ cam thảo


Các nghiên cứu khoa học cho rằng rễ cam thảo có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt bởi vì nó chứa một chất hóa học có tên là glycyrrhizin, giúp ngăn chặn các thành phần của chất gây ung thư testosterone. Bạn không nên dùng rễ cam thảo nếu bạn bị huyết áp cao.

8. Cây hương thảo


Các nghiên cứu cho thấy hương thảo giúp chế ngự sự phát triển của cả hai khối u vú và da trên động vật. Chưa có bất lỳ nghiên cứu nào thực hiện trên con người. Nhưng hương thào có một lịch sử lâu dài về tính ứng dụng trong y học như điều trị bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và nhức đầu.

9. Rong biển


Rong biển giàu chất beta-carotene, protein, vitamin B12, chất xơ, chất diệp lục và chlorophylones tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, rong biển cũng chứa các axít béo quan trọng giúp chống lại bệnh ung thư vú.

10. Củ nghệ


Loại củ này chứa chất kháng viêm cực mạnh có thể giúp làm chậm quá trình sản sinh các enzim liên quan tới viêm nhiễm. Enzim này thường sản sinh nhiều ở một số loại ung thư nhất định như ung thư ruột.Bí quyết dành cho bệnh nhân ung thư và người chăm sóc


Một số bí quyết giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

Sụt cân là một trong những triệu chứng thường xảy ra với người bệnh ung thư. Đó có thể do lo lắng vì căn bệnh, hoặc tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư, hoặc cũng có thể là hậu quả từ chính khối u.

dieu-tri-ung-thu

Những thay đổi chuyển hóa đi kèm với ung thư chính là nguyên nhân làm bệnh nhân giảm sự ngon miệng và giảm lượng ăn vào, làm cơ thể đốt nhiều calo hơn bình thường, làm tăng sự phá hủy mô khiến khối nạc, cũng như khối mỡ của cơ thể, bị hao gầy.

Các khuyến cáo về thực phẩm và cách ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư có thể rất khác với chế độ dinh dưỡng thông thường của người khỏe mạnh. Điều này có thể gây băn khoăn vì các khuyến cáo này đôi khi trái ngược với cách bệnh nhân cố gắng ăn uống trước đây. Người bệnh ung thư thường giảm sự ngon miệng và chỉ có thể ăn từng lượng nhỏ thức ăn, vì thế các khuyến cáo thường tập trung vào việc khuyến khích bệnh nhân ăn các thực phẩm giàu năng lượng và các dưỡng chất, ví dụ như đạm và EPA - một dưỡng chất quan trọng giúp chống lại suy mòn do ung thư.  Theo cách đó, họ sẽ có được năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết trong một khẩu phần ăn ít hơn.

Các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung chuyên biệt như ProSure có thể đóng một vai trò quan trọng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh hồi phục sức khỏe.

Sụt cân

Mức độ bệnh nhân sụt cân tùy thuộc loại ung thư cụ thể. Chẳng hạn cứ 6/10 bệnh nhân ung thư phổi và 8/10 bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư thực quản đều bị sụt cân nhiều tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, các bệnh nhân ung thư vú hoặc ung thư tiền liệt tuyến thường không có sụt cân lúc chẩn đoán và thậm chí còn có thể tăng cân trong quá trình điều trị.

Ngoài việc kiểm tra cân nặng thường xuyên, có thể thấy dấu hiệu bạn đang giảm cân dựa vào quần áo hoặc đồ trang sức, nếu thấy chúng rộng hoặc lỏng hơn. Đừng ngần ngại kể cho nhân viên y tế về vấn đề sụt cân – đó là một dấu hiệu quan trọng và ngăn chặn sụt cân tiếp theo có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bạn.

sut-can-ung-thu

Buồn nôn và nôn

Có nhiều l‎ý do khiến người bệnh bị buồn nôn và nôn. Một số hóa trị có thể ảnh hưởng tới trung khu nôn trong não. Điều trị bằng tia xạ, nếu tiến hành gần não bộ, dạ dày, ruột hoặc gan, cũng có thể ảnh hưởng tới trung khu nôn. Các liệu pháp chữa trị bằng hoóc-môn cũng gây ra cảm giác buồn nôn, và cả các thuốc chứa moóc-phin. Ngoài ra, nhiều thay đổi của cơ thể cũng có thể gây ảnh hưởng như thay đổi sinh hóa máu, tổn thương gan, tắc ruột hoặc táo bón nặng.
Vì vậy, khi có cảm giác buồn nôn, bạn nên tuân theo những lời khuyên sau:

  • Không cố ăn khi thấy mệt mỏi.
  • Ăn đồ nhạt, chẳng hạn như bánh quy giòn không bơ.
  • Thường xuyên ăn các bữa nhẹ mỗi khi thấy đói – không chờ ăn đúng bữa.
  • Uống chậm thành ngụm nhỏ những thức uống dinh dưỡng giàu năng lượng và protein.
  • Giảm bớt chất lỏng trong bữa ăn bởi chúng có thể làm đầy bụng và gây nôn.
  • Nhờ người khác chuẩn bị hộ bữa ăn.
  • Tránh các mùi nấu nướng vì chúng có thể khiến bạn thấy buồn nôn, bạn có thể ăn thức ăn để nguội.
  • Ngồi ăn ở phòng mát.
  • Ngồi ăn với người khác, trang trí bàn ăn, nghe nhạc, xem ti vi.
  • Mặc những bộ quần áo rộng tạo cảm giác thoải mái.
  • Ngồi thẳng lưng hơi ngửa đầu ra sau khi ăn.
  • Mút kem que, uống nước mát, nước trái cây hay húp súp loãng. Phải bảo đảm uống đủ nước vì mất nước sẽ làm vấn đề xấu hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng dịu nhẹ.
  • Ngậm đường nấu chín hoặc kẹo bạc hà.
  • Nước gừng hoặc bánh quy có gừng có thể giúp ích.

Những thay đổi về mùi và vị

Bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị có thể gây ra những thay đổi cảm giác mùi vị và có thể biến các thức ăn mà bạn từng thích thành mùi và vị cực kỳ khó chịu.

Những bí quyết dưới đây có thể giúp ích:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước – điều này có thể cải thiện được khẩu vị.
  • Sử dụng dao kéo nhựa để giảm mùi kim loại.
  • Sử dụng trái cây và rau tươi thay cho đồ hộp.
  • Thêm các gia vị chua như chanh, giấm, dưa chua. Tuy nhiên không sử dụng khi bị đau loét miệng bởi vì chúng sẽ làm đau loét nặng hơn.
  • Sử dụng gia vị như tỏi, ớt, húng quế, kinh giới.
  • Khử vị mặn hoặc đắng bằng thức ăn ngọt, và khử vị ngọt bằng chanh hoặc muối.
  • Dùng thức ăn mát hoặc lạnh vì điều này làm giảm sự kích thích vị giác và  khứu giác
  • Dùng thức ăn như dưa, nho và cam  đã làm mát trong tủ lạnh.
  • Khi cảm thấy thịt đỏ như thịt bò có vị lạ, nên chuyển sang thực phẩm khác nhưng vẫn có hàm lượng protein cao như thịt gà, cá, trứng hoặc phó mát hoặc thêm các thức uống dinh dưỡng vào chế độ ăn của bạn.
  • Tạo cảm giác ngon miệng bằng cách trộn trái cây với kem hoặc sữa chua. Có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng để gia tăng hàm lượng dinh dưỡng.
  • Vị giác của người bệnh sẽ cải thiện sau khi kết thúc quá trình điều trị, nhưng có thể phải mất vài tuần để hoàn toàn trở về bình thường.

Táo bón

Nhiều bệnh nhân ung thư bị táo bón. Nguyên nhân có thể do khối u hoặc do sử dụng một số thuốc giảm đau, giảm nôn hoặc các thuốc dùng trong hóa trị. Ngoài ra, những thay đổi về chế độ ăn uống, thiếu chất lỏng hay ít vận động cũng gây nên táo bón. Dưới đây là một số bí quyết có thể giúp bạn:

  • Nên ăn đúng giờ mỗi ngày.
  • Tăng lượng nhập chất lỏng, thử uống nước ấm như trà hoặc nước chanh nóng.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ liệu bạn có thể ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc hoặc trái cây hay rau xanh. Thêm các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn dần dần để tránh bị đầy hơi.
  • Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể ăn thêm chất xơ. Nếu đúng trong trường hợp của bạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về một thức uống dinh dưỡng nhiều năng lượng, giàu protein và cả chất xơ.
  • Nên cố gắng vận động như đi dạo.
  • Nhờ bác sỹ kê cho đơn thuốc nhuận tràng.

Tiêu chảy

Hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư đều có các tác dụng phụ và tiêu chảy là một trong các tác dụng phụ thường gặp. Nguyên nhân có thể do thuốc hóa trị, do xạ trị vào ruột, liệu pháp sinh học, cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương, hay phẫu thuật. Ngoài ra, một số loại ung thư, đặc biệt ở giai đoạn tiến triển cũng gây ra tiêu chảy. Người bệnh ung thư có thể trải qua tình trạng bị suy giảm miễn dịch, nên dễ mắc một số loại tiêu chảy do nhiễm trùng.

Tiêu chảy không chỉ mang lại cho người bệnh cảm giác khó chịu, đôi lúc đau đớn mà còn dẫn tới sự mất nước nghiêm trọng trong cơ thể. Điều này có thể rất nguy hiểm, do đó nên báo cho nhân viên y tế biết triệu chứng này. Họ có nhiều loại thuốc để giúp bạn. Khi bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là phải duy trì việc uống nước, uống những ngụm nhỏ suốt ngày là một cách thực hành tốt.

Đau loét miệng

Nhiều bệnh nhân bị đau loét miệng trong khi đang hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu vùng đầu hay cổ. Thuốc giảm đau và các dung dịch súc miệng hoặc kem thoa được bác sỹ chỉ định có thể giúp ích trong vài ngày. Điều quan trọng là không bỏ qua triệu chứng này, vì nó không chỉ gây đau đớn mà còn làm bạn không ăn được các dưỡng chất cơ thể cần. Khi gặp tình trạng này, bạn hãy thử những cách sau:

  • Khi bị đau loét miệng, bạn cần tránh sử dụng rượu mạnh, thuốc lá, gia vị cay, tỏi và hành sống, giấm và thức ăn mặn.
  • Nên vệ sinh sạch răng miệng nhẹ nhàng mỗi buổi sáng và tối cũng như sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải mềm. Trường hợp kem đánh răng cay hoặc việc chải răng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nên thay thế bằng nước súc miệng. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày nhưng hãy cẩn thận để không làm hại nướu.
  • Chọn thức ăn được trộn với nước xốt và nước chấm để dễ nuốt hơn.
  • Duy trì lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể bằng cách uống trà hoặc cà phê, nước ép trái cây hoặc rau quả, thức uống không ga hoặc nước trắng.

Khó nuốt

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ thấy khó nuốt sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị. Một số bí quyết sau cũng có thể có ích cho người bệnh: 

  • Thường xuyên ăn các bữa nhỏ.
  • Băm nhỏ, trộn, nghiền nhừ thực phẩm.
  • Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung như Prosure khi không thể ăn được.
  • Dùng những thực phẩm mềm có hàm lượng protein cao, nhiều dinh dưỡng như sữa đặc có kem, sữa chua không làm từ trái cây, trứng bác mềm, nước luộc thịt đặc và súp kem.
  • Ăn trái cây hay rau xanh được nghiền nhừ.
  • Ăn kem, bánh sữa trứng, nước hoa quả ép đặc hay sữa đặc.
  • Sử dụng ống hút trong khi uống.
  • Làm mềm thức ăn với nước chấm và nước xốt để dễ nuốt hơn.
  • Chia nhỏ thức ăn và nhai thật kĩ.
  • Vệ sinh tốt răng miệng, súc miệng trước và sau mỗi bữa ăn.

Mất sự ngon miệng

Bệnh ung thư và quá trình điều trị bệnh còn làm mất cảm giác ngon miệng ở nhiều người. Những bí quyết sau có thể giúp người bệnh:

  • Thường xuyên ăn các bữa nhỏ và ăn khi đói, không cần đúng giờ.
  • Ăn những thức ăn yêu thích mỗi khi cảm thấy thèm.
  • Ăn các bữa phụ có lượng calo cao khi thèm.
  • Trong khi ăn không nên uống nhiều chất lỏng, thay vào đó hãy uống giữa các bữa ăn.
  • Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung như Prosure để tăng cường cung cấp năng lượng và dưỡng chất.

trieu-chung-ung-thu

Các sản phẩm dinh dưỡng

Mất cảm giác ngon miệng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang không tốt. Và vấn đề sẽ xấu hơn nếu bạn không nhận đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phục hồi lại sức khỏe.

Khô miệng và nước bọt đặc

Một số kiểu xạ trị hoặc một số loại thuốc gây ra khô miệng và nước bọt đặc. Nếu bạn gặp trở ngại với chứng khô miệng, hãy nói với bác sỹ của bạn.

  • Cố gắng giữ ẩm cho miệng bằng cách thường xuyên uống những ngụm nước nhỏ.
  • Thêm nước xốt, bơ, kem hay nước chấm vào thức ăn.
  • Ăn những thức ăn mềm để nguội.
  • Mút đường đã nấu chín, kem que hay đá viên.
  • Súc miệng nhẹ trước và sau khi ăn.
  • Uống nước thường xuyên.

Khô miệng và nước bọt đặc

Một số kiểu xạ trị hoặc một số loại thuốc gây ra khô miệng và nước bọt đặc. Nếu bạn gặp trở ngại với chứng khô miệng, hãy nói với bác sỹ của bạn.

  • Cố gắng giữ ẩm cho miệng bằng cách thường xuyên uống những ngụm nước nhỏ.
  • Thêm nước xốt, bơ, kem hay nước chấm vào thức ăn.
  • Ăn những thức ăn mềm để nguội.
  • Mút đường đã nấu chín, kem que hay đá viên.
  • Súc miệng nhẹ trước và sau khi ăn.
  • Uống nước thường xuyên.

Chứng ợ nóng và trào ngược thực quản

Chứng ợ nóng và trào ngược thực quản có thể khiến bạn có cảm giác rát bỏng ở họng và phần trên dạ dày và có vị chua ở miệng – triệu chứng khá phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Có những loại thuốc giúp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên những bí quyết sau cũng có thể hữu ích với người bệnh:

  • Không ăn những trái cây họ cam quýt chứa a-xít và những thực phẩm nhiều gia vị.
  • Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
  • Không nên uống nước ngay trước khi ăn, nên uống sau khi ăn 30 phút.
  • Không đi nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế uống rượu, cola, cà phê và trà.

an-toan-thuc-pham

An toàn thực phẩm

Bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch khiến cơ thể bạn khó chống lại được các nhiễm trùng. Bên cạnh việc phòng ngừa thường xuyên bằng cách rửa tay và rửa rau, quả trước khi ăn, bạn cũng cần tránh một số thực phẩm như:

  • Phó mát và pa-tê chưa tiệt khuẩn
  • Sò, ốc, ngao…
  • Su-shi…



Trái cây tốt cho huyết áp cao
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Trái cây tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Sau khi sinh ăn trái cây gì tốt nhất


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý