Cách quản lý nhân viên cứng đầu khôn ngoan nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách quản lý nhân viên cứng đầu khôn ngoan nhất

19/04/2015 01:12 PM
8,555

Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng.





Quản lý nhân viên cứng đầu thế nào? 

Ảnh Minh Họa









Sau nhiều năm cống hiến và làm việc hết mình, cuối cùng Huyền cũng được ban lãnh đạo đề bạt lên chức vụ trưởng phòng. Những tưởng mọi chuyện sẽ suôn sẻ nào ngờ cô đã sớm phải đối mặt với những cấp dưới cực kỳ cứng đầu.

Nga vào làm ở công ty này trước Huyền mấy năm. Về tuổi đời lẫn tuổi kinh nghiệm trong công việc, Nga đều hơn Huyền. Thế nên chuyện Huyền được cất nhắc dù đã được dự tính trước nhưng Nga vẫn rất ngạc nhiên và cay cú. Theo Nga, cái ghế đó xứng đáng thuộc về mình hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều người, cô là một người có năng lực, khá sắc sảo nhưng lại thường xuyên vi phạm các nguyên tắc kỷ luật của công ty. Chuyện đi làm muộn về sớm của Nga giống như cơm bữa, nhắc nhở kiểm điểm chán chê được một thời gian vẫn lại đâu vào đấy. Tính của Nga cũng khá kỳ quặc, giữa giờ làm việc nếu ai đó khiến cô không hài lòng là Nga tự nhiên cáu bẳn, la lối như ở chỗ đông người. Chuyện Nga dù giỏi nhưng vẫn lẹt đẹt cái chân quản lý nhóm là điều mà ai cũng hiểu , chỉ có Nga không chịu hiểu mà thôi.

Vậy nên, từ ngày trở thành cấp dưới của Huyền, Nga càng tỏ ra bất mãn. Cậy mình lớn tuổi, trong các cuộc họp, Nga thẳng thừng chê trách, xỉa xói Huyền trước mặt các đồng nghiệp như thể Huyền chưa một ngày làm lãnh đạo của cô vậy. Việc Nga đi làm muộn khi bị Huyền nhắc nhở, cảnh cáo, thì Nga cũng chẳng thèm quan tâm đến nửa lời, thậm chí cũng chẳng thèm nhìn Huyền lấy một cái. Thái độ của Nga khiến Huyền nhiều lúc uất ức không thể chịu được. Cô hiểu lãnh đạo còn chần chừ trước trường hợp của Nga vì cô ấy là một trong những người đầu tiên cùng xây dựng nên công ty và thực sự là người có tài. Thế nhưng, một ngày, trước sự quá quắt của Nga, Huyền buộc phải tuyên bố với lãnh đạo nếu không ai đuổi việc Nga thì cô cũng xin từ chức.

Làm sếp ở công ty, bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều hạng người và đủ tính cách khác nhau. Sẽ thật may mắn cho bạn nếu cấp dưới là những thành viên đồng lòng với bạn trong mọi công việc lớn nhỏ nhưng sẽ có cả những nhân viên cứng đầu đến hết thuốc chữa. Sa thải hay tiếp tục "chịu đựng" những con người này đôi khi là bài toán khá nan giải cho một lãnh đạo còn ít kinh nghiệm và từng trải như bạn. Không ít sếp than phiền rằng họ cảm thấy ức chế, căng thẳng và bị coi thường khi phải đối mắt với thái độ bất hợp tác và phá hoại của những nhân viên cứng đầu này.

Vậy đâu là phương pháp để "loại bỏ" những rắc rối đó? Nhiều lãnh đạo khẳng định rằng với nhân viên kiểu này tốt nhất cứ áp dụng phương pháp khiển trách và trừ lương thưởng thẳng tay. Còn nếu đến lúc không thể chịu được thêm nữa cứ sa thải bởi tìm được người tài bây giờ không khó bằng việc tìm những người tận tâm với sếp, với công ty.

Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng. Chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo có đẳng cấp phụ thuộc rất lớn ở thái độ và cách cư xử của bạn đối với nhân viên trong những tình huống khác nhau.

Cách chỉ đạo nhân viên cứng đầu
















Trong công ty có một nhân viên “cứng đầu”, anh ta thường xuyên đi muộn, hay cáu bẳn và gây xích mích với các đồng nghiệp. Nhưng nhân viên này lại là một chuyên gia giỏi. Vậy nên sa thải hay tiếp tục “chịu đựng”?

Đối với những nhân viên “lắm chuyện” nên dùng các biện pháp vật chất để “chiến đấu”. Bạn nên tạo ra một phản xạ có điều kiện đối với họ: gây rắc rối - khiển trách, vẫn tiếp tục - trừ đi một phần thưởng hoặc một phần lương.

Còn đối với vấn đề đi muộn của những nhân viên tài năng thì có thể rơi vào ba trường hợp sau:

40% những người vi phạm các nguyên tắc của cơ quan là những người nói chung không thích tuân thủ quy tắc. Đó là những người không thể tìm được công việc yêu thích và buộc phải làm công việc mà mình không thích để sống. Bạn hãy trao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, cho phép họ phát triển các khả năng của mình, và khi đó anh ta sẽ biết quý thời gian.

30% tiếp theo là những người thích ngủ. Nhưng bạn cũng có thể thay đổi được thói quen này. Hãy tạo cho họ một môi trường làm việc dễ chịu để kẻ “lơ là” có thêm “động lực” thực thi những quy tắc bắt buộc dành cho mọi nhân viên.

30% còn lại là những người về bản chất rất biết cách lên kế hoạch sử dụng thời gian của mình, nhưng thường có những việc làm thêm ngoài giờ khác. Nếu bạn đánh giá cao tài năng của anh ta, thì hãy cho họ làm việc theo một thời khóa biểu riêng. Và như vậy, bạn cũng không đánh mất một nhân viên giá trị mà vẫn kiểm soát được tình hình.

Bạn là một sếp nữ trong một tập thể phần đông là nam giới. Mặc dù, bạn là một người nghiêm khắc, nhưng không vì thế mà các nhân viên không buông lời cợt nhả có ẩn ý sau lưng bạn.

Bạn hãy tin rằng, một sếp nam trong một tập thể “mặc váy” cũng vấp phải vấn đề y hệt như bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề trong chính tính cách của mình.

Thứ nhất: Nuôi dưỡng sự tự tin vào bản thân và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu. Hãy phân tích tình huống: Có thể bạn quá đa nghi khi cho rằng những câu chuyện đó là nhằm vào bạn?

Trong trường hợp này, thì bạn đừng quá chú ý tới những điều mà các nhân viên nói, hãy trao thêm nhiệm vụ cho những kẻ lắm lời.

Thứ hai: Hãy sử dụng những biện pháp cứng rắn và tạo ra khoảng cách giữa bạn và nhân viên.

Đây là điều nên làm nếu những câu chuyện thêu dệt làm hỏng bầu không khí trong công ty. Cách tốt nhất là hãy nhắc nhở mọi người, trên thực tế bạn là sếp của họ và họ chỉ là nhân viên. Hãy sa thải hoặc khiển trách những “kẻ đơm đặt chuyện”.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Bí quyết trị nhân viên khó tính
























Mỗi cây đều có quả bị sâu và mỗi nhóm cũng có những nhân viên khó tính. Giống như quả bị sâu làm ảnh hưởng tới năng suất của cây thì những nhân viên với tính cách phức tạp cũng sẽ cản trở tới sự hiệu quả công việc của cả phòng...

Do đó, một người quản lí như bạn cần biết cách “ trị” những nhân viên như vậy để xây dựng môi trường làm việc hòa đồng và năng suất. Điều này đòi hỏi kĩ năng giao tiếp mềm mỏng nhưng không kém phần cứng rắn.

Dưới đây là một số bước cụ thể bạn có thể áp dụng để làm việc ăn ý và đạt kết quả tốt nhất với những nhân viên khó tính nhất trong văn phòng của mình:
Tìm hiểu tâm tư của nhân viên
Những nhân viên khó tính không phải là những người độc ác và hầu hết bản thân họ không muốn bị coi là “ quái” tính. Họ cư xử như vậy bởi họ cho rằng đó là cách tốt nhất để đạt được nhu cầu cụ thể của mình. Hãy tìm hiểu những nhu cầu, tâm tư tình cảm và niềm tin của nhân viên khó tính. Đây là bước đầu tiên trong phương pháp “ trị” họ một cách hiệu quả.
Thảo luận một cách trung thực và khéo léo
Những nhân viên tính tình phức tạp sẽ tiếp tục cách cư xử không đúng nếu bạn không chỉ rõ vấn đề cho họ. Là người quản lí, bạn là người đầu tiên có trách nhiệm thảo luận với tất cả nhân viên về bất cứ vấn đề nào họ tạo ra. Khi làm việc này, nhớ rằng phải trung thực nhưng cũng khéo léo. Đó là phong cách giao tiếp tạo ra kết quả tốt nhất.
Thiết lập ranh giới
Nhân viên khó tính sẽ mặc định rằng cách xử sự của họ không phải vấn đề nghiêm trọng nếu không nhận thấy lí do phải thay đổi nó. Vì vậy, bạn phải thiết lập những ranh giới cứng rắn với họ. Hãy cho nhân viên biết rằng cách cư xử không đúng sẽ được ghi nhận và gây ra hậu quả tiêu cực trong khi cư xử tốt mang tới kết quả tích cực. Đừng chỉ nói suông, hãy chứng tỏ điều đó qua cách bạn đối xử với nhân viên.
Phản ứng kịp thời
Nếu cách cư xử không phù hợp của nhân viên phức tạp không được cảnh cáo, điều đó cho phép họ tiếp tục hành động tương tự. Và khi thời gian bạn đưa ra quyết định quá lâu hay bỏ qua, bạn sẽ khó kiểm soát họ hơn trong tương lai. Do đó, hãy nhanh chóng đưa ra phản ứng của mình với cách cư xử không đẹp của nhân viên.
Đối xử với nhân viên khó tính khó hơn so với những nhân viên còn lại nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Với kĩ năng giao tiếp tốt và sự chân thành, bạn có thể cảm hóa họ thành những nhân viên hòa đồng và làm việc hiệu quả trong nhóm.

Cách quản lý nhân viên "có vấn đề"

Cach quan ly nhan vien co van de












Có lẽ một trong những công việc khó khăn nhất của nhà quản lý là đối phó với những nhân viên “có vấn đề”. Cho dù đó là vấn đề gì (sự chậm trễ về thời gian, thái độ ứng xử tuỳ tiện hay thực thi công việc thiếu hiệu quả...) thì nhà quản lý cũng cần có phản ứng ngay lập tức.

Nếu để vấn đề tiếp tục kéo dài hay tiến triển, chắc chắn hậu quả sẽ khó lường, bởi nó gây một ảnh hưởng tiêu cực tới bạn, tới toàn thể nhân viên, thậm chí làm xấu đi hình ảnh cũng như văn hóa công ty bạn.

Bước đầu tiên để đối phó với một nhân viên “có vấn đề” là nhận ra các rắc rối của anh ta. Một trong những nhân viên của bạn có thể liên tục đi làm muộn giờ hay dành quá nhiều thời gian để tán chuyện với đồng nghiệp, thay vì cần phải tập trung vào công việc của mình. Những nhân viên này có thể thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc, cũng có thể anh ta đang có sự xung khắc, bất đồng với các nhân viên khác hay với ban lãnh đạo, hoặc anh ta vi phạm nội quy, nguyên tắc chung, hay coi thường các chính sách của công ty…

Không ít lần, một cuộc nói chuyện thân mật và đơn giản với nhân viên sẽ giúp bạn hoá giải các vấn đề phát sinh, chẳng hạn như việc nhân viên thỉnh thoảng đi làm muộn, hay có một hành vi không thích hợp… Tuy nhiên, những kiểu tư duy đã thành thói quen hay vấn đề thiếu hiệu quả công việc sẽ cần phải có nhiều cuộc đối thoại hơn giữa bạn và nhân viên.

Có hai cách hành động mà bạn có thể áp dụng đối với một nhân viên “có vấn đề”. Cách đầu tiên và cũng là cách thức hiển nhiên nhất là đưa nhân viên đó đi vào nề nếp, kỷ luật. Việc này có thể bao gồm nhiều nội dung như đưa ra những cảnh báo bằng văn bản, phân công nhiệm vụ khác, hay điều động nhân viên sang bộ phận khác. Hành động này thích hợp với những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, chẳng hạn như những vấn đề đang diễn ra liên quan đến việc vi phạm, coi thường các quy định, nội quy của công ty.

Sự lựa chọn thứ hai đó là huấn luyện và giáo dục. Phương pháp này thường là sự lựa chọn tối ưu đối với những vi phạm lần đầu, khi hiệu quả công việc không như mong muốn, hay các nhân viên thực thi nhiệm vụ thiếu tính chuyên nghiệp. Việc huấn luyện yêu cầu nhà quản lý cần làm việc trực tiếp với các nhân viên đó, hoặc phân công một nhân viên khác làm việc cùng với nhân viên này để giúp họ khắc phục những khiếm khuyết. Còn giáo dục là đưa ra cho nhân viên những ý kiến phản hồi và giải pháp giúp cải thiện công việc của họ. Nhìn chung, cả huấn luyện lẫn giáo dục đều đòi hỏi tính kiên nhẫn và thời gian của nhà quản lý, nhưng kết quả mà nó mang lại là giúp giải quyết các vấn đề, khúc mắc đang tồn tại.



Khi cấp dưới “khó bảo”

Bạn vừa được đề cử vào vị trí trưởng phòng. Là sếp mới, bạn háo hức với rất nhiều mục tiêu, kế hoạch đề ra cho cả phòng cùng phấn đấu. Nhưng chỉ ít lâu sau khi “yên vị” trên chiếc ghế làm sếp, bạn giật mình nhận ra hình như nhân viên ngấm ngầm chống đối mình. Cho dù bạn áp dụng mọi biện pháp từ mềm mỏng đến cứng rắn, làn sóng chống đối ngày càng lan rộng hơn và cấp dưới trở nên bất phục thấy rõ. Bạn phải làm gì để cứu vãn tình hình?

Không ít người nghĩ làm sếp của một phòng ban hay công ty cũng oai phong như việc làm vua một cõi. Bạn có quyền quyết định những việc quan trọng, đưa ra hình thức kỷ luật với nhân viên mỗi khi công việc không được hoàn thành tốt, trong khi cấp dưới sẽ răm rắp nghe theo lời bạn. Nếu chỉ đơn giản vậy, hẳn không ai phải học thuật “đắc nhân tâm”!

Trên thực tế, không phải ai cũng có năng khiếu lãnh đạo. Không ít vị sếp đã phải đau đầu khi cố viện mọi phương cách để “thu phục” những nhân viên khó bảo.


Ngoại trừ trường hợp nhân viên thuộc diện “cá biệt”, có bao giờ bạn tự nghĩ tại sao cả tập thể lại đồng lòng chống đối mình? Dân gian có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi áp dụng biện pháp “kỷ luật sắt”, hãy tự xét lại chính sách quản lý của mình thế nào mà khiến dân phải “nổi can qua”?

1. Bạn có đòi hỏi quá cao ở nhân viên?
Dĩ nhiên bạn có lý do để giao việc cho nhân viên, nhưng với một khối lượng công việc đồ sộ, thời gian lại khít khao, thì phải đến “3 đầu 6 tay” họa chăng nhân viên mới có thể đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.

Ngoài ra, cách ứng xử của bạn mỗi khi nhân viên không theo kịp lịch làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của nhân viên. Khi bạn càng tỏ ra thất vọng, cấp dưới sẽ càng cảm thấy bức xúc vì thấy nỗ lực của mình không được nhìn nhận.

2. Bạn có cho rằng ý kiến của mình luôn luôn đúng?
Bạn hoàn toàn hợp lý khi muốn mọi việc phải mang lại kết quả tốt nhất. Tuy  nhiên, đôi lúc dừng lại lắng nghe ý kiến của nhân viên không bao giờ là thừa. Đừng nghĩ rằng nhân viên mình không biết gì hoặc chỉ là những người răm rắp nghe theo lệnh sếp. Cách suy nghĩ này sẽ khiến bạn mất đi không ít nhân viên giỏi.

Một vị sếp dù có tài giỏi thế nào cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Hãy lắng nghe đóng góp của nhân viên và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân.Từ đó, tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp. Như thế bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

3. Bạn có hòa đồng với nhân viên không?
Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Những giây phút chia sẻ và thư giãn với mọi người sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên, ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về những người “kề vai sát cánh” với mình bấy lâu nay. Tuy nhiên, cũng không nên quá thân thiết với một cá nhân dưới quyền nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”.

4. Bạn có tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên?
Tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Phê bình nghiêm khắc nhân viên một cách kín đáo và khen ngợi họ ở nơi đông người. Bản thân cách cư xử thiếu công bằng, các cử chỉ thiếu tôn trọng dường như rất nhỏ nhặt, song tác động tiêu cực lại rất lớn, bởi không ai muốn bị xem thường hay phân biệt đối xử, cả sếp cũng vậy!

5. Và cuối cùng, nếu là nhân viên, bạn có thích có một người sếp giống bạn hiện tại không?
Đây là điều quan trọng nhất. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới và tự hỏi, nếu sếp bạn cũng có tính cách và lối ứng xử y hệt bạn; nếu sếp bạn cũng đòi hỏi cao, cứ buộc bạn phải nghe theo lời sếp; hoặc giả sử sếp bạn cứ hay công khai phê bình bạn ở giữ tập thể; liệu bạn có còn động lực làm việc? Liệu bạn có nuôi tư tưởng “chống đối” trong đầu?

Khi bạn đã thật sự hiểu được những điều nhân viên bạn đang cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp. Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.

Nhân viên khó bảo không hiếm, nhưng “minh quân” không phải thời nào cũng có. “Cai trị” một “vương quốc” tuy khó mà dễ, chỉ cần sếp lưu ý trong đường lối quản lý và cách cư xử sao cho hợp lý hợp tình, việc “thu phục lòng dân” hẳn không còn là chuyện khó.

Nghệ thuật quản lý nhân sự

Làm thế nào để nhân viên dưới quyền mình làm việc nhiệt tình, hiệu quả đem lại năng suất cao? Đó chính là câu hỏi luôn đặt ra cho mọi nhà quản lý.
Để nhân viên dưới quyền làm việc có hiệu quả và tận tâm với công việc, nhà quản lý cần chú ý đến những khía cạnh sau đây:
1.Giao nhiệm vụ phù hợp cho từng người,phân đúng người đúng việc
Trong mỗi doanh nghiệp sự phân cấp giữa cấp trên và cấp dưới rất quan trọng, Sếp phải xem xét kỹ lưỡng, chỉ đạo công việc của nhân viên, trong khi nhân viên cần dựa vào sếp để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lý, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.
Hệ thống cấp bậc và cấu trúc được phản ánh theo cách sắp đặt vật dụng trong văn phòng, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của công ty. Sếp có thể làm việc trong văn phòng riêng biệt với đồ đạc tốt hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng dù phân cấp bậc rõ ràng nhưng phải đảm bảo nhân viên có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin với sếp một cách cởi mở và thoải mái.
2. Môi trường, phương tiện làm việc thích hợp
Mỗi nhân viên khi tiến hành nhiệm vụ được giao phải có đầy đủ các công cụ vật chất và cá nhân để thực hiện công việc được giao. Những công cụ đó bao gồm dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, sự hậu thuẫn của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học cần thiết. Bên cạnh đó sự hướng dẫn trực tiếp của người đi trước,của các nhà quản lý cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày đầu đi làm của nhân viên. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò nhiệm vụ mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.
3. Định hướng công việc cho nhân viên
Một người quản lý giỏi cần đảm bảo mỗi nhân viên dưới quyền nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ vai trò của mình, làm việc với năng suất và hiệu quả cao nhất nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của sếp. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nâng cao mối quan hệ giữa nhân viên và sếp.
4. Đánh giá, khen ngợi và giao tiếp
Khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì việc khen ngợi họ là không thể thiếu,lời khen mang lại lợi ích to lớn nó chính là động lực giúp nhân viên tự tin,chăm chỉ và sẽ cống hiến nhiều hơn cho công ty.Hãy tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên thường kỳ. Tổ chức nhiều cuộc họp để nhân viên và sếp có thể thảo luận bất cứ vấn đề gì đã xảy ra và chấm điểm cho hoạt động của nhân viên. Thêm vào đó, người quản lý nên tạo ra một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và giải quyết các vấn đề của nhân viên. Cuối cùng, nhân viên sẽ thỏa mãn hơn nếu lương bổng cũng được đánh giá thường kỳ. Rõ ràng, họ sẽ làm việc tốt hơn nếu cảm thấy được hưởng xứng đáng về mặt tài chính.
5. Văn hóa công ty
Mới vào công ty việc bỡ ngỡ về công việc cũng như các qui định ,qui tắc hay văn hóa công ty còn chưa nắm rõ.Người quản lý nên chủ động giới thiệu cho nhân viên về văn hóa công ty. Các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp, các nghi lễ, cách hợp tác và những cảnh báo là điều nhân viên rất muốn biết bởi chúng tác động trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày của họ. Ngoài ra, sếp nên đảm bảo mọi người đang làm việc hướng tới mục tiêu chung, mang lại niềm tin cho họ và giao tiếp một cách cởi mở.
6. Khen thưởng xứng đáng
Trong quá trình làm việc,nhân viên có nhiều thành tích,làm việc tốt và công hiến nhiều lợi ích cho công ty thì cần được khen thưởng xứng đáng.Phần thưởng có thể là các khoản tiền,tổ chức cho đi du lịch,điểm thưởng hàng tháng hay đơn giản là một lời khen trước toàn thể nhân viên trong công ty.Đối với nhân viên nam nhà quản lý có thể động viên tinh thần anh em bằng cách tạothời gian nghỉ ngơi để xem các trận đấu World Cup hay tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích hoặc đơn giản hơn nữa là bữa trưa được phục vụ miễn phí. Họ sẽ hạnh phúc vì thấy mình được coi trọng và sẽ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn nữa.



Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả
Đối xử với nhân viên cấp dưới thế nào cho đúng mực
Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Cách giữ chân nhân viên của ngươi quản lý giỏi




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý