Thực phẩm giúp giảm đau khi sinh nở

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm giúp giảm đau khi sinh nở

19/04/2015 01:17 PM
579

Khi chuyển dạ bạn sẽ bị tiêu hao năng lượng nhiều hơn bất cứ thời điểm nào khác trong đời. Hãy cố gắng tăng cường năng lượng khi bạn vẫn còn ở giai đoạn đầu của chuyển dạ, bằng cách cứ khoảng một tiếng đồng hồ lại ăn chút đồ ăn nhẹ. Một khi các cơn co thắt của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, bạn có thể không còn cảm thấy đói nữa.

Ăn uống khi chuyển dạ giúp bạn tăng cường năng lượng như thế nào?


Tôi có thể ăn gì?


• Bạn nên chọn các thực phẩm giàu carbohydrate vì chúng giải phóng năng lượng chậm, như là bánh mì, bánh bột gạo, mì, cơm, trái cây sấy khô, chuối và ngũ cốc.


• Bạn cũng có thể uống nước luộc thịt, bánh sữa, và sữa chua ít béo., Không nên uống nước trái cây có axít như cam hoặc bưởi.


• Để bổ sung năng lượng nhanh chóng, hãy uống một vài muỗng (thìa) mật ong, ăn một vài miếng sô-cô-la hoặc uống trà ngọt. Nhưng không nên ăn quá nhiều đường, vì đường giúp bạn tăng năng lượng lên rất nhanh nhưng sau đó bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi.


• Bạn cũng có thể dùng viên Đextroza, giúp giải phóng năng lượng chậm và rất dễ ăn. Hãy dùng thử một vài tuần trước ngày dự sinh để chọn hương vị bạn thích nhất.


Tôi có thể uống gì?


Chuyển dạ tiêu hao rất nhiều nước, do vậy bạn hãy đảm bảo uống thật nhiều nước để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước trong suốt quá trình này. Bạn cũng có thể pha thêm nước ép trái cây vào nước suối, hoặc dùng các loại nước trái cây như táo hoặc xoài. Uống chút trà thảo dược với mật ong cũng rất thơm ngon và vị ngọt tự nhiên của mật ong sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng.


Đồ uống có ga hoặc nước trái cây như cam và bưởi không phải là lựa chọn hay bởi chúng chứa nhiều axít có thể làm bạn mệt mỏi. Một số bệnh viện khuyên dùng đồ uống tăng lực dành cho vận động viên điền kinh, bởi cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ loại nước này và bạn sẽ thấy khỏe mạnh ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể dùng được loại đồ uống này không.

10 cách để bớt đau khi chuyển dạ


Sinh nở là một công việc khó khăn và gây đau đớn cho người mẹ. Nhưng bạn đừng sợ vì có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát cơn đau sinh nở.

1. Thư giãn

Hãy nghĩ đơn giản thế này: khi bạn sợ đau – bạn càng căng thẳng, khi bạn căng thẳng – cơn đau càng tồi tệ hơn và lại khiến bạn căng thẳng... Vì thế, hãy thư giãn.

2. Thở

Tập trung vào nhịp thở của bạn với mỗi cơn co. Khi bắt đầu một cơn co, bạn hãy hít sâu và từ từ thở ra, thật thư giãn (hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng và luôn giữ cho miệng, cằm được thoải mái).

Đừng lo lắng xem bạn thở sâu được bao nhiêu, quan trọng là bạn thấy dễ chịu. Bạn cần lặp lại chu trình hít vào bằng mũi và thở ra với miệng đều đặn. Khi cơn co đi qua, bạn hãy thư giãn.

3. Làm xao lãng bản thân

Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay bụng dưới nhưng bạn nên cô gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen... Bất kỳ điều gì thư giãn cũng có ích cho bạn lúc này.

10 cách để bớt đau khi chuyển dạ 1


4. Di chuyển xung quanh

Đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng cho phụ nữ mang thai có thể giúp bạn dẹp bỏ đau đớn. Đi bộ còn khuyến khích thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ. Trong môi trường bệnh viện, không ít người mẹ e ngại đi bộ bởi họ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng bạn có thể thử thay đổi các vị trí như đứng, ngồi xổm, ngồi ở cạnh giường...  

Trừ khi quá mệt, nếu không, bạn tránh nằm dài một chỗ khi cơn co xuất hiện. Cơn chuyển dạ dường như lâu hơn nếu bạn nằm nghỉ và cơn chuyển dạ càng lâu thì bạn càng mệt mỏi. Không nhất thiết phải cố đứng thẳng, bạn hãy chọn tư thế nào mà bản thấy thoải mái nhất. Bác sĩ có thể hỗ trợ cho bạn trong những tư thế:

- Đứng và tựa người vào chồng.

- Quỳ gối và tựa người vào một chiếc ghế vững chắc.

- Ngồi một lát trên ghế rồi đứng dậy và đi lại.

5. Tắm vòi sen

Cơn đau làm căng các cơ trên toàn cơ thể, khiến bạn khó chịu nhiều hơn. Tắm vòi hoa sen với nước ấm giúp bạn giảm đau lúc này. Hãy đưa đầu vòi hoa sen tới những chỗ bị đau như lưng chẳng hạn. Tắm vòi sen thích hợp với bất kỳ giai đoạn nào của chuyển dạ.

6. Massage

Nghiên cứu tại trường đại học Y khoa Miami cho thấy, những người mẹ trong cơn chuyển dạ được chồng massage sẽ bớt đau và ít lo lắng khi sinh hơn.

Massage vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp thai phụ bớt lo lắng. Bạn có thể nhờ chồng (người thân) massage lưng trong những cơn co hoặc massage tay ở giữa những cơn co, giúp thư giãn.

7. Trong bồn tắm

Một người mẹ kể: “Ở lần sinh con thứ hai, tôi cảm thấy rất khó khăn. Bác sĩ nói rằng còn quá sớm để gây tê ngoài màng cứng. Sau đó, bác sĩ cho tôi ngâm mình trong bồn tắm của bệnh viện. Điều này thật kỳ diệu: tôi có thể thay đổi vị trí một cách dễ dàng trong làn nước ấm. Ngoài ra, ngồi tron bồn tắm còn giúp tôi nới lỏng các cơn đau ở lưng. Khi tôi ra ngoài thì cũng là thời điểm được tiến hành gây tê ngoài màng cứng. 10 phút sau, con gái của tôi chào đời”.

10 cách để bớt đau khi chuyển dạ 2



8. Chườm ấm

Chườm ấm giúp giảm căng cơ; vì thế, nó cũng có tác dụng hạn chế cơn đau khi chuyển dạ. Thai phụ có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt lúa mỳ (hạt thóc) hoặc một chai nhựa, chứa nước ấm. Túi hạt có thể làm nóng qua lò vi sóng. Chúng sẽ giữ ấm được trong vòng cả giờ đồng hồ hoặc lâu hơn thế. Với chai nhựa chứa nước, có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn (hoặc miếng vải mềm) trước khi chườm.

9. Sinh con dưới nước

Kỹ thuật này giúp những cơn co dễ chịu hơn; đồng thời, dưới tác động của nước, cơn đau ở lưng và bụng bầu cũng được giảm thiểu. Nhóm thai phụ sinh con dưới nước thường không cần kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng như quá trình sinh nở bình thường.

10. Những gợi ý khác

- Nếu đang ở trong bệnh viện, bạn cần sự hỗ trợ từ bác sĩ; càng được trợ giúp nhiều, bạn càng đỡ căng thẳng hơn.

- Uống một chút nước giữa những cơn co.

- Ăn chút thức ăn giàu carbohydrate nếu bạn thấy đói.

- Có thể kêu rên, nếu bạn muốn vì hành động này giúp bạn dễ chịu hơn.

- Hãy nắm lấy tay chồng của bạn.

- Suy nghĩ tích cực: “Mỗi cơn co trôi qua là em bé sắp chào đời”.

- Hỏi bác sĩ (người thân) những điều bạn không hiểu. Cảm giác hoang mang chỉ khiến cơn đau tồi tệ hơn.

- Đi tiểu thường xuyên hơn vì một bàng quang căng đầy sẽ làm chậm cơn chuyển dạ.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ


Đừng nằm một chỗ để cơn đau chuyển dạ hành hạ, mẹ bầu hãy thay đổi tư thế thường xuyên để tìm ra thư thế phù hợp nhất giúp giảm được cơn đau.

Theo các bác sĩ sản khoa, không có tư thế nào là hoàn hảo cho cơn đau chuyển dạ và mỗi sản phụ lại hợp với một vài thư thế nhất định vì vậy hãy thử 10 cách dưới đây để có thể giảm đau khi vượt cạn.

1. Tựa vào chồng hoặc người thân

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, tư thế đứng thẳng sẽ giúp cơn co thắt giảm cường độ, khiến mẹ bầu bớt đau hơn.

Sản phụ có thể tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, một tay vòng qua cổ chồng/ người thân. Khi cơn đau dữ dỗi, mẹ bầu hãy nhẹ nhàng đu đưa người như đang nhảy một điệu nhảy nhẹ nhàng và nhờ chồng/ người thân massage lưng.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 1

2. Lắc lư

Mẹ bầu có thể ngồi trên một chiếc ghế hoặc giường, miễn sao giường hoặc ghế không quá cao để bạn có thể chạm được cả bàn chân xuống đất. Sau đó hãy nhẹ nhàng lắc lư qua phải - qua trái.

Các bác sĩ sản khoa cho biết, việc cử động đều đặn trong lúc chuyển dạ sẽ giúp bà bầu giảm cơn đau.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 2

3. Gục đầu vào thành ghế

Trong lúc chuyển dạ có rất nhiều sản phụ cảm thấy lưng đau đớn như sắp gẫy. Hãy người lại và gục đầu trên thành ghế, đồng người nhờ người thân massage lưng. Những việc làm này sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn để tiếp tục công cuộc vượt cạn.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 3

4. Gác chân lên ghế

Động tác gác một chân lên ghế nhìn như đang tập thể dục lại có tác dụng giảm đau với một số bà bầu. Lưu ý là mẹ bầu không nên chọn chiếc ghế quá cao sao cho bàn chân còn lại có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Nếu không bạn có thể chọn một chiếc bục kê chân để thực hiện tư thế này.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 4

5. Ngồi kê một chân

Dùng một cái bục kê chân có độ cao vừa phải, kê một chân lên đó. Bạn có thể đổi chân để cảm thấy dễ chịu hơn.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 5

6. Quỳ gối

Đây là tư thế được các bác sĩ sản khoa đánh giá là phù hợp với rất nhiều mẹ bầu. Quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho bà bầu là cách để giúp bạn giảm tình trạng đau lưng, trong khi đó phần trên và đôi tay của sản phụ được "nghỉ ngơi" trên quả bóng.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 6

7. Ngồi xổm

Tư thế này tuy hơi khó khi bụng của bạn đang rất to nhưng nếu có thể thì hãy thử nhé. Vì ngồi xổm giúp khung xương chậu của người mẹ rộng mở, tạo điều kiện cho bé tụt xuống.

Hãy vịn tay vào một nơi chắc chắn như thành ghế hoặc mép giường khi ngồi. Cũng có thể nhờ chồng hoặc người thân ngồi lên ghế, còn bạn vịn tay vào hai đầu gối của họ. Khi có người thân bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 7

8. Ngồi tựa lưng vào tường

Tư thế đơn giản này lại có tác dụng với một số mẹ bầu. Tuy nhiên bạn hãy kê thêm gối khi tựa lưng để tránh bị đau lưng mỗi khi có cơn co thắt. Trong mỗi cơn co, hãy gập – duỗi đầu gối sao cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 8

9. Quỳ gối, chống tay

Đây là tư thế được các bác sĩ sản khoa cho rằng sẽ giúp bé nhận được nhiều oxy nhất trong quá trình chuyển dạ.

Đừng e ngại tư thế này. Có thể thử nó ở trên giường hoặc trên sàn nhà trải thảm. Bạn có cảm giác hơi căng tức ở xương sống nhưng thực sự, kiểu này giúp bạn giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế thuận lợi.

10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 9

10. Nằm nghiêng về một bên

Sau mỗi cơn co thắt, bạn hãy áp dụng tư thế này để có những phút nghỉ ngơi ngắn giữa những cơn đau. Nằm nghiêng về một bên, kẹp gối vào hai chân để thoái mái nhất. Kiểu nằm này giúp máu từ mẹ vận chuyển vào bào thai là tối đa. Ngoài ra, nó còn giúp nâng đỡ bụng bầu, giảm đau lưng cho mẹ.

Mỗi sản phụ hãy trao đổi thêm với bác sĩ và tự chọn ra tư thế phù hợp cho bản thân nhé. Nên bình tĩnh và không quá lo lắng vì cơn đau sẽ trôi qua nhanh hơn bạn tưởng và bạn sẽ sớm được gặp thiên thần bé nhỏ của mình.
10 tư thế mẹ bầu nên biết để giảm đau khi chuyển dạ 10



Dấu hiệu chuyển dạ
Mẹo vặt khi chuyển dạ để giảm đau, dễ sinh
'Bí kíp vàng' để chuyển dạ dễ dàng
Có nên ăn uống khi chuyển dạ?
Những biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý