Kinh nghiệm sinh con ở bệnh viện Hạnh phúc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm sinh con ở bệnh viện Hạnh phúc

19/04/2015 01:18 PM
1,308
Kinh nghiệm sinh con ở bệnh viện Hạnh phúc. Những điều cần biết khi bạn đang có ý định sinh con ở bệnh viện Hạnh Phúc



Kinh nghiệm sinh con ở bệnh viện Hạnh phúc

Với tâm lý lo sợ, ngày càng nhiều thai phụ quan tâm đến việc theo dõi và quản lý thai kỳ tại những bệnh viện tuyến trên. Việc này vô tình lại càng làm gia tăng áp lực lên các bệnh viện lớn vốn đã quá tải và càng khó có thể chăm sóc các thai phụ sát sao.

Theo bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp (Khoa sản, bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc), trong hơn 20 năm công tác tại bệnh viện Từ Dũ với hơn 7 năm tại khoa cấp cứu, riêng số lượng bệnh nhân được bác sỹ Diệp theo dõi thai kỳ và đỡ sinh, có rất ít các ca xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Bác sỹ Trần Ngọc Hải- Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Phụ sản Từ Dũ cho biết, tại Việt Nam cứ 100 nghìn ca sinh có 75 ca tai biến tử vong (0.075%) và thường là những tai biến xảy ra ngoài ý muốn, nhanh và khó can thiệp do không tiên lượng được. Theo bác sỹ Diệp, để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn, thời gian theo dõi thai kỳ rất quan trọng. Các thai phụ nên theo dõi thai định kỳ với 1 bác sỹ hoặc tại 1 cơ sở uy tín nhất định. Như vậy, bác sỹ hoặc cơ sở đó có thể theo dõi lịch sử bệnh án và quá trình phát triển thai nhi xuyên suốt thai kỳ.

Lựa chọn nơi sinh an toàn - 1
(Nguồn: Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc)

Theo điều dưỡng Nguyễn Thúy Nga với hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn như Hùng Vương, Từ Dũ, các thai phụ thường lựa chọn nơi sinh dựa vào uy tín của bác sỹ nơi đó mà quên mất những yếu tố khác cũng quan trọng không kém. Đó là đội ngũ hỗ trợ bác sỹ và trang thiết bị, phương tiện y khoa. Chị Nga lý giải rằng, với thực trạng thiếu hụt nhân sự bác sỹ nói chung và bác sỹ sản phụ khoa nói riêng thì đội ngũ phụ tá cho bác sỹ sẽ hỗ trợ cho bác sỹ đưa sản phụ vượt qua cuộc sanh an toàn. Đội ngũ này bao gồm các nữ hộ sinh, sẽ giúp ghi nhận lại các chỉ số, theo dõi chuyển biến của thai phụ trong quá trình chuyển dạ, kịp thời ứng biến cùng bác sỹ khi có biến chứng xảy ra.

Theo khuyến cáo của WHO, trong một cuộc sinh cần phải có 1 bác sỹ nhi sơ sinh để hồi sức, cấp cứu cho bé ngay tại phòng sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông, các bà mẹ tương lai cũng nên tìm hiểu thông tin này từ bệnh viện hay cơ sở y tế được lựa chọn là nơi bé chào đời.

Chị Tường Uyên, nhà ở Gò Vấp, vừa sinh bé trong tháng 5 tại bệnh viện Hạnh Phúc chia sẻ rằng chị cũng rất lo lắng khi đọc tin tức về những ca sinh gặp biến chứng vừa qua; đặc biệt là khi bác sỹ chẩn đoán chị bị nước ối ít. Được theo dõi kỹ trong những tuần cuối của thai kỳ, cuối cùng chị cũng vượt cạn an toàn. Bác sỹ nhi sơ sinh cũng tham gia trong cuộc mổ sinh nên con trai chị được hồi sức và chăm sóc ngay từ khi vừa ra khỏi bụng mẹ. Từ kinh nghiệm của mình, chị cho rằng, các bà mẹ tương lai nên theo dõi thai kỳ đều đặn, ghi lại các câu hỏi muốn hỏi trước khi khám thai để tránh việc quên các chi tiết muốn hỏi khi gặp bác sỹ. Quan trọng là các bà mẹ nên chủ động tìm hiểu thông tin để tránh việc lo lắng không cần thiết tạo căng thẳng cho bản thân và thai nhi.

 Chi phí sanh

   Chi phí sanh bao gồm:

    - Chi phí bác sỹ

    - Viện phí

    - Tiền phòng

    - Các dịch vụ khác theo yêu cầu (nếu có).

/



Thời gian lưu trú trung bình:

 - Sinh thường: 2 đêm

 - Sinh mổ: 3 đêm

Dịch vụ sanh bao gồm các dịch vụ:

 + Phí sanh/phòng mổ
 + Vật tư y tế
 + Chi phí thuốc (điều trị giảm đau, dịch truyền cơ bản 24h, thuốc co bóp tử cung)
 + 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn phụ mỗi ngày
 + Chi phí chích Vitamin K, chích ngừa lao
 + Bác sỹ Sản và Nhi thăm khám và dịch vụ điều dưỡng chăm sóc 24/24
 + Chăm sóc dưỡng nhi (12 tiếng/ngày)
 + Miễn phí một người thân ở lại đối với dịch vụ sanh từ phòng Standard trở lên.



 Bảng giá dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Trong thời gian đầu sau khi chào đời, trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc cẩn thận từ mọi mặt như:

width=218

• Tắm rửa hàng ngày

• Mát-xa cho bé

• Vệ sinh rốn

• Vệ sinh tai

• Vệ sinh mũi

• Vệ sinh mắt

• Các nhu cầu khác…



Đối với các Mẹ, điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn các kỹ năng cần thiết trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và thay băng vết mổ sau khi phẫu thuật.




width=131
width=555


(St)

Kinh nghiệm nuôi trẻ sinh đôi
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho các mẹ
Chuẩn bị đi đẻ những bài học bỏ túi cho bà bầu
Mẹo nhiều sữa sau sinh mà không bị tăng cân
Kinh nghiệm nuôi bé sinh non hữu ích cho mẹ
Thời gian ở cữ sau sinh và những quan niệm sai-đúng

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý