Hướng dẫn tìm việc làm trên mạng và những điều cần lưu ý

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn tìm việc làm trên mạng và những điều cần lưu ý

19/04/2015 01:19 PM
410

Cùng tham khảo những hướng dẫn tìm việc làm trên mạng và những những điều cần lưu ý nhé. Nhiều cá nhân, đơn vị lợi dụng nhu cầu tìm việc trên mạng của người lao động để lừa đảo, trục lợi.



Bẫy việc làm trên mạng

Mới đây, trên trang rongbay.com, một công ty truyền thông đăng tuyển 100 cộng tác viên, lương từ 4-6,7 triệu đồng/tháng, chưa kể hoa hồng và thưởng cùng với trợ cấp phí internet 700.000 đồng và phí điện thoại 300.000 đồng/tháng… Công việc khá nhẹ nhàng, phù hợp với sinh viên (SV) làm thêm. Ứng viên chỉ cần gửi email đến địa chỉ có sẵn sẽ được chấp nhận phỏng vấn...

Lợi dụng để thu phí

Lần theo mẩu quảng cáo khá hấp dẫn trên, chúng tôi tìm đến trụ sở công ty ở số 37 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM. Cùng lúc này, có hơn 20 SV cũng mang hồ sơ đến xếp hàng phỏng vấn. Tuy nhiên, sau phỏng vấn, nhiều người thất vọng khi biết công ty dùng “chiêu” lôi kéo lao động để thu phí.

Tìm việc trên mạng internet có nhiều thuận tiện nhưng cũng lắm rủi ro
Tìm việc trên mạng internet có nhiều thuận tiện nhưng cũng lắm rủi ro

Cụ thể, khi vào phỏng vấn, người lao động (NLĐ) phải nộp 100.000 đồng; nếu nhận việc phải đóng thêm 590.000 đồng; lương nhận theo năng suất làm việc chứ không có mức cụ thể như quảng cáo. Do quá cần việc làm, một số SV chấp nhận đóng phí. Anh Phan Văn Hoàng, SV Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, lắc đầu: “Họ treo đầu dê bán thịt chó. Thôi thì đi tìm việc khác cho chắc ăn”.

Hai tháng sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP HCM, Trần Như Ý chưa tìm được việc làm nên ngày nào cũng “lướt web”. Mới đây, Ý đã bị một công ty “giăng bẫy”. “Mình đọc được tin tuyển nhân viên đánh máy của Công ty C.L.G (quận Tân Bình, TP HCM) trên Facebook. Thấy công việc khá nhẹ nhàng, làm từ 2-3 giờ/ngày, lương 1,5-2,5 triệu đồng/tháng nên mình đã nộp đơn. Tuy nhiên, đến công ty, mình mới biết công việc không đơn giản là đánh máy thông thường mà là gõ captcha (một dãy mật mã được tạo ngẫu nhiên bằng chữ và số), lương hưởng theo sản phẩm. Không chỉ vậy, nếu ký hợp đồng phải nộp phí 145.000 đồng” - Ý kể.

Hiện nay, ngoài những trang web tuyển dụng trực tuyến, nhiều trang web mua bán, rao vặt, diễn đàn, Facebook cũng cập nhật nhiều thông tin tuyển dụng. Chỉ cần vào Goolge gõ từ khóa “tìm việc làm”, NLĐ đã có trong tay 83,9 triệu kết quả trong 0,15 giây.

Mất tiền mà không có việc

Do mù mờ thông tin khi tìm việc trực tuyến, nhiều NLĐ đã bị nhà tuyển dụng đưa “vào tròng”. Vì muốn có thêm việc làm để cải thiện thu nhập, chị Cao Cẩm Vân (35 tuổi), công nhân ở KCX Linh Trung 1, TP HCM, lên mạng tìm việc.

Sau 30 phút tìm kiếm, chị chọn giúp việc nhà theo giờ và lần đến địa chỉ người tuyển ở một con hẻm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tìm đến nơi, hóa ra đây là cơ sở giới thiệu việc làm. Mong muốn nhanh chóng có việc, chị đóng phí 150.000 đồng. Ngay lập tức, chị được cấp giấy giới thiệu đến làm việc ở quận 9, TP HCM. Trái với thỏa thuận, để nhận được mức lương 1,8 triệu đồng/tháng, ngoài làm việc nhà 5 giờ/ngày, chị phải chăm sóc em bé chưa đầy 2 tuổi trong thời gian làm việc. “Tôi không đồng ý, yêu cầu cơ sở giới thiệu chỗ khác nhưng cả tháng nay họ chẳng thực hiện mà phí thì không trả lại” - chị Vân thất vọng.

Cũng như nhiều trường hợp khác, sau khi xem thông tin tuyển lao động phổ thông lương cao trên Facebook, anh Trần Xuân Quang (ngụ quận 11, TP HCM) tìm đến trụ sở một công ty xin việc. Hóa ra đây là một công ty giới thiệu việc làm “chui”. Sau khi đóng 250.000 đồng, anh được cấp giấy giới thiệu để đến nhận việc tại một công ty ở quận Phú Nhuận. Nhưng khi đến nơi, anh Quang không ngờ mình bị giới thiệu việc làm “ma”. Về đòi lại tiền, anh Quang tiếp tục được thỏa thuận giới thiệu việc khác. Nhưng sau 2 tháng lòng vòng tốn công sức, mất tiền nhưng anh Quang vẫn thất nghiệp.

 

 

Mất tiền oan vì tìm việc làm thêm trên mạng

Trước tình hình giá cả ngày càng leo thang, để có thêm thu nhập, không ít sinh viên đã tìm đến các trang rao vặt để kiếm việc part time, mà nhặt bóng tennis là lựa chọn số một. Tuy nhiên, do cả tinvà thiếu kinh nghiệm, nhiều người đã bị mất tiền oan cho những ông chủ dởm.

Gõ vào Google từ khóa “tuyển nhân viên nhặt bóng tennis”, có tới gần 300 nghìn kết quả cho tìm kiếm này chỉ sau 0,27s. Nội dung các thông tin quảng cáo này chủ yếu được đăng trên các trang rao vặt như: vatgia, mua bán, rongbay, 123…

“Tuyển nhân viên nhặt bóng tennis trong các khu vui chơi giải trí lớn. Thời gian làm việc 2h/ca. Lương 160.000đ/ca + thưởng. Nhân viên được phép chọn ca và làm 1 ngày nhiều ca, nhận lương ngay sau ca làm việc, ưu tiên sinh viên làm thêm, đi làm ngay. Liên hệ anh H số điện thoại 0929xxxxx”. Đây chỉ là một trong số hàng nghìn rao vặt về một công việc có thể coi là rất “hot” khi bộ môn tennis ngày càng nở rộ ở Hà Nội.

Đánh vào tâm lý nóng vội muốn đi làm ngay, hấp dẫn bởi mức lương cao của sinh viên nên các trang web này thường đăng tải những nội dung tuyển dụng hết sức có cánh. Yêu cầu tuyển dụng lại rất dễ dàng khiến không ít sinh viên nhẹ dạ “cắn câu” một cách dễ dàng.

Với khung thời gian làm việc ít, thoải mái, áp lực công việc lại không nhiều, song lại nhận được mức lương cao (theo các trang rao vặt giới thiệu mức lương nhặt bóng tennis dao động từ 100 – 160 nghìn đồng/ca)… nên ngay khi đọc xong những dòng quảng cáo này, nhiều sinh viên vội vàng tìm đến các địa chỉ được quảng cáo trên mạng để liên hệ tìm việc.
 

Trước tình hình giá cả ngày càng leo thang, để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống không ít sinh viên đã tìm đến các trang rao vặt để kiếm việc part time, mà nhặt bóng tennis là lựa chọn số một. Tuy nhiên, do cả tin và thiếu kinh nghiệm, nhiều người đã bị mất tiền oan cho những ông chủ dởm.
Một trong những trang rao vặt đăng tải những thông tin tuyển dụng nhân viên nhặt bóng tennis với những lời có cánh.

Phạm Việt Hưng (ĐH Công nghệ GTVT – Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Lân la trên các trang mạng tìm kiếm việc làm, rồi bị hấp dẫn bởi những câu quảng cáo có cánh từ các trang rao vặt, vội vàng tìm đến nơi quảng cáo về công việc nhặt bóng tennis nhàn hạ nhưng lương cao nên Hưng và nhóm bạn đã bị một quả lừa “đắng họng”.

Nhớ lại sự ngô nghê của mình Hưng lắc đầu chia sẻ: Đúng là sinh viên, nhiều lúc ngô nghê thật. Làm gì có công việc phổ thông nào nhàn hạ mà lương cao. Toàn có lừa nhau thôi. Dạo trước rảnh rỗi, ở nhà mãi cũng chán nên khi lân la trên mạng thấy họ đăng tuyển nhân viên nhặt bóng tennis, thấy cũng hấp dẫn nên mình r��� thêm 2 bạn cùng lớp đến xem thế nào. Sau vài câu trao đổi ngắn gọn, cả bọn được nhận ngay. Mỗi người nộp 300 nghìn đồng cho “chị trưởng phòng”, rồi về đợi 2 ngày để chị ta “sắp xếp việc làm”. Ai ngờ 2 ngày, rồi cả tuần đợi chờ nhưng điện thoại vẫn im lìm, thế mới biết mình bị lừa. Nghĩ cũng thấy dại”

Cùng chung số phận như Hưng, bạn Nguyễn Thị Nhàn (Đại học Thương Mại – Hà Nội) và mấy người bạn cùng phòng cũng ăn ngay quả lừa, khi vội vã tìm đến các địa chỉ rao vặt trên các trang mạng mà không tìm hiểu kỹ càng về nó. Nhàn cho biết: Việc học của bọn em cũng nhàn nên cũng muốn tìm một công việc part time làm cho đỡ buồn. Vừa lấy thêm kinh nghiệm vừa kiếm thêm chút tiền trang trải học hành. Ai ngờ lại bị lừa, việc thì không được mà còn bị mất tiền oan. Nghĩ mà thấy tiếc. Tiền thì chưa kiếm được mà cả phòng (3 người) còn bị mất oan mỗi đứa 250 nghìn đồng tiền đặt cọc.
 
Làm thêm là việc tốt với sinh viên, vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy được kinh nghiệm. Song để tìm được một công việc hợp lý thì chớ nên hấp tấp, vội vàng. Thay vì việc lân la tìm kiếm việc làm ở các trang rao vặt chúng ta nên tìm đến các TTGTVL uy tín, các trang web được mọi người tín nhiệm. Có thể mới hạn chế “đất diễn” của những kẻ lừa đảo.


 

Cảnh giác với thông tin tuyển dụng việc làm qua mạng internet

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những người đang mong muốn tìm việc làm dễ dàng truy cập các website giới thiệu việc làm với hy vọng tìm được một việc làm vừa ý. Tuy nhiên, một số kẻ xấu lợi dụng thành tựu của công nghệ thông tin làm cho không ít trường hợp người lao động tìm việc làm lâm vào cảnh dở khóc, dở mếu.
Nội dung tuyển dụng hấp dẫn, người xin việc phấn khởi
Vài ngày qua, trên website www.timviecnhanh.com xuất hiện thông tin tuyển nhân viên văn phòng và nhân viên phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần phát hành sách và thiết bị trường học Hưng Yên (Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên). Nội dung thông tin tuyển dụng trên website www.timviecnhanh.com được đăng tải khá hấp dẫn. Theo đó, Công ty tuyển dụng các đối tượng là lao động phổ thông, chưa có kinh nghiệm trên địa bàn các tỉnh, thành phố liền kề như Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương... với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng. Ngày cập nhật từ 15.7.2013, ngày hết hạn đến 31.7.2013. Có được việc làm với thu nhập hấp dẫn như trên trong bối cảnh việc làm khó khăn như hiện nay quả là cơ hội không dễ bỏ qua đối với nhiều người, nhất là những người đang trên đường tìm kiếm việc làm.
 
Giao diện website www.timviecnhanh.com đăng thông tin Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên tuyển lao động
Giao diện website www.timviecnhanh.com đăng thông tin Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên tuyển lao động

“Bắt” được thông tin này, anh Đoàn Khắc Trình ở xã Quảng Lãng (Ân Thi) lập tức làm ngay bộ hồ sơ đem đến trụ sở của công ty tại số 305, đường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên) nộp. Niềm tin, sự hy vọng căng tràn trong anh theo dọc hành trình lên đường đến công ty. Chẳng riêng anh Trình, một số người nắm được thông tin này, có quê quán trong và ngoài tỉnh liền kề với Hưng Yên cũng nhanh chóng hoàn thành bộ hồ sơ xin việc theo mẫu, đầy đủ từ sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan được phô tô công chứng… để nộp về công ty kẻo hết hạn. Thậm chí, có lao động đang ở xa trụ sở Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên đã gửi hồ sơ theo đường bưu điện để nộp. Chị Nguyễn Thị Hồng ở xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) kể: “Đang trong lúc chưa có việc làm, đọc được thông tin này em phấn khởi lắm, liền làm ngay bộ hồ sơ rồi gửi chuyển phát nhanh về Công ty nộp cho kịp thời hạn”. 

Nhà tuyển dụng "ngỡ ngàng"
Nếu như không có sự việc vào ngày 22.7, anh Đoàn Khắc Trình là người đầu tiên đem hồ sơ xin việc đến gặp Ban lãnh đạo Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên để trình bày nguyện vọng về việc làm của mình có lẽ đến nay Công ty vẫn chưa biết mình đang… tuyển lao động. Hoàn toàn bất ngờ trước sự việc này, ông Nguyễn Văn Luận, Giám đốc Công ty cho biết: “Mấy năm nay, Công ty đang hoạt động ổn định, cơ cấu lao động khá hợp lý nên không có nhu cầu tuyển dụng lao động và cũng không thuê bất kỳ cơ quan báo chí, trang mạng internet nào để đăng tải nội dung tuyển dụng nhân sự. Hiện tại, Công ty chỉ có nhu cầu tuyển một lao động có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị trường học, song cũng chưa có kế hoạch đăng tải thông tin rộng rãi”. Trước phát ngôn chính thức của lãnh đạo Công ty, người đến xin việc đã tỏ ra khá bức xúc bởi không biết nên tin theo hướng nào.
Điều đáng nói là, trên website timviecnhanh.com còn đăng khá đầy đủ thông tin về các ngành, nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của Công ty như: Địa chỉ trụ sở chính, mô tả một số ngành nghề kinh doanh. Chỉ có thông tin về số điện thoại là không chính xác. Sau khi phát hiện sự việc trên, Công ty đã gọi điện đến số điện thoại 0321 850 5678 (số điện thoại đăng trên website) để xác minh lại sự việc. Thế nhưng, chẳng biết vô tình hay hữu ý, Công ty không thể liên lạc được với số điện thoại này. Ông Nguyễn Văn Luận cho biết thêm: "Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên đã có website riêng nên việc tìm kiếm các thông tin về công ty có thể thực hiện dễ dàng. Điều này có thể lý giải tại sao các thông tin được đăng tải trên website timviecnhanh.com là tương đối chính xác về Công ty. Tuy vậy, nội dung đăng quảng cáo Công ty đang tuyển dụng lao động trên website www.timviecnhanh.com là không chính xác. Ngay sau khi phát hiện sự việc, Ban lãnh đạo Công ty đã trình báo Phòng An ninh văn hóa (Công an tỉnh) đề nghị điều tra, làm rõ sự việc".
Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên là một đơn vị có hoạt động kinh doanh khá ổn định, thu nhập của người lao động tuy không cao nhưng ổn định. Đó là điều mà trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay không ít lao động mong muốn có được. Mặc dù chưa có kết luận chính thức về việc vì sao website www.timviecnhanh.com lại đăng thông tin Công ty CP PHS và TBTH Hưng Yên tuyển dụng lao động song qua sự việc này cho thấy người tìm việc cần cẩn trọng trong quá trình thu thập nguồn tin để tìm việc làm cho mình. Khi tìm việc, người lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty tuyển dụng, không nên nộp hồ sơ qua các đối tượng trung gian tránh tình trạng "tiền mất, tật mang". Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, xử lý thích đáng các tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa uy tín của các doanh nghiệp, kết hợp với sự tiện lợi của các trang web đăng thông tin tuyển dụng để trục lợi cho mình.



Chuẩn bị gì khi đi xin việc
Những điều nên tránh khi viết đơn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Cách giao tiếp khi đi xin việc tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng

(St)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý