Thai 27 tuần tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 27 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
2,208

Kích thước con bạn lớn cỡ nào ?

Tuần này đánh dấu giai đoạn đầu của kỳ thai thứ 3. Ngoài trọng lượng và chiều dài từ đỉnh đầu tới chóp mông, chúng ta phải xét thêm tổng chiều dài của cơ thể bào thai từ đầu đến chân. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn bào thai đã lớn tới mức nào trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Lúc này, bào thai đã nặng hơn 2 khoảng 1 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 24 cm. Tổng chiểu dài từ đầu đến chân khoảng 34cm. Xem minh họa.

Mách nhỏ cho tuần 27.

Các lớp giáo dục về sinh sản không chỉ dành riêng cho các cặp vợ chồng mà cho cả các bà mẹ độc thân và những phụ nữ mang thai mà chồng không thể cùng tham gia. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên tham gia những lớp học kiểu như thế nào.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào ?

Tử cung lúc này ở trên rốn khoảng 7cm, đỉnh tử cung cách khớp dính hơn 27 cm.

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào ?

Sự phát triển mắt.

Mắt bắt đầu xuất hiện vào khoảng ngày thứ 23 của kỳ thai (khoảng 5 tuần nghén). Lúc đầu, mắt trông giống 2 cái rãnh nông trên mỗi mặt của bộ não đang phát triển. 2 cái rãnh này tiếp tục phát triển và cuối cùng trở thành 2 cái túi, được gọi là túi thị giác (túi mắt). Võng mạc mắt phát triển từ ngoại bì. (Chung ta bàn về các ngoại bì trong tuần 4).

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mắt nằm trên hai bên đầu. Vào tuần thai nghén từ thứ 7 đến 10, mắt chuyển vào giữa mặt.

Khoảng 8 tuần thai nghén, các mạch máu dẫn tới mắt được hình thành. Trong tuần thai nghén thứ 9, mắt hình thành rõ rệt với một vòng tròn ở túi mắt. Lúc này, liên hệ thần kinh từ mắt tới bộ não cũng bắt đầu xuất hiện, được gọi là thần kinh thị giác. Khoảng tuần nghén từ 11 đến 12, các mí mắt cho tới tuần mắt đã dính với mắt. Chúng tiếp tục dính với mắt cho tới tuần thứ 27, 28 của thai kỳ mới mở ra.

Võng mạc, ở mặt sau của mắt đã bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng. Nó là một phần của mắt nơi tập trung hộ tụ các hình ảnh ánh sáng. Nó phát triển thành các tầng vào tuần thứ 27 của thai kỳ. Các tầng này tiếp nhận ánh sáng và thông tin ánh sáng rồi truyền chúng đến bộ não để phân tích thành hình ảnh.

Bệnh đục nhân mắt bẩm sinhh. Đục nhân mắt bẩm sinh là một loại bệnh về mắt có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Hầu hết mọi người cho rằng bệnh này chỉ xuất hiện ở người già nhưng đây lại là một nhận định sai lầm vì bệnh có thể xuất hiện ở một đứa trẻ mới sinh.

Thay vì trong hoặc trong suốt, võng mạc tập trung ánh sáng sau mắt lại đục mờ. Bệnh này thường do các tố bẩm về gien (các yếu tố di truyền) gây ra. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện bệnh đục nhân mắt bẩm sinh ở những đứa trẻ có mẹ mắc bệnh sởi Đức ở tuần thai từ thứ 6 đến 7 của thai kỳ.

Bệnh teo cơ mắt. Một dạng bệnh bẩm sinh về mắt khác là teo cơ mắt. Biểu hiện của bệnh này là mắt quá nhỏ. Nhãn cầu có thể chỉ bằng 2/3 kích thước bình thường. Sự dị thường này xuất hiện cùng với những bất thường khác của mắt. Bệnh này thường phát sinh do viêm nhiễm từ người mẹ như bệnh nhiễm virút thuộc nhóm herpes hoặc bệnh toxoplasma khi mang thai vẫn đang phát triển trong tử cung.

Những thay đổi trong bạn.

Cảm nhận những cử động của bào thai.

Cảm nhận bào thai đang cử động (ngày càng nhanh) trong bụng mẹ là một trong những cảm giác quý báu nhất của những bà mẹ đang mang thai. Những cử động này là bước đầu của sự liên hệ chặt chẽ giữa bà mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ có cảm giác họ biết trước được tính cách của đứa trẻ trước khi nó ra đời thông qua cách cử động của nó trong bụng mẹ. Những cử động này thường khiến các bà mẹ cảm thấy yên tâm hơn và cũng là cảm giác mà các bà mẹ muốn tận hưởng. Chồng bạn cũng có thể nhận biết những cử động của đứa trẻ nếu chạm vào bụng bạn khi thai nhi đang hoạt động.

Các hoạt động của bào thai.

Bào thai đang hoạt động với cường độ rất khác nhau. Lúc đầu chỉ là những rung động yếu ớt, đôi khi được miêu tả như cử động của 1 con bướm hoặc của 1 cái bọt khí. Khi thai nhi ngày càng lớn dần, nó sẽ hoạt động mạnh, thậm chí có lúc bạn cảm thấy áp lực lướn hoặc những cú đá đau do thai nhi trong bụng gây nên.

Phụ nữ thường thắc mắc về tần suất hoạt động của thai nhi. Họ muốn biết liệu có đáng lo ngại nếu thai nhi hoạt động quá nhiều hoặc nếu nó không hoạt động đủ. Đây là một câu hỏi khó trả lời vì cảm giác của bạn về sự hoạt động của bon bạn khác với cảm giác của những người phụ nữ khác. Hoạt động của thai nhi ở mỗi lần bạn mang thai khác nhau cũng khác nhau. Nhưng chắc rằng bạn sẽ thấy yên tâm hơn nếu thai nhi hoạt động thường xuyên. Nhưng sẽ không phải là bất thường nếu có lúc bạn thấy nó nằm im, hầu như không cử động gì.

Nếu bạn quá bận bịu, có thể bạn sẽ không chú ý thấy những hoạt động của bào thai. Bạn có thể biết đứa trẻ đang hoạt động hay nằm yên nếu bạn nằm nghiêng. Nhiều phụ nữ cho biết con họ thường hiếu động hơn vào ban đêm, khiến họ thức giấc hoặc khó ngủ.

Nếu đứa trẻ trong bụng bạn nằm yê và không hoạt động như bình thường hoặc như bạn mong đợi, hãy trao đổi điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cũng có thể đến phòng khám của bác sĩ để nghe nhịp tim của thai nhi nếu thấy nó có hoạt động không bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không có gì phải quá lo lắng về những điều này.

Đếm cử động. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải ghi lại tần suất hoạt động của thai nhi. Việc ghi lại này được thực hiện tại nhà và nó được gọi là đếm cử động. Bằng cách này, bạn sẽ yên tâm hơn về tình trạng bào thai. Thông tin từ việc đếm cử động cũng tương tự như những gì bạn biết từ một cuộc kiểm tra nhẹ nhàng. Xem đề cập vấn đề này ở tuần 41.

Bác sĩ của bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp phổ biến. Phương pháp thứ nhất là đếm xem thai nhi cử động bao nhiêu lần trong một giờ. Cách thứ hai là xem trong thời gian bao lâu thì thai nhi lại cử động 10 lần. Thường thì bạn có thể chọn thời điểm bạn muốn để tiến hành những kiểm tra này. Sau khi ăn là thời điểm tốt nhất vì đó là lúc thai nhi hiếu động nhất. Việc kiểm tra này thường được tiến hành tại nhà.

Đau dưới xương sườn khi thai nhi hoạt động. Một số phụ nữ than phiền rằng họ bị đau dưới xương sườn và bụng dưới khi thai nhi hoạt động. Kiểu đau này không có gì bất thường nhưng nó có thể gây khó chịu khiến bạn lo ngại. Tần suất hoạt động của bào thai tăng tới mức bạn có thể cảm nhận được hàng ngày và những hoạt động của nó trở nên mạnh mẽ và nặng nề hơn đối với bạn. Cùng lúc này, tử cung to hơn và gây áp lực ngày càng lớn và càng mở rộng cũng gây áp lực lên ruột non, bàng quang và trực tràng.

Nếu những áp lực đó thực sự gây đau, đừng làm ngơ với chúng. Bạn cần phải trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Trong hầu hết cá trường hợp, vấn đề này không quá nghiêm trọng.

Phát triển các khối u ở vú.

Việc phát hiện các khối u rất quan trọng trong thời gian mang thai hoặc trong bất kỳ một thời điểm nào khác. Cũng không kém phần quan trọng là ngay từ lúc còn trẻ, bạn phải học cách tự kiểm tra các khối u ú và thực hiện việc tự kiểm tra một cách thường xuyên (thường là sau mỗi kỳ kinh nguyệt). Bằng cách này, phụ nữ có thể phát hiện tối đa 9 đến 10 khối u vú.

Bạn cũng có thể đến bác sĩ để tiến hành khám khối u vú theo 1 chu kỳ nhất định, thườn là hibanj thấy có dịch tiết ra từ đầu vú.

Nếu bạn thực hiện kiểm tra hàng năm và không phát hiện khối u vú, điều này giúp bạn đảm bảo bạn không bị ung thư vú trước khi mang thai.

Việc phát hiện các khối u vú trong thời gian mang thai có thể bị hạn chế do những thay đổi ở tuyến vú. Để phát hiện một khối u vú có lẽ là khó khăn. Trong thời gian mang thai, vú ngày càng to ra. Trong thời kỳ cho con bú, việc cho con bú khiến các khối u có xu hướng ẩn vào trong các mô của vú. Hãy tự kiểm tra vú trong thời gian mang thai cũng như khi không mang thai, tiến hành 4 đến 5 tuần một lân, tốt nhất là vào ngày đầu tiên của tháng.

Bác sĩ của bạn hoặc chính bạn đều có thể kiểm tra thường xuyên các khối u ở ngực. Bạn cũng có thể khám bằng cách chụp X-quang hoặc khám siêu âm vú. Nếu phát hiện khối u, bạn cần được tiến hành chụp X-quang hoặc khám siêu âm lại. Do việc chụp X-quang sử dụng tia X nên trong quá trình chụp, bụng bạn phải được che lại để tránh tia X tác động xấu đến thai nhi.

Chúng tôi chưa tìm ra bằng chứng nào cho thấy việc mang thai làm tăng nguy cơ phát sinh các khối u ở vú. Nhưng chúng tôi chắc một điều rằng, đôi khi thật khó có thể phát hiện ra khối u trong thời kỳ mang thai do tuyến sữa có nhiều thay đổi.

Điều trị khối u vú trong thời gian mang thai. Thông thường, một khối u vú có thể được hút dịch. Dịch hút ra từ khối u sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích liệ có những tế bao bất thường trong đó hay không. Nếu 1 khối u được hút dịch bằng kim tiêm, cũng cần phải thực hiện xét nghiệm sinh học dịch đó. Nếu dịch có lẫn máu, cần xét nghiệm kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu qua khám khối u vú phát hiện ung thư vú, phải bắt đầu điều trị ngay, cả khi mang thai. Việc điều trị ung thư vú trong thời gian mang thai có thể phát sinh những biến chứng có hại cho thai nhi nếu áp dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất, bức xạ, gây mê hoặc dùng thuốc giảm đau để hút dịch. Nếu một khối u bị ung thư cần phải điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ, bạn cần đặc biệt lưu ý đến thai nhi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Các lớp học tiền sinh sản.

Khi nào bạn nên tham gia các lớp học tiền sinh sản? Mặc dù đây mới là giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng đã đến lúc bạn phải đăng ký theo học các lớp học này. Sẽ rất thuận lợi nếu bạn học ngay từ bây giờ và hoàn thành khóa học trước những ngày cuối cùng của thai kỳ. Băng cách này, bạn sẽ có thời gian để thực hành những gì bạn đã học. Đừng đợi đến tận ngày sinh mới bắt đầu tham gia các lớp học.

Bạn và chồng bạn có nên cùng tham gia các lớp học tiền sinh sản?

Trong thời kỳ mang thai, qua trao đổi thắc mắc vơi bác sĩ, chắc bạn cũng đã hiểu những gì xảy ra lúc sinh nở. Từ các tài liệu được cung cấp khi đi khám thai hoặc từ các cuốnsách bạn cũng có thể biết điều gì sắp xảy ra phía trước. Các lớp học về sinh sản giúp bạn có những cách chuẩn bị khác nhau cho quá trình đau đẻ và sinh nở.

Nhờ việc gặp gỡ trao đổi thường xuyên trên lớp, thường là mỗi tuần một lần trong khoảng từ 4 đến 6 tuần, bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều bạn đang quan tâm. Một lớp học 10 người bao quát nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực sau:

Có những biện pháp sinh đẻ nào?

Biện pháp “sinh đẻ tự nhiên” là gì?

Mổ đẻ như thế nào?

Có những cách giảm đau nào hiện nay?

Bạn cần phải làm gì với phương pháp sinh đẻ bạn đã chọn lựa?

Bạn cần phải bơm thụt?

Đến lúc nào cần phải theo dõi bào thai?

Điều gì xảy ra với bạn ở bệnh viện.

Tiêm thuốc tê vào tủy sống hay một phương pháp gây mê nào khác có an toàn cho bạn?

Đây là những vấn đề quan trọng, hãy trao đổi đối với bác sĩ của bạn để được chỉ dẫn thêm nếu các lớp học về sinh sản không cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

Đối tượng nào nên tham gia các lớp hcoj tiền sinh sản?

Các lớp học thường được tổ chức cho một nhóm ít phụ nữ mang thai và chồng họ hoặc những người cùng đi (người cùng đến bệnh viên với phụ sản). Đây là một cách học vô cùng lý thú.

Bạn có thể giao lưu và trao đổi thắc mắc với các cặp vợ chồng khác. Bạn sẽ thấy những phụ nữ khác cũng đang quan tâm đến những vấn đề giống bạn như đau đẻ và cách giảm đau. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết mình không phải là người duy nhất lo lắng về những điều sắp tới.

Các lớp tiền sinh sản không chỉ dành riêng cho phụ nữ mang thai lần đầu. Nếu bạn có mọt đối tượng mới hoặc một người chồng mới, nếu bạn đã không sinh con trong một vài năm, nếu bạn có những thắc mắc hay bạn muốn tìm hiểu những gì sắp đến, lớp học tiền sinh sản sẽ đưa ra giải pháp cho những vấn đề của bạn.

Các lớp học này có thể giúp bạn giảm bớt những lo lắng hoặc giúp chồng bạn hiểu hơn về việc đau đẻ và sinh nở của bạn. Chúng cũng giúp bạn nhận ra những điều thú vị và niềm hạnh phúc mang thai và sinh con.

Bạn học được những gì?

Các lớp học thường cung cấp cho bạn, chồng bạn hoặc người cùng đi những thông tin về việc mang thai, những tình huống sẽ xảy ra tại bệnh viên, hoặc khi bạn đau đẻ và sinh nở. Một cặp vợ chồng tìm thấy ở các lớp học này cơ hội tốt để chồng hiểu, quan tâm hơn và giúp anh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn đối với việc mang thai của vợ. Điều này cũng khiến người chồng ủng hộ tích cực hơn nữa cho vợ vào thời điểm người vợ đau đẻ và sinh nở cũng như trong suốt thời gian mang thai. (Xem thông tin ở tuần 31).

Chỗ ngồi có gắn dây an toàn cho trẻ sơ sinh.

Không còn quá sớm để nghĩ đến một hệ thống dây an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số người tin rằng họ có thể giữ con mình an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn. Trong khi một số người khác lại cho biết con họ sẽ không chịu ngồi yên trong cái dây an toàn.

Trong một vụ tai nạn, nếu một đứa trẻ không được giữ an toàn, nó sẽ giống như một tên lửa, áp lực do va chạm sẽ hất văng một đứa trẻ ra khỏi vòng tay của người lơn. Một cuộc nghiên cứu cho thấy hơn 30% trường hợp trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm là do không được giữ an toàn trên đường từ bệnh viện về nhà sau khi sinh. Trong gần như tất cả các trường hợp, nếu đứa trẻ được đặt trong một hệ thống an toàn, nó sẽ có cơ hội sống sót nếu gặp tai nạn.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy đề nghị sẵn sàng làm các công việ nhà vì nó có thể sẽ khó khăn đối với bạn lúc này. Vệ sinh nhà tắm hoặc toilét cũng sẽ là một sự giúp đỡ lớn đối với vợ bạn. Bạn cũng có thể tạo an toàn hơn cho cô ấy bằng cách sắp xếp lại tất cả những đồ đạc vốn được đặt ở những vị trí cao, khó với.

Hãy sớm bắt đầu dạy cho con bạn về sự an toàn. Nếu bạn luôn đặt con bạn trong một hệ thống an toàn trong ô tô, đó cũng là điều tự nhiên bạn nên làm. Bạn cũng có thể làm đứa bé chịu ngồi trong dây an toàn nếu bạn cũng thắt dây an toàn khi đi xe.

Dinh dưỡng của bạn.

Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn có thể cần đến một số vitamin quan trọng, đó là vitamin A, B và E. Hãy cùng chúng tôi phân tích xem mỗi loại vitamin có tác dụng như thế nào đối với bạn trong thời kỳ mang thai.

Vitamin A. Vitamin A có vai trò thiết yếu đối vói sự sinh sản. May mắn thay, tình trạng thiếu vitamin A ở Bắc Mỹ không phải là phổ biến. Điều đáng lo ngại hơn ngày nay là con người bổ sung quá nhiều vitamin này trước khi thụ tahi và trong giai đoạn đầu mang thai (điều lo ngại này chỉ xảy ra với dạng retinol của Vitamin A, thường có trong dầu cá, dạng bê ta – carotin có nguồn gốc từ thực vật được cho là an toàn).

Hàm lượng vitamin A cho phép trong bữa ăn được các chuyên gia y tế khuyên là 2700IU (đơn vị quốc tế) cho 1 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Hàm lượng tối đa là 5000IU. Trong thời gian mang thai, nhu cầu này không thay đổi. Bạn có thể hấp thu vitamin A từ những thức ăn bạn ăn vào. Vì thế, không nên uống vitamin A bổ sung trong thời kỳ mang thai. Hãy đọc nhãn mác trên thức ăn để kiểm tra hàm lượng vitamin A chứa trong đó.

Vitamin B. Một số vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với bạn trong thời kỳ mang thai, đó là B6, B9 (axít folic) và B12. Chúng tác động tới sự phát triển thần kinh ở thai nhi và sự hình thành các tế bào máu. Nếu không đủ vitamin B trong quá trình mang thai, bạn sẽ dễ mắc bệnh thiếu máu. Các thức ăn giàu vitamin B gồm sữa, trứng, chuối, khoai tây, bơ và gạo lứt.

Vitamin E. Đây là một lịa vitamin quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó giúp chuyển hóa các chất béo, cấu tạo cơ và tế bào hồng cầu. Bạn sẽ hấp thu đủ vitamin E nếu bạn thường xuyên ăn thịt. Những người kiếng ăn thịt hoặc những phụ nữ mang thai không thích ăn thịt có thể măt nhiều thời gian để bổ sung đủ vitamin E. Các loại thức ăn giàu vitamin E gồm dầu ôliu, mầm lúa mì, rau bina và trái cây khô. Bạn có thể cùng bác sĩ đọc nhãn mác vitamin và kiểm tra xem lieuj nó có cung cấp đủ 100% hàm lượng vitamin cho phép được các chuyên gia y tế khuyên dùng hay không.

Hãy cảnh giác với mọi chất bạn hấp thu vào cơ thể trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn có những thắc mác,hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Những điều bạn nên biết thêm.

Bệnh ban đỏ ngoài da.

Một số phụ nữ mắc chác triệu chứng bệnh trước khi mang thai và cần phải điều trị bằng cá phương pháp y tế trong suốt cuoojcj đời. Họ thường lo ngại ảnh hưởng của các phương pháp điều trị này đến thai nhi đang phát triển. Một trong các chứng bệnh cần điều trị là bênh bạn đỏ ngoài da.

Nhiều phụ nữ trẻ bị mắc bệnh loét ngoài da đã sử dụng thuốc mỡ xte-roi để khống chế bệnh. Họ cho biết liệu dùng thuốc này có hại gì đến đứa trẻ bụng hay không. Họ có nên tiếp tục dùng xte-roi trong quá trình mang thai hay không?

Bệnh loét ngoài da là sự rối loạn miễn dịch tự phát không rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ hoặc trung niên (phụ nữ thường bị loét da phổ biến hơn nam giới – 9 phụ nữ mới có 1 nam giới). Những người bị mắc bệnh ngoài da có một lượng lớn kháng thể trong máu. Những kháng thể này đi đến các mô củ người phụ nữ, gây nên bệnh loét ngoài da.

Việc chuẩn đoán ban đỏ ngoài da được thực hiện thông qua các xét nghiệm máu để tìm ra các kháng thể nghi vấn, trong đó có kháng thể loét ngoài da và kháng thể kháng nguyên.

Các chất kháng thể có thể được đưa tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể và gây tổn thương một cơ quan nào đó. Các cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm các khớp da, cơ, thận, phổi, bộ não và hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh loét ngoài da là đau khớp. Ngoài ra còn có cá triệu chứng khác như thương tổn, phát ban, lở loét trên da, sốt hoặc tăng huyết áp.

Chúng tôi chưa tìm ra cách chưa trị loét ngoài da. Bệnh ban đỏ ngoài da không ảnh hưởng tới việc mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị mắc bệnh này thường có nguy cơ sảy thai, đẻ non và các biến chứng khác trongth mang thai cao hơn. Nếu bệnh này ảnh hưởng đến thận, làm thận bị tổn thương, bạn phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian mang thai.

Thuốc xte-roi (tên viết tắt của corticoteroids) thường được dùng để chữa bệnh lupus (loại bệnh ngoài da). Phương pháp điều trị bệnh này ban đầu thường là uống thuốc prednisone hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể không nhất thiết ngày nào cũng phải uống predmisone trừ khi xuất hiện các biến chứng của bệnh lupus trong thời kỳ mang thai.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
thai vo e 2t tuan .ma e chua di khamnhu vay co sao ko bac si.tai vi may bua nay vo e hoi maet nen chua di tiem vac sin nhu vay co anh huong gi den be ko vay bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Lịch khám cho bạn tham khảo: Lần 1: Tuần thứ 5 - Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung) - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) Lần 2: Tuần thứ 8 - Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai) - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) Lần 3: Tuần thứ 12 - Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi) - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) Lần 4: Tuần thứ 16 - Siêu âm 2D - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Xét nghiệm máu (Tripple test) - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống canxi, sắt và magie B6 - Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần) Lần 5: Tuần thứ 20 - Siêu âm 2D - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống thuốc canxi, sắt, magie B6 - Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày) Lần 6: Tuần thứ 22 - Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi) - Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày) Lần 7: Tuần thứ 26 - Siêu âm 2D - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống thuốc canxi, sắt, magie B6 - Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày) Lần 8: Tuần thứ 30 - Xét nghiệm máu, thử tiểu - Làm thủ tục đăng ký đẻ - Tiêm phòng uốn ván (AT1) - Khám thai, siêu âm 2D - Uống vi chất dinh dưỡng - Uống canxi, sắt - Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh Lần 9: Tuần thứ 32 - Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi) - Khám thai - Thử tiểu - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Lần 10: Tuần thứ 34 - Khám thai, thử tiểu, siêu âm - Tiêm phòng uốn ván (AT2) - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Lần 11: Tuần thứ 36 - Khám thai, thử tiểu, siêu âm - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Lần 12: Tuần thứ 38 - Khám thai, thử tiểu, siêu âm - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Lần 13: Tuần thứ 39 - Khám thai, thử tiểu, siêu âm - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Lần 14: Tuần thứ 40 - Khám thai, thử tiểu, siêu âm - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ theo lịch trên. Trong trường hợp không thể đi khám thai đều đặn, chị em cần khám đủ 3 lần chính vào tuần 12,22 và 32 của thai kỳ. Ngoài ra, ngay từ trước khi mang thai 3-6 tháng, chị em cần đi tiêm phòng đầy đủ các bệnh cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan B. Trong thời gian mang bầu cần tiêm phòng 2 mũi uốn ván (với những người mang thai lần đầu) hoặc 1 mũi với những người mang thai lần 2 dưới 5 năm.
E co bau dk 27 tuan roi nue quan he vk ck co sao ko bac si,em so anh huong toi thai nhi
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
cu yen tam di ko sao dau
em mang thai được 26 tuan. em be được 1100g. như vậy em be co nhẹ cân không bs.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
e 27 tuan ma 1000gam vay be co nhe can ko va den sanh khoang bao nhieu gam vay bs. em cam on
Ở giai đoạn thai 27 tuần thì trọng lượng thai nhi dao động và hơn 800gr một chút, như vậy bé nhà bạn có kích thước khá vừa phải
Hôm trước em đi khám bé nhà em được 27 tuần bác sĩ bảo bé nặng 1.375g bé nhà em thế là vừa hay có nhỏ quá không?bác sĩ kê cho em uống omega-3 và amifelic.nhưng em đọc omega-3 thì thấy một số thông tin nói nó có thể gây ung thư liều có đúng không và có ảnh hưởng gì tới bé nhà em không bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý