Các giống chó Bắc Kinh ngộ nghĩnh, cá tính

seminoon seminoon @seminoon

Các giống chó Bắc Kinh ngộ nghĩnh, cá tính

19/04/2015 01:32 PM
615

Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng.





Chó Pug

 

Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé. Từ thế kỷ 16, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 1885.
 

 


 

 



 
Pug là loại chó rất có cá tính, mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn. Sống động, ồn ào, rất trung thành và tình cảm, luôn vui vẻ và thường là có khuynh hướng hài lòng với sự việc xung quanh là cá tính điển hình của giống chó này. Rất hiếu động và đáng yêu, thông minh nhưng cũng rất ranh mãnh, đôi lúc chúng cũng tỏ ra khá bướng bỉnh. Là loài chó thông minh, Pug dễ dàng thực hiện được các bài tập trong chương trình huấn luyện, nhanh chóng học hỏi được các kỹ năng cần thiết. Chó Pug rất nhạy cảm với thái độ và cao độ giọng của bạn khi ra lệnh, vì thế không nên quát mắng chúng khi không cần thiết. Không dễ bị kích động, nhưng cũng không phải là giống chó ù lì, chậm chạp, Pug rất thích hợp cho công việc trông nhà, rất tận tuỵ và không hay sủa vặt. Dễ hoà đồng với các loại chó và súc vật nuôi khác. Một trong những ưu điểm của Pug là thái độ rất thiện chí của chúng đối với trẻ nhỏ và khách. Một điều cần ghi nhớ đối với chủ nhân của loài chó này là chúng rất cần sự quan tâm của họ, và dễ trở nên ghen tỵ nếu chủ nhân không để ý đến chúng.

 
 

Pekingese (Bắc Kinh)

8iGPZTnGGtxrtKCwwEtQ.jpg

AKC Toy Dog

Nhỏ

Đực 15-23 cm
Cái 13-18 cm

Đực 4-5 kg
Cái 3-4 kg

Khoảng 10 - 15 năm
Nguồn gốc:

Tên gọi Pekingese có được từ thành phố Peking cổ xưa, mà giờ đây được gọi là Beijing (Bắc Kinh). Chúng được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết Chó Foo xua đuổi tà ma. Chúng có thể chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh và nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng. Khi hoàng đế băng hà, con Bắc Kinh của Người được hi sinh để có thể theo Người bảo vệ Người tại thế giới bên kia. Vào năm 1860, người Anh xâm chiếm Cung điện Hoàng Gia Trung Hoa. Những người lính bảo vệ Hoàng Gia Trung Hoa được yêu cầu thủ tiêu những con chó nhỏ này để bảo vệ chúng khỏi rơi vào bàn tay của những “con quỷ ngoại xâm”. Năm con Bắc Kinh đã sống sót và được đưa tới diện kiến Nữ hoàng Victoria. Từ 5 con chó Bắc Kinh đó mà có được giống chó Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1893, loài này lần đầu tiên được triển lãm tại Anh Quốc. Chó Bắc Kinh được công nhận bởi AKC vào năm 1909.

Mô tả:

Pekingese là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dầy. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.

Tính cách:

Pekingese là những chú chó nhỏ rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập và vô cùng yêu quý chủ nhân. Những con chó đáng yêu này có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Nếu cho ăn quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng tăng cân. Loài này là một giống chó trông nhà tốt. Pekingese có thể khó gây ra hỏng hóc đồ trong nhà. Không cho phép con chó này phát triển Hội chứng chó nhỏ, những hành vi do con người gây ra, khi mà con chó tin rằng nó có quyền quyết định. Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng cấp độ về những hành vi tiêu cực, bao gồm, nhưng không giới hạn đối với ngoan cố, tự tiện, ghen tị, lo lắng cô độc, quá bảo vệ, gầm gừ, cắn xé, cắn trộm và sủa quá nhiều khi con chó cố gắng báo hiệu cho bạn điều nó muốn làm. Chúng có thể trở nên dè dặt người lạ, và có thể trở nên không đáng tin cậy với trẻ nhỏ, thậm trí với người lớn. Nếu bạn có chúng ăn tạp trên bàn, chúng sẽ dần biếng ăn, và càng thể hiện sự thống trí đối với chủ nhân, chúng càng biếng ăn hơn. Chúng có thể trở thành những con chó dữ tợn và can đảm đối với những điều liều lĩnh, dại dột khi chúng cố gắng để vượt qua. Đây không phải là tính cách đặc trưng của Pekingese. Chúng có những hành vi trên dẫn đến từ việc mọi người cho phép chúng tự ý hành động trong nhà. Nếu một con Pekingese phải tuân theo luật lệ, những giới hạn điều mà chúng được làm và không được phép làm, kèm với những chuyến đi dạo hàng ngày để giải tỏa năng lượng về tinh thần và thể chất, chúng sẽ thể hiện sự khác biệt rõ ràng, tính cách dễ thương hơn nhiều. Không hay chút nào khi để những con vật nhỏ bé này tự tung tự tác. Ngay từ đầu bạn phải bắt đầu thể hiện quyền lực của bạn để giữ gìn tôn ti trật tự, thể hiện bạn là người chủ vững vàng, mạnh mẽ, nó có thể thoải mái và là một con chó tuyệt vời đích thực.

Điều kiện sống:
Pekingese phù hợp với cuộc sống căn hộ. Chúng tương đối hiếu động trong nhà và sẽ thoải mái mà không cần sân.
Hoạt động:

Pekingese cần đi dạo hàng ngày, nơi mà con chó được chạy bên cạnh hoặc đằng sau xe đạp chủ nhân, bởi bản năng mách bảo con chó rằng chủ nhân dẫn đường và là người ra lệnh. Chơi đùa sẽ đảm đương nhiều đối với nhu cầu vận động, tuy nhiên, như với nhiều loài chó khác, chơi đùa sẽ không thỏa mãn đủ nhu cầu đi dạo. Những con chó không đi dạo hàng ngày dường như sẽ thể hiện nhiều những vấn đề về hành vi. Chúng cũng sẽ thích thú với việc chạy nhảy trong một khu vực bảo đảm không xích, ví dụ như một sân rộng có rào quanh. Cho chó Pekingese của bạn làm quen với xích khi còn là cún con. Nhiều người nuôi chó bảo tôi rằng con Pekingese của họ có thể đi dạo tới 4 dặm vào mỗi tối.

Chăm sóc lông:

Chải lông hàng ngày đối với bộ lông kép rất dài là cần thiết. Kiểm tra thêm phần thân sau, mà có thể bẩn, lấm đất. Con cái rụng lông tơ khi vào mùa. Gội khô thường xuyên. Làm sạch khuôn mặt và mắt hàng ngày và kiểm tra bàn chân để lấy đi những hạt dại và dị vật mắc lại ở đó. Những con chó này rụng lông vừa phải.





Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết về sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Chúng có thể chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh và nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng. Khi hoàng đế băng hà, con Bắc Kinh của Người được hi sinh để có thể theo Người bảo vệ Người tại thế giới bên kia. Vào năm 1860, người Anh xâm chiếm Cung điện Hoàng Gia Trung Hoa. Những người lính bảo vệ Hoàng Gia Trung Hoa được yêu cầu thủ tiêu những con chó nhỏ này để bảo vệ chúng khỏi rơi vào bàn tay của những “con quỷ ngoại xâm”. Năm con Bắc Kinh đã sống sót và được đưa tới diện kiến Nữ hoàng Victoria. Từ 5 con chó Bắc Kinh đó mà có được giống chó Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1893, loài này lần đầu tiên được triển lãm tại Anh Quốc. Chó Bắc Kinh được công nhận bởi AKC Toy Dog vào năm 1909.

Giới thiệu

Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dày. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.

Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.

Đặc điểm

Pekingese là những chú chó nhỏ rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập. Những con chó đáng yêu này có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng có khả năng ăn cực nhiều mà không biết no nhưng nếu cho ăn quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng tăng cân. Loài này là một giống chó trông nhà khá - tốt. Pekingese có thể khó gây ra hỏng hóc đồ trong nhà. Không cho phép con chó này phát triển Hội chứng chó nhỏ, những hành vi do con người gây ra, khi mà con chó tin rằng nó có quyền quyết định. Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng cấp độ về những hành vi tiêu cực, bao gồm, nhưng không giới hạn đối với ngoan cố, tự tiện, ghen tị, lo lắng cô độc, quá bảo vệ, gầm gừ, cắn xé, cắn trộm và sủa quá nhiều khi con chó cố gắng báo hiệu cho bạn điều nó muốn làm. Nếu bạn có chúng ăn tạp trên bàn, chúng sẽ dần biếng ăn, và càng thể hiện sự thống trí đối với chủ nhân, chúng càng biếng ăn hơn. Chúng có thể trở thành những con chó dữ tợn và can đảm đối với những điều liều lĩnh, dại dột khi chúng cố gắng để vượt qua. Đây không phải là tính cách đặc trưng của Pekingese. Chúng có những hành vi trên dẫn đến từ việc mọi người cho phép chúng tự ý hành động trong nhà. Nếu một con Pekingese phải tuân theo luật lệ, những giới hạn điều mà chúng được làm và không được phép làm, kèm với những chuyến đi dạo hàng ngày để giải tỏa năng lượng về tinh thần và thể chất, chúng sẽ thể hiện sự khác biệt rõ ràng, tính cách dễ thương hơn nhiều. Không hay chút nào khi để những con vật nhỏ bé này tự tung tự tác. Ngay từ đầu bạn phải bắt đầu thể hiện quyền lực của bạn để giữ gìn tôn ti trật tự, thể hiện bạn là người chủ vững vàng, mạnh mẽ, nó có thể thoải mái và là một con chó tuyệt vời đích thực. Những điểm chung mà loài Pekingese có được là khỏe mạnh, hay vui chơi chạy nhảy, rất hay quấn quít bên chủ, ngoan ngoãn và dễ thương. Nhược điểm của loài này là không thông minh (còn phụ thuộc vào tùy từng con) và hay cắn nhưng chúng cũng không phải là giống chó khó bảo, răng chúng không sắc và nhiều lắm nên có thể yên tâm khi nhà có trẻ nhỏ.

Pekingese phù hợp với cuộc sống căn hộ. Chúng tương đối hiếu động trong nhà và sẽ thoải mái mà không cần sân hay vườn.

Hoạt động

Pekingese cần đi dạo hàng ngày, nơi mà con chó được chạy bên cạnh hoặc đằng sau xe đạp chủ nhân, bởi bản năng mách bảo con chó rằng chủ nhân dẫn đường và là người ra lệnh. Chơi đùa sẽ đảm đương nhiều đối với nhu cầu vận động, tuy nhiên, như với nhiều loài chó khác, chơi đùa sẽ không thỏa mãn đủ nhu cầu đi dạo. Những con chó không đi dạo hàng ngày dường như sẽ thể hiện nhiều những vấn đề về hành vi. Chúng cũng sẽ thích thú với việc chạy nhảy trong một khu vực bảo đảm không xích, ví dụ như một sân rộng có rào quanh. Cho chó Pekingese của bạn làm quen với xích khi còn là cún con. Nhiều người nuôi chó bảo tôi rằng con Pekingese của họ có thể đi dạo tới 4 dặm vào mỗi tối. Chúng rất ghét bị xích hay buộc 1 chỗ và dôi lúc có thể tỏ ra bướng bỉnh.

Chăm sóc

Chải lông hàng ngày đối với bộ lông kép dài là cần thiết. Kiểm tra thêm phần thân sau, mà có thể bẩn, lấm đất. Con cái rụng lông tơ khi vào mùa. Gội khô thường xuyên. Làm sạch khuôn mặt và mắt hàng ngày và kiểm tra bàn chân để lấy đi những hạt dại và dị vật mắc lại ở đó. Giống chó này rụng lông vừa phải. Chúng ăn uống được nhiều mà không biết no nên khi chăm sóc chỉ nên cho ăn đủ bữa và tuyệt đối tránh không cho ăn những thực phẩm linh tinh, không rõ nguồn gốc hay đồ tanh, chua, cay, mặn...Tuyệt đối không cho ăn xúc xích, giò chả,...Nên cung đủ quả chín, rau xanh. Loài này rất ít sủa.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách phân biệt chó Nhật và chó Bắc Kinh

Những người mới nuôi chó hoặc ít kinh nghiệm trong nuôi chó thường rất dễ nhầm lẫn chó Nhật với chó Bắc Kinh và ngược lại. Mặc dù giữa chúng đôi khi cũng có một vài điểm tương đồng, nhưng nếu để ý kỹ một chút, thì việc phân biệt hai giống chó này là rất đơn giản và dễ dàng.
Về ngoại hình:
Chó Nhật: có đầu lớn, trán rộng và khá tròn trịa. Đôi tai nhỏ có hình chữ V, tách xa nhau và hơi thấp một chút so với đỉnh hộp sọ, được che phủ bởi lông rậm. Mặt gãy, mõm ngắn và rộng. Mũi lớn, ngắn và xẻ rãnh theo chiều dài mõm. Mũi có màu đen đối với những con chó lông đen và trắng, và những con chó màu khác thì màu mũi luôn phù hợp với những mảng màu của lông. Cặp mắt to tròn, hơi trố, cách xa nhau và có màu tối. Hàm dưới trề ra chút ít so với hàm trên. Chiều dài cơ thể tương đồng với chiều cao. Chân trước thẳng, xương khỏe, khuỷu chân sát cơ thể. Đuôi dỏng cao và cuộn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên, lông đuôi nhiều. Bộ lông trắng có những mảng màu pha, thường là đen, cũng có thể là nâu đỏ, vàng chanh, vàng cam, nâu da chồn, đen và trắng với những đốm nâu hoặc màu vện xám.
Chó Nhật

Chó Bắc
Kinh: là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày, màu đen. Phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Cổ ngắn và dầy. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi dỏng cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông phía ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ bên trong mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng cũng có đen.

Chó Bắc Kinh
Chiều cao và trọng lượng:
  • Chó Nhật: Cao từ 18-28 cm; nặng 2-7 kg.
  • Chó Bắc Kinh: Cao tầm 30,4-45 cm, nặng tầm 3,6-4,5 kg.

Sức khoẻ:
  • Chó Nhật: Dễ gặp những vấn đề về thị lực, bệnh hô hấp, stress nhiệt. Hay bị thở khò khè và ngáy.
  • Chó Bắc Kinh: rất dễ bị lạnh. Khó sinh sản. Giống này cũng thường gặp các vấn đề về xương khớp, hay bị quặm lông mi.

Tuổi thọ:
  • Chó Nhật: Trung bình dưới 10 năm
  • Chó Bắc Kinh: Là giống chó khỏe mạnh, sống khoảng 10-15 năm

Chăm sóc:
Cơ bản cách chăm sóc ở 2 loài này là giống nhau, tuy nhiên ở giống Bắc Kinh do vùng mặt chúng có nhiều nếp nhăn hơn, nên chủ nuôi cần chú ý vệ sinh khuôn mặt và mắt tốt hằng ngày để tránh những dị vật bị mắc lại, lâu ngày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực của chó.

Kinh nghiệm nuôi chó giữ nhà


Sự kiện một con chó nhỏ (không rõ giống) của ông chủ tiệm vàng ở phường 18, quận Tân Bình đã dũng cảm xông vào cắn tên cướp khiến hắn và đồng bọn phải bỏ chạy làm nhiều người phải suy nghĩ: Có thể biến một con chó tầm thường thành chó giữ nhà sẵn sàng tấn công kẻ cướp được không? Hay phải nuôi những giống to xác như berger, boxer, bull dog…?

Ða dạng về chủng loại

Trong danh sách hơn 150 loại chó trên thế giới được phân loại từ lớn đến nhỏ, từ chó làm việc, giữ nhà, đi dạo, dẫn người mù, đến chó cảnh sát, chó quân đội, chó đánh hơi đi săn, tìm ma tuý, chất nổ hoặc chỉ để làm kiểng (chó cảnh). Từ những chú chó khổng lồ cứu nạn như Saint Bernard nặng khoảng 100 kg, Bull Mastiff mặt mày dữ dằn (ta hay gọi là chó ngao) đến những chú berger Ðức quen thuộc của cảnh sát, quân đội - chó Cocker chuyên đánh hơi ma tuý, thuốc nổ của hải quan… hoặc những chú chó cảnh như Bắc Kinh (Pékinois) hay bé tí tẹo (trên dưới 1kg) chi hua hua (có nguồn gốc từ Mexico). Việt Nam ta cũng đóng góp một giống chó khá là nổi tiếng: chó Phú Quốc mà giống và tên gọi được công nhận trong danh sách hơn 150 loại trên thế giới.

Lịch sử ra đời giống chó Phú Quốc được ghi nhận như sau: vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 - một chiếc tàu của xứ Rhodesia ghé ngang đảo Phú Quốc ngoài khơi Thái Bình Dương để lấy nước ngọt, đã làm xổng hai chú chó Rhodesian Ridge Back (chó xoáy lưng xứ Rhodesia); giống chó này rất to lớn (nặng khoảng 50kg) và từ đó đời này qua đời kia đã lai tạo với chó địa phương, và hậu duệ hiện nay là giống chó Phú Quốc nổi tiếng tinh khôn và gan lì dầu chỉ nặng khoảng 15 - 20kg, mà ai đã từng nuôi đều biết.

Chọn chó và cách nuôi

Có thể khẳng định, 100% chó, bất kể chó rặt giống nước ngoài hoặc chó ta đều có bản năng bảo vệ chủ và trung thành tuyệt đối bất kể chủ nó là người giàu hay nghèo… Những câu chuyện có thật về những con chó ra mộ nằm bỏ ăn uống và chết theo khi chủ nó qua đời xảy ra khắp nơi trên thế giới đã minh chứng điều này.

Ðể nuôi chó trở nên trung thành và liều chết với chủ là do cách nuôi, cách đối xử với chú chó sao cho nó hiểu nó là thành viên trong gia đình mình.

Tuỳ theo điều kiện nhà ở, nếu ở nhà phố không nên nuôi các giống chó lớn như berger, doberman, boxer… mà chỉ nên nuôi các loại nhỏ vừa với căn nhà (chó ta khoảng 10 - 12 kg khi trưởng thành).

Tập cho chó thói quen bài tiết trên tờ báo (để dễ dọn thay vì thả ra đường vừa mất vệ sinh vừa làm cho chó quen với người lạ). Không cho chó tiếp xúc người lạ, người nuôi phải tự tay chăm sóc (tắm rửa, chải lông, vuốt ve, cho ăn). Không lâu sau sẽ có một con chó trung thành và sẵn sàng bảo vệ chủ khi hữu sự, không cần thiết phải qua bất cứ khoá huấn luyện nào.

Từ khi du nhập các giống chó rặt từ nước ngoài vào, cũng là đem theo các căn bệnh của chó mà hầu như trên 90% chó con rặt giống (dù nhập khẩu từ nước ngoài về hoặc sinh ra ở Việt Nam) rất dễ dàng mắc phải "bệnh chó con", bệnh carré (hoặc canine distember)… Vì thế trên 90% chó con rặt giống sẽ chết trước 6 tháng tuổi nếu không được chích ngừa bốn thứ bệnh phổ biến ở chó con (hiện ở thành phố rất nhiều nơi có thuốc này tuy giá khá cao khoảng 200.000đ/liều). Trong khi đó chó Việt Nam (chó ta) vì không phải chó rặt giống, đã gần như rất khó mắc bệnh (chỉ 20%) và khả năng kháng bệnh rất cao.



Cách chọn chó khôn cực chuẩn
Cách chăm sóc chó con
Kinh nghiệm nuôi chó Pug hữu ích
Kinh nghiệm nuôi chó phốc sóc cực hữu ích
Cách chăm sóc lông cho chó tốt nhất
Phương pháp nuôi chó phốc



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý