Phát triển tâm thần ở trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Phát triển tâm thần ở trẻ

18/04/2015 10:40 AM
152
 

Em bé của bạn sinh ra với một số tế bào não bộ có giới hạn nhất đinh, tuy nhiên não bộ tăng gấp đôi trọng lượng từ lúc sinh cho đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng tăng trọng lượng là do sự phát triển các mối liên kết giữa các tế b àokhác nhau sử dụng trong suy nghĩ. Khi em bé của bạn trông thấy một miếng bánh mỳ, hướng tới nó, với lấy, cầm lên, đưa vào miệng, nhai, nếm mùi, và nuốt, tức là cháu đã tạo dựng nên mối nối kết ở não và ghi nhận tất cả vào bộ nhớ của mình.

TIÊN ĐOÁN TRÍ THÔNG MINH

Mặc dù khó lòng mà nói được thế nào là một trí thông minh “bình thường”, nhiều chuyên gia trong lãnh vực phát triển có thể vạch rõ trình tự và xác định tốc độ phát triển ở đứa trẻ trung bình và sử dụng mức này để tiên đoán trí thông minh. Bạn nên nhớ rằng “đứa trẻ trung bình chuẩn” không có trên đời: một mức trung bình chỉ có tính lý thuyết, do đó bạn không bao giờ nên áp dụng nó cho chính con mình, và bạn cũng chẳng bào giờ nên so sánh cháu với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi.

Có những khác biệt chủ yếu trong tốc độ phát triển của trẻ này, và không có một độ tuổi chính xác hay bất cứ một cột mốc nào mà trẻ bắt buộc phải đạt tới cả. Đa số trẻ em có những đợt bộc phát tăng trưởng và những thời kỳ tạm ngưng. Một số trẻ biểu hiện một giai đoạn ngưng phát triển tạm thời và sau đó lại tiếp tục phát triển bình thường; những đứa khác thì tỏ ra tiến bộ lúc còn nhỏ nhưng lại ở mức trung bình những năm về sau. Và có những đứa ai cũng cho là “khởi đầu chậm”, có vẻ hơi chậm trễ khi còn nhỏ, thế nhưng sau này lại rất khá. Một số ít trẻ biểu hiện một hiện tượng tốc độ phát triển càng ngày càng chậm lại. Có những đứa trẻ rất khó tiên lượng được tiến trình phát triển đến độ chỉ có thể phỏng đoán một cách thận trọng và sau nhiều lần khám đi khám lại. Do đó bạn không nên thử tiên đoán trí thông minh của em bé trừ phi có một lý do chính đáng để làm như vậy.

Đại đa số các em bé trởthành những đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Điều đáng buồn là có một số rất ít các em bé lại tụt lại phía sau một cách nghiêm trọng trong mọi lãnh vực phát triển, trừ phi tình trạng chậm trễ này là do một khuyết tật thể chất nghiêm trọng, các cháu có thể lớn lên và phát triển dưới mức trung bình về mặt giáo dục.Qua ba năm đầu, đứa trẻ thua kém về mặt tâm thần biểu hiện một khả năng tập trung và chú ý tới môi trường xung quanh dưới mức trung bình. Cháu chậm trễ về những phương diện phát triển như khả năng điều khiển đầu, ngồi dậy và nắm các ngón chân của mình và chậm trễ cả trong việc xoá bỏ đi các phản xạ ban sơ khi mới sinh – ở các bé này những phản xạ này có thể tồn tại lâu sau độ tuổi thông thường.

Trong khi có những chỉ số rõ rệt để nhận biết một đứa trẻ bị chậm trễ về mặt tâm thần, việc phát hiện được một đứa trẻ có những khả năng trên trung bình lại khó hơn nhiều. Một em bé đặc biệt thông minhcó thể đạt được những cột mốc phát triển sớm hơn trung bình, nhưng các chỉ số thực tế phản ánh trí thông minh ưu việt của cháu khó thấy hơn: cháu sẽ biểu hiện khả năng ứng xử đa dạng hơn, một khả năng chú ý lớn hơn tới môi trường xung quanh, và có nhiều tương tác hơn vớimôi trường của mình hơn em bé trung bình.

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ

Rất ít trẻ em bị chậm phát triển tâm thần và cũng rất ít trẻ có năng khiếu đặc biệt, đa phần trẻ ở trong giới hạn bình thường của trí thông minh. Phận sự của cha mẹ la chấp nhận các khả năng của con mình và giúp cháu phát triển năng lực của mình bằng cách dạy dỗ cẩn thận. Bạn cũng nên biết rằng: chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ về trí thông minh một cách khá là hẹp hòi như những kỹ năng về ăn nói và tính toán, tuy nhiên con bạn có thể có những khả năng sáng tạo và nghệ thuật hoàn toàn vượt trội và cần được nuôi dưỡng chẳng kém. Đừngbao giờ thúc đẩy con bạn: năng lực cháu như thể nào thì hãy chấp nhận cháu như vậy, và hãy cho cháu mọi cơ hội để phát triển năng khiếu của mình; hãy cho cháu thấy và hiểu rằng dù cháu có như thế nào thì bạn cũng thương yêu và tôn trọng cháu.

TRẮC NGHIỆM TRÍ THÔNG MINH

Những phương thức trắc nghiệm trí thông minh hiện đại đã được hai người Pháp triển khai vào năm 1905. Khởi đầu các phương pháp này có thể dự đoán xem trẻ con có khả năng học giỏi ở lớp và có tập trung khi suy xét, nhận thức và lý luận không. Việc trắc nghiệm hiện đại coi trí thông minh như khả năng xử lý được thông tin, và do đó người ta thiết kế các trắc nghiệm để xem trẻ con đạt được những kỹ năng suy nghĩ và ứng dụng những kỹ năng này vào cuộc sống hàng ngày như thế nào. Các trắc nghiệm này chỉ giới hạn vào những kỹ năng quan trọng trong lớp học và không kể đến năng khiếu sáng tạo hay nghệ thuật. Sử dụng những điểm đạt được về chỉ số thông minh (IQ score) để tiên đoán một đứa trẻ sẽ thành công như thế nào trong cuộc đời sau này là sai lầm vì các kỹ năng suy nghĩ của trẻ sẽ phát triển theo thời gian.

ÓC SÁNG TẠO

Mọi đứa trẻ đều có một chút khả năng sáng tạo và phát triên khả năng này trong những năm đi mẫu giáo hoàn toàn cũng quan trọng chẳng kém gì việc dạy học chữ hay đếm số. Có cả một loạt những kỹ năng và tiến trình trí não bạn có thể khuyến khích để kích thích khả năng sáng tạo của cháu: hãy chỉ cho cháu thấy những việc xảy ra xung quanh cháu, cho cháu xem những mẫu hình, màu sắc, những bông hoa, súc vật, ngửi các mùi hương, bộc lộ bằng hành động sự thấu hiểu và đồng cảm đối với người khác, nói về những cảm nghĩ, đặt ra những câu truyện và tưởng tượng “việc gì sẽ xảy ra nếu như mà …?”. Cải trang, sơn màu, vẽ hình hay làm đồ chơi là tất cả những hoạt động có thể giúo cho con bạn phát triển trí óc sáng tạo và trí tưởng tượng của cháu.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý