Công dụng của bông súng

seminoon seminoon @seminoon

Công dụng của bông súng

19/04/2015 02:00 PM
872

Súng là loài cây thảo thủy sinh, có hình dạng đẹp như cây sen nên thường được trồng trong hồ, ao của đình, chùa, trong hồ non bộ. Nhiều nơi, người dân trồng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc


Bông Súng: Món ăn, vị thuốc 

Bông súng (Waterlilies), tên khoa học là Nymphaea), trong sách Vân Đài Loại Ngữ, gọi là Hoa lăng (củ ấu) nở trái hướng mặt trời; hoa khiếm (củ súng) nở về hướng mặt trời; cho nên tính chất củ ấu hàn, mà tính chất củ súng noãn (ấm, ôn). Bông súng Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, nên đa phần sáng nở, chiều tóp lại, nên dân quê chống xuồng nhổ bông súng là đi từ sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc. Súng là loài cây thảo thủy sinh, có hình dạng đẹp như cây sen nên thường được trồng trong hồ, ao của đình, chùa, trong hồ non bộ. Nhiều nơi, người dân trồng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc.

Theo Đông  y, bông súng có tác dụng giúp làm dịu dục, chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp tình dục bị kích thích, di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.


Chữa mất ngủ an thần: Hoa súng 15 - 30g. Sắc 200ml nước còn lại 50ml, uống 1 lần trong ngày, uống 7 - 10 ngày liền. Hoặc phối hợp với các vị khác: Hoa súng 15g, tâm sen 10g, hoa nhài 10g. Tất cả các vị này đều sấy khô tán nhỏ để hãm với nước sôi và lấy nước uống 2 lần trong ngày. Uống liền nhiều ngày.


Chữa đái dắt, viêm bàng quang: Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.


Làm thuốc bổ thận: Rễ củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng chưng cách thủy, sau đó giã nhuyễn. Các dược liệu còn lại phơi khô sao vàng tán thành bột nhỏ mịn rồi trộn với thục địa đã giã nhuyễn cùng mật ong để viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g. Hoặc lấy rễ hoa súng 20g, ba kích 12g, cẩu tích 12g, tỳ giải 12g (tẩm rượu sao), hà thủ ô chế với đậu đen 12g, ngưu tất 12g. Tất cả sắc với 400ml nước còn lại 100ml chia 2 lần uống trong ngày.


Thuốc viên hoàn: Tác dụng chữa thận hư, tâm can suy nhược, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn, khí hư ở nữ, trẻ đái dầm. Thành phần dược liệu: Rễ hoa súng 15g, quả kim anh 15g, mật ong vừa đủ làm hoàn.


Cách bào chế: Rễ hoa súng cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi sao qua, lấy 15g. Quả kim anh cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông rồi cũng sao vàng, lấy 15g. Hai vị trên tán nhỏ mịn, trộn với mật ong để viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 5 - 10g.


Chữa cảm nắng: Vị thuốc tuyệt vời chữa cảm nắng: Lấy rễ hoa súng nấu chè ăn trong ngày.


Chữa ho, rát cổ, sốt cao: Lấy rễ hoa súng phơi khô, sau nấu lấy 2 lần nước để cô thành cao lỏng, cho đường làm thành si-rô mà uống, ngày uống 2 - 3 lần, cần uống vài ngày liền.

Chữa bệnh bằng củ súng


Chua benh bang cu sung

Cây hoa súng mọc tự nhiên ở nhiều hồ, ao, đầm nước.

Củ súng vị ngọt, nhạt, bùi, hơi béo, tính mát, có tác dụng tốt với các chứng bệnh do thận hư như di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng, ù tai, khí hư, đái dầm... Loại súng được dùng làm thuốc là loại có hoa màu tím, trắng hoặc xanh lơ.

Y học cổ truyền còn dùng củ súng để thay thế một vị thuốc có tên là khiếm thực. Sau đây là một số bài thuốc:

- Bổ thận, chữa các bệnh do thận hư: Củ súng 40 g, thục địa 50 g, thạch hộc 30 g, hoài sơn 30 g, táo nhân 20 g, tỷ giải hay thổ phục linh 20 g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn với thục địa và mật ong, làm thành viên 12 g. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 viên.

Hoặc: Củ súng cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi sao lên. Quả kim anh cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông, sao vàng. Lấy mỗi thứ 50 g tán nhỏ, rây lấy bột mịn, trộn với mật ong làm viên. Mỗi ngày uống 10-20 g, chia làm hai lần.

- Chữa ho, khô cổ, sốt cao, bổ thận: Củ súng phơi khô, sắc lấy 2 lần nước, cô thành cao lỏng, thêm đường làm siro uống.

- Giải cảm (nhất là cảm nắng): Dùng củ súng nấu chè ăn.


Canh bông súng nấu tôm


 Canh súng nấu tôm là món ăn dân dã, gần gủi với thiên nhiên thể hiện nét văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ, rất ngon và dễ thực hiện.
Canh bông súng nấu tôm 1

Nguyên liệu:

Tôm sú:100g; Cọng súng: 200g; Bông súng: 2 cái; Ớt sừng: 1/2 trái; Cà chua, ngò gai, rau om, hành băm, ớt cắt lát, tỏi băm; Nước mắm, muối, đường, tiêu; Giấm gạo lên men; Bột ngọt.
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, bằm sơ, ướp với 1M tiêu và 1 ít bột ngọt.

- Cọng súng rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc. Bông sung rửa sạch, để ráo. Ngò gai, rau om cắt nhỏ. Cà chua 1 trái cắt múi cau, 1 trái cắt hạt lựu.

- Phi thơm hành tỏi băm, cho tôm vào xào sơ, thêm cà chua cắt hạt lựu vào xào đến khi cà chua mềm, cho vào 1 lít nước sôi, nêm 1M muối, 1M bột ngọt, 1/2M đường, 2M nước mắm và 3M giấm gạo lên men, nếm vị vừa ăn, cho cọng sung vào đảo đều rồi cho bông súng vào, tắt bếp.

- Múc canh ra tô, thêm ớt cắt lát vào, dùng nóng với cơm.
Mách nhỏ:
- Ngâm cọng súng trong thau nước rồi dùng đũa khuấy đều để làm sạch hết sợi tơ trong cọng súng.
- Cho cọng súng vào lúc nước canh đang sôi và tắt bếp ngay để giữ độ giòn.

(St)

Canh chua bông súng nấu tôm đậm đà vị Nam Bộ
Canh chua bông súng cá điêu hồng ngon miệng
Gỏi gà bông súng
Ý nghĩa của hoa súng
Canh bông điên điển thơm lừng mùa nước nổi
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý