Công dụng của búp lá bàng

seminoon seminoon @seminoon

Công dụng của búp lá bàng

19/04/2015 02:00 PM
1,160


Sự kì diệu của chiếc lá Bàng - tăng Sức khỏe, Sinh lực bền bỉ, Sinh sản hữu hiệu, làm tăng màu sắc cho cá Rồng.



Sự kì diệu của chiếc lá Bàng


Tên khoa học: Terminalia Catappa Leaves

Tên thường gọi: Lá bàng Indian Almond, Tropical Almond Leaves, Sweet Almond Leaves, Wild Almond Leaves, Sea Almond Leaves, Catappa Leaves, Java Almond Leaves, Ketapang Leaves.


Nhân một dịp du lịch Côn Đảo, chúng tôi được một cán bộ của đảo dẫn tham quan các vịnh và bãi biển xinh đẹp. Cuối chặng đường là vượt qua núi và đi xuyên qua một khu rừng nằm trong khu vực rừng cấm quốc gia, vô tình tôi nhìn thấy một vài cây Bàng Rừng cao khoảng 30 - 40 mét và thân cây rất to, tán cây rộng có thể hơn 20 mét. Dưới gốc cây là trăm hạt Bàng rơi đầy trên nền đất. Những Hạt bàng này thường được người dân địa phương phơi khô làm mứt sử dụng tại chỗ hoặc xuất khẩu. Tôi đã mang về vài hạt và gieo trồng thử. Bẵng đi một thời gian dài, cây Bàng trồng trong vườn nay đã khá lớn và cũng bắt đầu cho trái.

Màu sắc của cây Bàng Rừng này khác lạ so với màu của các cây bàng mà tôi mua ở các trại cây cảnh cũng được trồng làm bóng mát trong vườn. Và vì thế đã thôi thúc tôi quyết tìm hiểu cho bằng được về sự khác biệt và công dụng của chúng cho con người và cho cá Rồng. Nhưng tôi xin không nói về công dụng của cây Bàng cho con người mà chỉ tập trung vào công dụng của chúng trên cá Rồng.

Qua sách vở và qua các thông tin Internet của người hâm mộ cá Rồng khắp năm châu. Thú thực tôi vẫn chưa tin lắm về công dụng của chúng như sự mô tả. Nên đã lặn lội qua tận các trại cá Rồng ở khắp châu Á để tìm hiểu về loại lá huyền bí này mà dân chơi cá Rồng nhiều kinh nghiệp khắp và trại cá khắp nơi đều xem nó như món thuốc tiên miễn phí dành cho luyện cá lia thia đá, nâng cao năng xuất sinh sản của cá Dĩa. Chữa nhiều thứ bệnh cho cá Rồng, làm tăng màu sắc và như liều thuốc làm dịu PH an toàn cho các loài cá ưa nước mềm.

Cuối cùng sau khi đã tận mắt nhìn thấy hầu hết các trại cá và Fan mế cá Rồng sử dụng chúng. Tôi đã tiến hành thử áp dụng cho cá Rồng của mình, đầu tiên là cho các chú cá Rồng con, sau đó cho các chú cá Rồng lớn. Thật bất ngờ kết quả mang lại là cá Rồng màu sắc tăng rõ rệt. Qua tìm hiểu nhiều tài liệu về loại cây này, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho kết luận các chất chiết xuất từ giống cây Bàng rừng thường cho nhiều hàm lượng chất và sử dụng mang lại nhiều hiệu quả hơn lá Bàng công nghiệp.

Hiệu quả của lá Bàng như sau:
Chiết xuất từ Lá Bàng rừng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Một số loài cá khi có bệnh tự chúng tìm tới những nơi có nhiều lá Bàng rụng và lưu trú tại đó.
Lá Bàng triết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.
Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.
Cá Rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá Bàng, sẽ có những bộ vây đều to, dầy, và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Làm tăng màu sắc của cá Rồng, màu sẽ trở nên sáng bóng.
làm giảm độ PH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S...
Tăng thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp cá chóng lớn và sự trao đổi chất tốt hơn cá ăn nhiều hơn.
Những ai có tham vọng cho cá Rồng đẻ, thì việc áp dụng lá Bàng thích hợp sẽ kích thích cá sanh sản khi đủ tuổi trường thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.
Lá Bàng khi sử dụng đúng liều lượng sẽ cho nước có màu trà nhạt, dưới ánh đèn sẽ kích thích cá mau lên màu và việc ngắm nhìn cá cũng thú vì hơn vì ánh sáng của màu vây thêm đậm hơn.
Là một loại lá không mang lại tác dụng phụ cho cá Rồng, nếu bạn có sử dùng thường xuyên 365 ngày.
Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên và lá Bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá.

Sau đây là một số kinh nghiệm thu thập được khi sử dụng lá bàng cho cá Rồng:

1. chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá Bàng hoặc khu vực cây Bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu. Không dùng được vì nguy hiểm cho cá.

2. Phơi khô lá bàng dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài

Cách dùng và liều lượng:

1. Mỗi lá Bàng 10cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá Rồng, như vậy với hồ 1.2mx60x60 với lượng nước 300 lít có thể dùng 40 lá bàng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ khi cá bị bệnh thì mới dùng lượng lá bàng nhiều như vậy. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng PH đột ngột cá sẽ bị sốc, có thể bỏ ăn.

2. Bạn chỉ nên dùng 10 lá cho hồ 120x60x60

3. Cắt nhỏ vụn lá Bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá Bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 -3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá Bàng mới.

4. Tránh dùng lá Bàng kết hợp với muối.

5. Không có tác dụng phụ.
trích (the gioi ca canh)



Mẹo chữa chàm da và khô nẻ cho con bằng búp bàng của mẹ Kinkin

Có mẹ nào đã thử áp dụng biện pháp chữa da khô nẻ hoặc bị chàm từ mức độ nặng đến nhẹ cho con bằng biện pháp dân gian rất hiệu nghiệm này giống như mẹ Kinkin chưa?

Mùa đông nào đến, nhất là khi thời tiết lạnh và khô hanh đầu đông, bé Kinkin nhà em cứ bị chàm nhiều lắm. Hai má của con lúc này cứ đỏ ửng lên như quả cà chua, da khô và đóng vảy khiến con bị ngứa rất khổ sở. Nhiều khi bị ngứa dữ dội, bé nhà mình còn không thể nào ngủ nổi, ban đêm quấy khóc quá trời luôn. 

 Những ngày con bị chàm, em vừa phải khổ sở nghỉ làm để ở nhà chăm con. Cứ thế, hai mẹ con cứ đánh vật với nhau. Em thường phải tìm cách cho con đừng gãi vào vùng da chàm này. Con đã 2 tuổi mà cứ báo hại em phải đeo bao tay để con không gãi. Em cũng thường phải cắt cả móng tay cụt lủn cho con nữa.

Rồi cứ thế, cả ngày em cứ thoa cho con các loại kem làm mềm da và tránh cho da khô để làm dịu chứng ngứa ngáy. Nhưng tình hình là tình trạng này của con cũng chỉ đỡ mà không dứt và thuyên giảm hẳn cho đến khi em vô tình được một bà cụ bán thuốc nam ở góc chợ nhà em cho lời mách nước. Bí quyết trị chàm và da khô nẻ cho con hóa rất đơn giản các mẹ à và nó chỉ là những cây lá ở quanh mình thôi.

Chuyện là nhà em rất gần chợ, vì thế nếu cuối tuần rảnh em hay đẩy xe cho con cùng đi chợ mua đồ ăn. Một lần, em đẩy xe đẩy qua hàng bán thuốc nam và đứng đấy mua bán vài thứ hàng tạp hóa. Bà cụ bán thuốc nam gần đấy thấy Kinkin bị chàm má quá chừng nên hỏi thăm. Bà bảo sao mẹ cháu không cho cháu uống thuốc hay bôi thuốc hay sao mà con bị chàm nặng thế? Thế là em kể rõ sự tình, thấy vậy bà bảo thế mẹ cháu đã bao giờ dùng búp bàng chữa chàm cho con chưa? 

 Nói thực, ban đầu khi nghe bà cụ nói vậy, em há hốc miệng luôn. Phần vì ngạc nhiên, phần vì cho rằng cụ bà đã quá lạc hậu. Em thật sự không tin những lời bà cụ nói lắm nhưng mà bà cụ cứ quả quyết bảo cứ về áp dụng thử xem sao sẽ thấy bất ngờ về tính hiệu quả của nó.

Nghe bà cụ quả quyết một cách chân tình, em cũng tò mò và quyết định áp dụng chữa chàm thử cho con theo đúng cách bà cụ đã bày. Đó chính là dùng một nắm búp bàng và cho vào cối giã nát. Nhớ cho thêm 1 vài giọt muối tinh nhé. Sau đó, lấy nước búp lá bàng bôi vào vùng da bị chàm cho bé. Ngay sau lần đầu tiên bôi, em đã thấy Kinkin nhà em đỡ. Thế là em cứ tiếp tục bôi nước búp lá bàng đúng 3-4 ngày là những vết chàm trên má của con đã khỏi hẳn.

Xin lưu ý với các mẹ là, khi hái búp bàng, các mẹ phải rửa thật sạch. Sau đó, ngâm búp bàng này vào bát nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch. 

 Chiếc cối giã hoặc bát giã phải được khử trùng bằng nước sôi sạch sẽ vì để tránh nguy cơ bé bị nhiễm trùng. Trong quá trình giã, bạn chỉ nên cho thêm vài hột muối vì nếu cho quá nhiều muối, làn da non nớt của bé sẽ bị bỏng rát và xót. Khi thoa lần đầu, các vết chàm của bé đã thấy se hẳn. Chỉ áp dụng thoa 1-2 lần sau đó, các vết chàm biến mất luôn.

Em rất cảm ơn bà cụ tốt bụng đã mách nước cho em mẹo điều trị chàm cho con. Vì thế, mỗi mùa đông đến, em còn làm cách này để điều trị làn da nứt nẻ cho Kinkin cũng rất công hiệu. Còn nhớ cách đây vài tháng, một bé 4 tháng tuổi bên hàng xóm nhà em cũng bị chàm má. Sau khi áp dụng điều trị bằng nước búp lá bàng theo lời mách nước của em thì bé nhà chị ấy cũng khỏi hẳn luôn. 

Thấy công dụng của búp lá bàng tươi rất hiệu nghiệm nên em cũng đã thử lên tìm đọc các công dụng của lá bàng. Và thật không ngờ đến giờ em mới biết, lá bàng cũng được coi là loại thuốc kháng sinh chữa rất nhiều bệnh như cảm sốt, ra mồ hôi, chữa tê thấp, lỵ, sâu răng và chườm nơi đau nhức. Bên cạnh đó, em đặc biệt thích thú và chú ý tới công dụng rửa vết loét, vết thương của lá bàng.

Vì thế, nếu các mẹ khác có con bị chàm hoặc da bị nẻ nặng hoặc mức độ nhẹ thì thử áp dụng biện pháp tự nhiên này xem sao nhé. Nếu bé nhà bạn hợp với biện pháp này thì đảm bảo sẽ hiệu quả cực kỳ đấy.

Lá bàng chữa bệnh lở mồm long móng

Ngồi xem tivi thấy người ta quẳng những con lợn béo tốt, hồng hào bị lở mồm long móng vào lửa để thiêu tôi vô cùng tiếc. Tiếc vì chúng ta có thể chữa khỏi bệnh cho chúng một cách dễ dàng trong vòng một tuần bằng lá bàng. Tiếc vì Nhà nước lại phải bỏ tiền ra để đền bù. Sau nhiều ngày trăn trở tôi quyết định viết bài báo này.

Năm 1983 tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Mục viết về cây bàng, GS dạy: “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương, búp sao lên, tán thành bột rắc”.

Tôi đi tìm hiểu và biết được: Bệnh sâu quảng là bệnh mà ở sống chân của bệnh nhân xuất hiện những mụn; những mụn này bị nhiễm trùng tạo thành những lỗ đường kính khoảng 1 – 1,5cm, luôn đầy mủ và nước vàng luôn rỉ ra; ở những lỗ đó có khi vi trùng ăn vào tận tuỷ xương.
Vận dụng bài thuốc này của GS.TS Đỗ Tất Lợi, từ năm 1983 đến nay tôi đã dùng lá bàng để chữa khỏi bệnh cho các trường hợp sau:
1. Năm 1983 tôi đi thực tập 4 tháng ở Liên Xô, gửi con trai 2,5 tuổi cho chị gái, khi về thấy hai chân cháu bị lở tung, các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, Xanh mêtilen bôi đầy hai chân. Chị tôi nói: “Bế đi chữa khắp nơi rồi đấy, mà không khỏi”.
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút. Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu ra khỏi chậu nước lá bàng, tất cả các mụn ở chân không còn một tý mủ nào cả, mủ đã theo chất tananh của lá bàng ra ngoài chậu nước, để lại những lỗ rất sạch. Tôi bôi thuốc Cloroxit mỡ cho cháu, sau một tuần (mỗi ngày ngâm 1 lần cho đến khi các mụn se và khô), hai bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ.

Hướng dẫn dùng lá bàng chữa các bệnh lở ở người và súc vật 1. Lá bàng:
- Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già)
- Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to.
2. Đun nước lá:
- Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước.
- Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.
3. Ngâm:
- Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm.
- Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
- Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinhv.v…).
- Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường.

2. Khoảng năm 1990 chú lái xe ở cơ quan tôi bị bỏng xăng cả hai chân từ dưới đầu gối tới bàn chân. Gặp chú trong bệnh viện, hai chân đầy mủ, đau đớn. Vợ chú lấy bông và ôxy già rửa vết thương nhưng không làm sao lấy được mủ ra. Tôi bảo cô ấy đi mua 2 xô to rồi mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú lúc lắc chân trong đó. Kết quả mủ tự ra, vết thương rất sạch, bôi thuốc bệnh viện cho, vết thương lành rất nhanh.

3. Năm 2006, bác hàng xóm trước cửa nhà tôi (bác đã 70 tuổi) bị lở hết trong miệng, lở lan cả trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Tôi sang chơi, thấy vậy liền bảo bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng đi. Bác đã làm và chỉ súc có hai lần là khỏi. Truớc đó bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà không kết quả.

4. Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ, sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng, tôi bảo với Ph, thú y họ làm gì cứ để họ làm, ngoài ra thì lấy một ôm lá bàng về, lấy lá bánh tẻ và lá non thôi, lá già không có nhựa đâu, rồi đun một nồi to nước lá bàng, để âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thể nào chúng cũng khỏi thôi. Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng để sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph biếu 1kg cá dìa (cá loại cao cấp ở Huế).

5. Một thầy giáo ở trường tôi bị một vết ngứa ở bụng, dài 10cm, rộng 3cm, cứ ngứa và ra nhựa khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi, tôi đã đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa xem thế nào. Sau hai lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn.

Trên đây là một vài trường hợp điển hình nhờ áp dụng bài thuốc lá bàng của GS Đỗ Tất Lợi do tôi mách bảo mà khỏi bệnh. Tôi vô cùng biết ơn Giáo sư vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng.

Theo Khoa học và Đời sống

(St)

Cách điều trị bệnh chàm khô nhanh khỏi an toàn, đúng cách
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm (rau ngổ)
Công dụng của nhựa cây mướp
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Công dụng nước ép táo thơm phưng phức
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý