Chữa huyết áp cao bằng mướp đắng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa huyết áp cao bằng mướp đắng

19/04/2015 02:20 PM
804

Chữa huyết áp cao bằng mướp đắng. Những công dụng của mướp đắng trong điềut trị các bệnh bằng đông y. Ai được dùng mướp đắng?

Gốc mướp đắng chữa cao huyết áp

Trong y học cổ truyền, người ta thường chỉ dùng hoa, quả, hạt và lá cây mướp đắng để làm thuốc.


(Kienthuc.net.vn) - Hỏi: Tôi 70 tuổi, bị huyết áp cao. Gần đây, có người mách tôi dùng dây gốc mướp đắng rửa sạch băm nhỏ, phơi khô sao vàng, hãm uống thay nước trà sẽ giảm huyết áp nhưng chưa dám dùng. Mong tòa soạn cho biết làm như vậy có chữa được bệnh không? Dây mướp đắng còn chữa được những bệnh gì?

Nguyễn Minh Quân (Đống Đa, Hà Nội).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời:
Trong y học cổ truyền, người ta thường chỉ dùng hoa, quả, hạt và lá cây mướp đắng để làm thuốc.
Hoa chữa đau dạ dày và đau mắt; quả xanh tính lạnh vị đắng, có công dụng thanh nhiệt giải thử, minh mục thanh tâm, được dùng để chữa bệnh lỵ, đau mắt đỏ, đau họng, mụn nhọt, rôm sẩy, say nắng, đái đường, hỗ trợ trị liệu ung thư...
Quả chín vị ngọt tính bình, có công dụng dưỡng huyết tư can, kiện tỳ bổ thận. Hạt vị đắng ngọt, có tác dụng tăng lực, cường dương. Lá chữa mụn nhọt và mệt mỏi do lao động quá sức.
Một số vùng ở Trung Quốc còn dùng quả mướp đắng phối hợp với rau cần tây để trị cao huyết áp.
Theo sách vở và kinh nghiệm thực tế vốn có, chưa từng nghe thấy việc dùng dây gốc mướp đắng để chữa cao huyết áp. Nhưng kiến thức dân gian vô cùng phong phú nên những gì bác mách cũng có thể là một gợi ý rất hay để các thầy thuốc tìm ra một loại dược phẩm hạ áp mới.

Những bài thuốc "đánh bại" huyết áp cao

 Có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền độc đáo giúp chữa trị người bị bệnh huyết áp cao.

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp tâm thu (tim co lại) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tim giãn ra) lớn hơn 90 mgHg. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp có nhiều (bệnh ở thận, vỏ thượng thận do xơ vữa động mạch, do thai nghén hoặc dùng thuốc...). Tuy nhiên, có trên 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (vô căn).
 
Theo y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao.

Những bài thuốc "đánh bại" huyết áp cao - 1
Mướp đắng giúp chữa trị bệnh huyết áp ao (Ảnh minh họa)

Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư...) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu...

Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng.
 
- Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.

- Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.

- Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.

- Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.

- Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.

- Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.

Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.


Mướp đắng: Có thể hại gan, hạ huyết áp, chống thụ thai

Mướp đắng được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng...

Mướp đắng, các tỉnh miền Nam gọi là khổ qua, tiếng Anh là bitter melon hay bitter gourd (danh pháp hai phần: Momordica charantia).

Dây, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng. Hạt khi quả chín có màu đỏ. Cây được trồng bằng hạt. Thuộc loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới họ Bầu bí (Cucurbitaceae), quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Pakistan, Ba Tư, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.

Mướp đắng: có thể hại gan, hạ huyết áp, chống thụ thai

Quả mướp đắng có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loạirau, dưa, bí; gấp 5 – 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

* Khả năng hạ đường huyết:

Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.

Tuy vậy, mướp đắng được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai...

* Mướp đắng còn có tính chống thụ thai:

Được thể hiện ở thực nghiệm đó là một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh nguyệt.

Người ta cũng đã xác định độc tính trong quả mướp đắng cho thấy, mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50ml. Nói chung, mướp đắng có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.

Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).



(St)

Thực phẩm cho người huyết áp cao.
Thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Cách làm hạ huyết áp nhanh cho người bệnh huyết ap cao
Lời khuyên cho người bệnh cao huyết áp
Sau khi sinh có được ăn mướp đắng không?
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý