Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ

13/05/2015 12:00 AM
626

Trẻ ra mồ hôi trộm luôn là điều khiến các mẹ lo lắng vì trẻ thường xuyên khó chịu, ngủ không ngon và hay giật mình. Cách trị mồ hôi trộm cho trẻ có nhiều cách.

Không khó gặp tại các phòng khám trẻ em, câu hỏi các bác sĩ thường gặp bên cạnh những vấn đề như: “cháu hay bị khò khè”, “cháu cao và cân nặng như thế này có nhỏ?”… luôn là: “sao đêm cháu ngủ ra mồ hôi nhiều quá”.
Theo các bác sĩ Nhi, việc trẻ sơ sinh hay ra mồ hôi khá phổ biến và điều này được giải thích là do hệ thần kinh thực vật của trẻ lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.
Chính vì vậy, trẻ ra mồ hôi nhiều. Mặt khác, việc ra mồ hôi cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn.
Thêm một nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D, trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.
Các bác sĩ thường cho trẻ uống thêm vitamin D và khuyên các bà mẹ nên thường xuyên phơi nắng con để bổ sung vitamin D cho bé.
Mặt khác, nguyên nhân khách quan khiến trẻ ra mồ hôi nhiều còn do cha mẹ, những người chăm bé gây ra. Việc ủ ấm bé quá cũng khiến bé nóng nực mà ra mồ hôi nhiều. Nhiều bà mẹ hay quấn con quá kỹ trong khăn, trẻ ngủ lại chặn nhiều chăn gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến bé khó chịu.

Phơi nắng cho trẻ đúng cách
Phơi nắng giúp bé bổ sung thêm canxi, vitamin D nhưng phơi nắng thế nào để cơ thể bé hấp thu được tốt nhất? Nhiều người vẫn cho con đi phơi nắng đều đặn nhưng hiệu quả lại không cao, đó hoàn toàn do cha mẹ chưa biết cách phơi nắng cho con sao cho khoa học. Khi phơi nắng, cha mẹ cần chú ý những điều như sau:
- Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, việc tắm nắng cho bé có thể diễn ra chậm hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.
- Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh bé bị nhiễm lạnh – như bạn biết đấy, hệ hô hấp của trẻ lúc này còn khá yếu.
- Hãy để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất.
- Khi phơi nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.
- Hãy để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…

Cháo trai trị đổ mồ hôi trộm

Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.
Chè đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách làm: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.

Cháo nếp cẩm

Nguyên liệu: Gạo nếp cẩm còn nguyên cám
Cách làm: Nếu trẻ còn nhỏ, có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của trẻ. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn. Dùng trong vài tuần.
Đồng thời bạn nên cho bé tắm dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút để bổ sung vitamin D.
Bên cạnh đó, bạn lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây, rau má, cải bẹ). Cho trẻ ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, bạn nhớ lau mồ hôi để không làm bé bị nhiễm lạnh.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý