Tiểu són khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Tiểu són khi mang thai

18/04/2015 11:06 AM
1,322

Són tiểu khi mang thai: Dấu hiệu cần khám sớm

Ảnh: corbis.
Ảnh: corbis.

Vào những khoảng thời gian khác nhau trong thai kỳ, nhiều phụ nữ nhận thấy vùng kín bị ướt khi họ cười, ho, tập thể dục, cúi xuống hoặc nhấc một đồ vật. Dấu hiệu này được gọi là són tiểu (tiểu không tự chủ).

Hiện tượng này xảy ra là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên:

- Duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi sinh.

- Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.

- Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.

- Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.

Phân biệt són tiểu và rỉ ối

1.Rỉ ối: Nếu túi ối bị vỡ, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận.

Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.

2. Són tiểu: Hiện tượng thoát nước ở vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

Chứng són tiểu khi mang thai

Khi thai nhi lớn tới một thời điểm nhất định sẽ chèn ép lên bàng quang và khiến chị em đi tiểu nhiều hơn. Đây là điều khó khăn và bất tiện đối với chị em phụ nữ, vậy phải làm sao để hạn chế sự bất tiện này?

Bác sĩ Thu Thủy (BV Từ Dũ) cho biết, hiện tượng són tiểu hay gặp nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ do các cơ xương đáy chậu thay đổi làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát được gọi là són tiểu. Khi bị đi tiểu, són tiểu nhiều lần, các bà bầu hay chọn biện pháp là nhịn uống nước. Nhưng đây là cách làm sai lầm, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé do thiếu nước.

Chứng són tiểu khi mang thai

Cần gặp bác sĩ

Són tiểu chỉ là hiện tượng bình thường. Nếu bà bầu cảm thấy mót tiểu nhiều mà không có biểu hiện gì kèm theo thì không đáng ngại, mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Nhưng, nó sẽ là hiện tượng bất bình thường nếu kèm theo các dấu hiệu như: tiểu rát, tiểu buốt, són tiểu không kiểm soát đượ đồng thời mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu… thì bạn nên gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Nên nhớ, bạn không nên tự ý uống thuốc với bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra và tất cả các loại thuốc sử dụng đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ, kể cả loại thuốc chống són tiểu được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.

Khắc phục ra sao?

Khi có dấu hiệu buồn tiểu, bạn cần đi ngay, không nên nhịn tiểu sẽ làm cho hiện tượng són tiểu nặng hơn. Thay vì giảm thiểu uống nước, bạn nên tăng cường uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế vào buổi tối, đặc biệt là lúc gần đi ngủ.

Bài tập Kegel: Khi bị són tiểu nhiều, bạn có thể áp dụng bài tập Kegel sẽ làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang, giúp bạn giảm được phần nào hiện tượng trên. Bài tập này rất đơn giản, đó chính là việc bạn tập co giãn các cơ âm đạo, giống như bạn đang tiểu tiện thì dừng lại và nín tiểu một chút. Hãy áp dụng theo cách sau: Ngồi hoặc nằm xuống, co những múi cơ xương chậu lại. Giữ tình trạng đó khoảng 3 giây, sau đó thả lỏng cơ, giữ tiếp tiếp 3 giây nữa. Lặp lại 10 lần như vậy. Lần sau, bạn lại tăng số giây co cơ lên khoảng 4 – 5 giây và thả lỏng bằng khoảng thời gian này. Khi tập, bạn cố gắng thả lỏng, sau đó thở sâu. Lặp lại các động tác này 3 lần trong ngày. Khi đã quen với các động tác này thì việc bạn thực hiện nó là rất đơn giản.

Lưu ý: Hiện tượng đi tiểu nhiều nếu không vệ sinh sạch sẽ làm viêm nhiễm vùng kín, thậm chí còn dẫn tới hiện tượng viêm đường tiết niệu. Vì thế, sau mỗi lần đi tiểu, nên lau khô (không chà xát) từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di chuyển ngược lên vùng kín và giữ cho vùng kín sạch sẽ. Thay quần lót thường xuyên và không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh hàng ngày. Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá 30 phút hoặc quá 2 lần mỗi ngày. Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ để tránh ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản của bạn, như vậy mới góp phần giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn khi mang thai.

Són tiểu

Són tiểu là khi bệnh nhân không kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu.  Kết qủa là họ tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã khi đi ra đường.  Chứng bệnh ngại ngùng nhưng chữa được.

Chứng bệnh này xẩy ra thường nhất ở những người phụ nữ trên 50 tuổi.  Và cũng có thể xẩy ra ở người phụ nữ trẻ hơn, nhất là trong khi mang thai, hoặc vừa sanh đẻ xong.

Nên nói với bác sĩ của mình khi bị chứng này.  Nếu không thì lại đâm ra ngượng, không dám đi ra ngoài, gặp bạn bè và gia đình, lại còn bị sải, rôm da và nhiễm trùng đường tiểu.

Các loại són tiểu:

Có tất cả 3 loại:

1.  Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng (Stress incontinence):

Triệu chứng này xẩy ra khi áp lực trong bụng dưới đột ngột tăng lên, chẳng hạn như khi ho, cười, khuân nặng hay tập thể thao.  Lý do là vì các bắp cơ khu bàn tọa bị suy yếu, thường là vì sanh đẻ hay sau khi giải phẫu phần hạ bộ.

2.  Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence):

Chứng này xẩy ra khi cơn mắc tiểu xẩy ra cấp kỳ, không kịp thời gian cho người bệnh nhân đi đến nhà cầu.  Triệu chứng này thường xẩy ra ở những người lớn tuổi và có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng thân hay bệnh tiểu đường.

3.  Són tiểu khi đầy bọng đái (Overflow incontinence):

Người bệnh này lúc nào cũng nhỏ giọt nước tiểu.  Chứng này bị gây ra bởi bọng đái bị tràn đầy.  Người bệnh nhân cảm thấy như họ không đi tiểu hoàn toàn được.  Chứng này thường xẩy ra ở người đàn ông vì bị sưng nhiếp hộ tuyến.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SÓN TIỂU:

Chứng này có thể xảy ra trong khi có thai, khi ho hoặc ách xì, hoặc khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bọng đái (bàng quang). Nó cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc gây ra do một số bệnh của hệ thần kinh hoặc các hệ thống khác của cơthể. Rượu, cà phê, và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra tiểu són. Trong một số trường hợp, có người chỉ cần nghe tiếng nước chảy là són tiểu. Trong trường hợp quá sợ hãi, “sợ đến... “tè” ra quần” là chuyện không phải hiếm gặp.

Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu hoặc quá... “hăng hái” .

Ngoài ra còn có những nguyên nhân sau:

- Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt.

- Ở đàn ông, sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến.

- Suy thoái các bắp thịt ở bàn tọa.

- Bị táo bón.

- Tê liệt nằm tại chỗ.

- Nhiễm trùng đường tiểu.

- Bệnh tiểu đường.

II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÓN TIỂU:

Triệu chứng chính của tiểu són, dĩ nhiên là... són tiểu. Sự són nước tiểu này có thể thường xuyên và nhiều, hoặc không thường xuyên và ít. Đối với những người còn hoạt động (đi làm, dự tiệc tùng nhiều), hoặc những người bị són nhiều nước tiểu, ngay cả một lần mỗi tuần (nhất là vào lúc không thích hợp) cũng có thể đã là quá nhiều.

Các triệu chứng có thể đi kèm là:

- Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày.

- Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm.

- Tiểu gắt.

- Đái dầm.

III. XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN CHỨNG SÓN TIỂU:

Để chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ phải hỏi bệnh tỉ mỉ, làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên, là bệnh sử của bệnh nhân, ví dụ như:

- Những thuốc gì đang dùng.

- Số lần có thai.

- Có những bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu.

- Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ.

- Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở...) dùng trong thời gian đó.

- Các hoạt động, cười, ho... trong hay trước khi bị són tiểu.

- Số lượng cà phê, rượu đã dùng cũng có thể giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán són tiểu.

Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ phải khám xem có bệnh tổng quát gì không, khám vùng đi tiểu (vùng chậu - pelvic examination), và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu xem có bị nhiễm trùng không, xét nghiệm xem thận có vấn đề gì không, cũng nằm trong số những điều cần phải làm để có chẩn đoán chính xác.

Một số thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tả để xem nước tiểu ra nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước, vân vân là các cách để phân loại tiểu són và có cách trị thích hợp.

Khi đã có chẩn đoán chính xác, sẽ có nhiều cách hiệu quả để điều trị tiểu són.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH SÓN TIỂU:

Đầu tiên, việc đơn giản nhất là trị hoặc tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm. Ví dụ, như tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân. Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, bác sĩ có thể ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són.

Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn.

Nếu ho, ách xì... gây ra són tiểu, trị các triệu chứng này cũng sẽ giúp rất nhiều. Một số bệnh khác, tổng quát hay thần kinh, có thể là nguyên nhân, và trị nguyên nhân, nếu được thường là cách tốt để tiệt nguồn gốc của triệu chứng.

Có nhiều thuốc để trị triệu chứng són tiểu. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu).

Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Đôi khi estrogen cần thiết để làm tăng độ đàn hồi của các cơ bắp ở vùng chậu ở phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ dùng khi thật cần thiết và với liều thấp nhất có thể được. Các loại kem estrogen có thể giúp giảm triệu chứng nhiều hơn trong khi ít bị hấp thu vào cơ thể hơn so với các loại estrogen dán hoặc uống.

Một số dụng cụ có thể được dùng để giúp tập cho các bắp thịt ở đường tiểu co bóp hiệu quả hơn.

Cuối cùng, thường thì khi các phương pháp khác đã thất bại, phẫu thuật có thể giúp ích. Phẫu thuật cũng có nhiều phương pháp khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa (hoặc chữa) chứng són tiểu bằng các thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các bắp thịt xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (kegel exercises). Bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn để tập các thể dục này một cách hiệu quả.

Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu.

Đi tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu.

Tóm lại, són tiểu là một chứng thường gặp, cũng là một loại bệnh tật như các loại bệnh tật khác. Ta không nên quá mắc cỡ đến nỗi giấu cả bác sĩ, khiến cho bệnh không được chữa trị đúng mức và vào lúc còn nhẹ. Tùy theo nguyên nhân, có nhiều cách từ (thường là) đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
hoi em nam nay 35 tuoi dang mang thai lan thu ba tu khi mang thai thang thu 4 thi em bat dau bi mac benh son ,khi ho hoac hat hoi la em bi son ra quan, xin hoi lieu em co phai mac benh gi ...khong ,
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
xin hoi e nam nay gan 40t ma e cu oi lan di tieu xong la cu son ra vai giot -voi lai cu luc nao e cung cam rac nhu noc tieu cua minh cu chao ra vai giot ca e muon hoi nhu vay la e bi benh gi ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Đầu tiên, việc đơn giản nhất là trị hoặc tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm. Ví dụ, như tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân. Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, bác sĩ có thể ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són. Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn. Nếu ho, ách xì... gây ra són tiểu, trị các triệu chứng này cũng sẽ giúp rất nhiều. Một số bệnh khác, tổng quát hay thần kinh, có thể là nguyên nhân, và trị nguyên nhân, nếu được thường là cách tốt để tiệt nguồn gốc của triệu chứng. Có nhiều thuốc để trị triệu chứng són tiểu. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu). Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Đôi khi estrogen cần thiết để làm tăng độ đàn hồi của các cơ bắp ở vùng chậu ở phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ dùng khi thật cần thiết và với liều thấp nhất có thể được. Các loại kem estrogen có thể giúp giảm triệu chứng nhiều hơn trong khi ít bị hấp thu vào cơ thể hơn so với các loại estrogen dán hoặc uống. Một số dụng cụ có thể được dùng để giúp tập cho các bắp thịt ở đường tiểu co bóp hiệu quả hơn. Cuối cùng, thường thì khi các phương pháp khác đã thất bại, phẫu thuật có thể giúp ích. Phẫu thuật cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa (hoặc chữa) chứng són tiểu bằng các thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các bắp thịt xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (kegel exercises). Bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn để tập các thể dục này một cách hiệu quả. Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu. Đi tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu. Tóm lại, són tiểu là một chứng thường gặp, cũng là một loại bệnh tật như các loại bệnh tật khác. Ta không nên quá mắc cỡ đến nỗi giấu cả bác sĩ, khiến cho bệnh không được chữa trị đúng mức và vào lúc còn nhẹ. Tùy theo nguyên nhân, có nhiều cách từ (thường là) đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý