Bệnh thủy đậu ở người lớn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh thủy đậu ở người lớn

18/04/2015 12:57 PM
2,097
Bệnh thủy đậu ở người lớn.

Bệnh thủy đậu không phải chỉ là bệnh của trẻ nhỏ. Bệnh lành tính khi trẻ mắc bệnh khoảng 2-10 tuổi, nhưng nghiêm trọng hơn với người lớn và có thể gây ra những biến chứng nặng.

Bệnh thủy đậu do vi rút gây ra (vi rút hec-pet, V.Z) có thể lây nhiễm theo đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vết thương ngoài da. Bệnh thể hiện đầu tiên bằng triệu chứng sốt, mệt mỏi, rồi xuất hiện những vết đỏ hơn mọc ở da là đặc trưng của bệnh và kéo dài khoảng 2 tuần, thường cư trú ở da đầu, mặt, ngực và ít hơn ở các chi (cẳng chân, cẳng tay). Các mụn nước diễn biến trong khoảng 2-3 tuần, một số khỏi dần trong khi lại mọc một số khác. Vì thế trên cơ thể có những mụn nước khác nhau. Mỗi đợt sốt là mỗi đợt mọc những mụn nước mới, điều này làm cho người bệnh lo lắng, dần dần các mụn nước trở nên đục hơn và đóng vảy. Mỏi mệt thường kéo dài đến một tháng. Khoảng ngày thứ 3 của bệnh, người bệnh có thể ho khan và khó thở kèm theo sốt 400C. Một số thể nặng có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng phần lớn trường hợp chỉ diễn biến nhẹ trong khoảng 15 ngày. Nếu người bệnh bị suy giảm miễn dịch thì các triệu chứng ngoài da nặng nề hơn với nhiều loại tổn thương lớn hơn, chảy máu, hoại tử. Các tổn thương nội tạng thường gặp như: viêm gan, viêm thần kinh, viêm phổi...

Điều trị: Dù ngứa đến mấy cũng không gãi để tránh bị thẹo. Bôi thuốc chống nhiễm khuẩn (Betadne, Flourrscine, Tale). Trong trường hợp bội nhiễm, dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp người bệnh bị suy giảm miễn dịch có thể dùng thêm thuốc chống vi rút Hec-pet (Acidovin), nếu ngứa nhiều có thể dùng thuốc chống histamin uống và đắp gạc ướt. Nói chung, không nên tắm trong suốt thời gian bị bệnh vì bệnh đang tiến triển, nước và xà bông có thể kích thích và gây tổn thương thêm cho da. Khi các mụn nước đã khô kéo dài khoảng 3 tuần mới bong vảy và sau vài tháng mới hết tổn thương cho da. Để tránh lây lan, người bệnh cần được chăm sóc cách ly cho đến khi các tổn thương ngoài da khỏi hẳn. Khi đang bị thủy đậu người bệnh cần tránh ánh nắng. Bôi kem chống nắng loại có chỉ số tối đa, bôi nhiều lần trong ngày và bôi toàn thân để tránh có thẹo. Sau khi bị thủy đậu, vi rút vẫn tồn tại trong một số bộ phận của hệ thần kinh và có thể hoạt động trở lại khi có suy giảm miễn dịch tế bào và gây ra dịch bệnh Zona.

Bệnh thủy đậu và cách xử trí.

Những nốt ban hồng đường kính vài mm biến thành phỏng nước rất ngứa, lan khắp cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em chưa chủng ngừa, gây sốt, mệt mỏi, khó chịu, kém ăn nhiều ngày. Người lớn bệnh nặng có thể tử vong nếu không được chăm sóc đúng.

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em (90%), lây lan cao qua đường hô lấp (80-90%) và chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2. Bệnh thường lành tính ở trẻ em, nhưng khá nặng khi gặp ở người lớn với tỷ lệ tử vong 2-25/100.000.

Do vậy, người bị mắc bệnh cần được cách ly tiếp xúc với người ngoài trong vòng 7-10 ngày và trẻ em dưới 12 tuổi nên được chủng ngừa.

Vì vaccine không có hiệu quả suốt đời và chỉ có hiệu quả phòng bệnh 70-88% nên ngoài việc tiêm chủng ngay sau khi sinh, trẻ em còn cần được tiêm nhắc lại sau 14 tháng. Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhẹ hơn trẻ lớn, với thể thông thường không có biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Biến chứng

Các biến chứng hay gặp nhất là bội nhiễm da do nốt phỏng bị vỡ hoặc do trẻ gãi hay dịch nước hóa mủ. Viêm phổi gặp ở 20-30% người bệnh. Biến chứng nặng nhất là viêm não do thủy đậu, gặp ở 0,1-0,2% và thường rất nặng ở người lớn. Các biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, hội chứng Reye, viêm cơ tim, viêm thận, viêm gan, viêm đa rễ thần kinh... ít gặp hơn.

Xử trí

- Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát trùng.
- Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.
- Cắt ngắn móng tay, tránh gãi.
- Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa.
- Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
- Có thể dùng các thuốc chống virus: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin...

Chữa thuỷ đậu theo Y học cổ truyền

Trường hợp nhẹ: Không cần cho uống thuốc, chỉ kiêng lạnh, kiêng gió, giữ vệ sinh da dẻ thật tốt. Có thể dùng bài thuốc nam: lá dâu 12g, cam thảo đất 10g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 6g cho vào ấm sắc lấy nước uống nhiều lần.

Trường hợp nặng (sốt cao, khát nước, mặt đỏ miệng lưỡi tróc, mụn thuỷ đậu dày và to, quầng đỏ, mụn nước đục, tiểu tiện ít và khó: dùng chủ yếu phép thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa 12g, lá tre 16g, bạc hà 8g, hoa kinh giới 8g, rau diếp cá 16g, cam thảo đất 12g, quả dành dành 8g sắc lấy nước uống. Nếu có ho, thêm 10g lá chanh, 12g lá táo. nếu ăn không tiêu thêm sơn trang, thần khúc 10g.

Điều quan trọng nhất là phải chủ động tiêm vaccine phòng ngừa khi trẻ được 12 tháng và có thể tiêm nhắc lại lúc 12 tuổi. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh 95% và ngừa bệnh nặng 100%. Nếu bệnh nhân bị lại, thường nhẹ, không quá nguy hiểm.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Vi sao o cach dieu tri thi noi khong duoc tam rua tu luc bi benh con o xư tri lai noi tam rua sach se.the thi ket luan co the tam duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
minh cũng có cùng câu hỏi
nguoi cham soc nguoi benh thuy dau co nguy co lay benh thuy dau nguoi do co can uong thuoctruoc khiphat benh khong
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Da em bi thuy dau sau 5 ngay thi dong vay nhu the da khoi chua
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng. Như vậy bệnh của bạn chưa khỏi hoàn toàn, nên tiếp tục điều trị và kiêng cữ để chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn chóng khỏe!
sau khi bi thuy dau 5 6 ngay no dong vay lai.luc do co the ra gio va dung nuoc duoc chua va moi nguoi
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nếu thủy đậu không bị biến chứng trong vòng 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Tuy bạn mới bị khoảng 5,6 ngày nhưng đã đóng vẩy, bạn vẫn nên kiêng cữ và chữa bệnh tích cực chờ khỏi hẳn, tránh các biến chứng sau này bạn nhé. Chúc bạn chóng khỏe!
Em bi thuy dau nhung phai 4 ngay sau khi bat dau co not em moi phat hien ra. Gio cac not da kho va dong vay. Em chuan bi co ke hoach muon sinh em be nhung nghe ban be noi em bi nang rat de virut nhiem vao mau anh huong cho viec sinh con sau nay. Em thay rat lo. Xin moi nguoi cho em loi khuyen?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
bạn nên đến bác sĩ để được cho thuốc điều trị, có thuốc điều trị đặc hiệu loại virus thủy đậu này. chữa khỏi bệnh hoàn toàn rồi hãy có thai bạn ah, vì trong 3 tháng đầu thai kì mà nhiễm virus thủy đậu thì rất dễ để lại các dị tật bẩm sinh trên em bé.
E ngoi canh 1 ban bi thuy dau duoc 3 ngay. Hien tai tren nguoi e chua co dau hieu gi. Gio e di tiem phong duoc khong( e chua bi bao gio)
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Ming bi nen benh thuy dau co duoc tan bang la dau khong khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
em bi thuy dau lan dau ma noi nhung bong nuoc lam the nao de nhanh khoi ha cac bs
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong). - Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine. - Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa. Hãy bàn luận với bác sĩ về các chọn lựa trong điều trị. - Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2 ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
cháu bị thủy đậu được 3 hôm nay và đang chho con bú ko kiêng được, mỗi ngày chỉ mọc lên vài nốt đậu thôi ạ. cháu có bôi xanhmetylen và uống thuốc brudoxil. Cháu vẫn tắm nhanh bằng nước ấm nhưng không dám gội đầu sợ vỡ nốt nhưng giờ cháu sợ đầu bẩn gây nhiễm trùng. Cháu có thể gội đầu bằng xà phòng mà ko gãi có được không ạ. Xin bác sỹ trả lời nhanh giúp cháu, cảm ơn bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Tôi không biết kinh nghiệm của người khác thế nào nhưng con tôi cũng đã bị thủy đậu nhưng vẫn tắm gội nhưng bằng nước lá (xuyên tâm liên) mua ngoài hàng lá, sau khi tắm gội xong lấy khăn thấm khô và bôi thuốc (tuýp kem dùng cho thủy đậu, bỏng dạ) mua ngoài hiệu thuốc tây và thấy rất hiệu quả. Bạn cũng đừng ham tắm gội qá.nhẹ nhàng để thân thể sạch sẽ thôi,vì bệnh này kiêng nước , gió nên mình cũng phải hạn chế
Em bị thủy đậu 7 hôm rồi đa đónh vẩy,em muốn hỏi Đa khỏi hẳn chưa?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Khỏi hẳn thì chưa, nhưng vẫn cần kiêng cữ tránh bị tái phát ngay tức khắc
em vị thủy đậu nhưn 4 hôm mới biết.lúc chưa biết.e có tắm bằng nước ấm và làm vỡ mụn nước.e còn bị sốt cao gần 40 độ C 2 lần rồi.cho e hỏi e bị rất lặng và có nguy cơ biến chứng phải không ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
em bi thuy dau 3 ngay nay roi. not thuy dau moc o dau duong vat. co bi sao khong vay bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Nói chung các nốt hồng ban bóng nước của bệnh thủy đậu có thể nổi toàn cơ thể, kể cả trong miệng và vùng kín của bệnh nhân nhưng để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh thì không thể dựa vào vị trí nổi bóng nước em ạ.Em có thể dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên những nốt hồng ban bóng nước của thủy đậu là sát trùng tốt (ngày 2 – 3 lần) nhưng không nên bôi dung dịch này vào mắt và miệng.Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về toa thuốc nhé!
Em 24 tuổi, bị thuỷ đậu ngày thứ 15 mà mấy nốt chỉ mới đóng vảy. Nặng nhất là trên mặt vì có 5-6 nốt bị cào vỡ mất, nó khô nhưng nó cứ to bự chẳng rơi đi để bôi thuốc sẹo lên :((
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Ngọc han .em bi bệnh thủy đau nay da hét roi nhung de lai sẹo tham rát nhiều trên mat .bac si cho em hoi co loai Thuoc nao tri tham nhanh nhat .em cam on Nhieu a .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Benh thuy dau co duoc tam khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý