Bệnh răng miệng

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh răng miệng

18/04/2015 02:58 PM
237
Phòng chống bệnh răng miệng như thế nào?,Nguyên nhân bệnh răng miệng?

Ăn uống chữa bệnh răng miệng

Để trị viêm lợi, chân răng sưng phù, lấy vừng đen 90 g, rang hơi vàng, nghiền bột; bột mì 250 g, sao vàng, hòa với bột vừng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh, hãm nước sôi thành dạng hồ, dùng ăn.

Viêm lợi răng
Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.
Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.
- Trám 250 g, xào tái ăn, dùng chữa viêm lợi răng kèm theo hôi miệng.
- Cải trắng 250 g, rửa sạch thái vụn, xào ăn hằng ngày. Dùng chữa viêm lợi răng kèm theo đi ngoài không thông.
- Rau cần 250 g, làm nhân, bọc sủi cảo, dùng ăn. Chữa viêm lợi răng kèm tăng huyết áp.
- Trứng cá mực 60 g, luộc chín, thêm gia vị xì dầu, dầu vừng trộn ăn. Dùng chữa chân răng sưng trướng, răng lung lay.
Hành củ 10 đoạn, ép nước, nhỏ vào 10 ml rượu trắng, dùng rượu hành này chấm vào lợi răng, chữa viêm lợi răng chảy máu.
- Vỏ mía rửa sạch 30 g, đốt tồn tính, nghiền thành bột, thêm dầu vừng hòa trộn, lấy một chút đắp vào lợi răng, chữa viêm lợi chảy máu.
- Ngó sen tươi 30 g, sắc nước uống, mỗi ngày một thang, dùng chữa viêm lợi răng chảy máu.
- Nấm tươi 250 g, rửa sạch thái lát, xào dầu lạc, thêm 250 g đậu phụ trắng non, chút hành hoa và gia vị dùng ăn. Chữa viêm lợi răng, ăn kém.

Viêm quanh răng

Là một loại bệnh dạng tiến triển phát sinh ở tổ chức ôm đỡ răng. Biểu hiện là lợi răng sưng đỏ, hình thành túi xung quanh răng, xương máng răng co ngót, răng lung lay. Người bệnh tự cảm thấy không có sức nhai, hôi miệng. Xung quanh răng đau ê ẩm, có thể sốt, sưng hạch lympho, lợi răng tràn mủ, chảy máu. Bệnh này thường có các nhân tố kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, răng cắn tổn thương, cơ thể phục hồi kém hoặc có liên quan tới các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu, di truyền, dinh dưỡng. Đông y cho rằng bệnh này là do dạ dày hỏa đốt mạnh hoặc thận khí hư tổn dẫn tới.
Nguyên tắc ăn uống: Người bệnh bị viêm quanh răng do dạ dày hỏa đốt mạnh, nên giữ cho thông phủ khí, do vậy nên ăn nhiều chất xơ như măng, rau xanh, đồng thời nên ăn ít thịt. Trường hợp viêm quanh răng do thận khí hư, nên ăn các thức ăn làm mạnh thận khí như các loại cá, trai, vừng, hồ đào. Người bệnh bị viêm quanh răng do không có lực nhai cắn, răng lung lay, ảnh hưởng đến nhai, do vậy không nên ăn các thức ăn cứng như các loại quả có hạt vỏ cứng.
- Hạt kê 100 g, rửa sạch, lửa nhỏ nấu cháo. Thêm một quả trứng gà. Mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa viêm quanh răng kèm cơ thể hư yếu, váng đầu, nhai cắn không có lực.
- Bánh yến mạch 100 g, lửa nhỏ nấu cháo, thêm 4 quả trứng chim cút, mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa lợi răng sưng đỏ, kém ăn, đi ngoài không thông.
- Cá trắm một khúc 250 g, rán dầu, thêm nước và 15 g mộc nhĩ đen nấu canh, ăn cá uống canh. Chữa viêm quanh răng, kèm tiểu trong nhiều, ù tai váng đầu.
- Bí xanh 90 g cả vỏ và ruột, cho vào nồi nấu canh, bỏ bã, thêm muối hoặc đường uống. Dùng chữa viêm quanh răng, kèm yết hầu sưng đỏ đau có ho.
- Lá trúc non tươi 20 g, thêm 5 lá bạc hà, hãm nước sôi, uống nguội, ngậm súc miệng. Chữa viêm quanh răng có kèm tràn mủ hôi miệng.
- Dưa chuột 2 quả, bỏ vỏ, ruột, thêm 15 g thịt nạc băm, xào ăn, chữa viêm quanh răng có lợi răng sưng đau.
- Đậu xanh 30 g, nấu canh, sau khi chín thêm bạc hà 3g, mỗi ngày ăn hai bát con canh đậu xanh bạc hà, chữa viêm quanh răng có tràn mủ quanh răng.
- Chim câu một con, giết vặt lông, bỏ nội tạng, thêm 9 g tục đoạn, nấu canh ăn. Chữa viêm quanh răng kèm đau lưng.
Người bệnh viêm quanh răng do thận hư yếu mà dẫn tới răng lung lay, khi ăn uống bồi bổ nên chú ý ăn vừa mức, không nên phàm ăn tục uống, đề phòng thương tổn lách, dạ dày mà sinh nóng trong. Đồng thời nên coi trọng xử lý cục bộ bao gồm làm sạch lợi, trừ cao răng, ban khuẩn, tiêu trừ túi quanh răng, người bệnh nên kết hợp làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn và buổi sáng ngủ dậy.

5 sai lầm dẫn tới bệnh răng miệng

Đó là những thói quen rất dễ mắc phải trong cuộc sống hằng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng.

1. Răng sữa không cần phải chăm sóc vì sẽ có răng vĩnh viễn thay thế.

Sai. Mầm răng sữa chính là hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do vậy, nếu không chăm sóc răng sữa sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

2. Lấy cao răng thường xuyên sẽ làm chân răng bị lỏng.

Sai. Lấy cao răng sẽ giúp răng chắc khỏe bởi những mảng bám trên răng có nhiều vi trùng. Nếu để lâu ngày sẽ làm răng tụt nướu, nướu sưng tấy đỏ, lung lay răng và rụng răng.

3. Không nên ngậm nước muối sau khi đánh răng vì nó làm giảm tiết nước bọt.

Sai. Nước muối được pha với nồng độ nhạt sẽ có tác dụng sát trùng nhẹ trong miệng.

4. Nhai kẹo cao su nhiều sẽ làm chắc răng.

Sai. Nhai kẹo cao su có tác dụng tránh hôi miệng tạm thời, tạo cảm giác thở dễ chịu, chứ không thể làm chắc răng.

5. Thai phụ sau khi sinh con chỉ nên ngậm nước muối chứ không nên đánh răng ngay vì sẽ làm cho răng yếu.

Sai. Ngậm nước muối chỉ có tác dụng sát trùng nhẹ chứ không giải quyết triệt để các mảng bám răng và đồ ăn còn sót lại trong răng. Vì vậy, để bảo vệ hàm răng tốt, cần phải đánh răng ngay trong ngày đầu sinh con.

3 cách ngăn ngừa các bệnh răng miệng

Răng, đặc biệt là các răng hàm luôn có rất nhiều khe nứt trên bề mặt. Các mảng bám dễ dàng hình thành từ việc tích tụ tại các khe nứt này trong khi việc dùng bản chải đánh răng không thể làm sạch. Kết quả là hình thành nên những lỗ sâu răng.

1. Trám kín các vết nứt

 Trám kín các vết nứt trên bề mặc răng bằng nhựa thông đặc biệt là cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả.

 Việc trám nhựa thông thông ra ngoài còn có tác dụng bảo vệ men răng, chống hình thành mảng bám.

 Việc trám nhựa thông lên răng thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, khi đã mọc những chiếc răng hàm vĩnh cửu. Sau khi trám răng, cùng với việc đánh răng đều đặn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đôi khi ăn vào tới tủy răng, làm chết răng.

 Việc trám răng này rất dễ dàng và hoàn toàn không gây đau đớn. Nó cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới bất kỳ răng nào. Các công đoạn để trám răng bao gồm làm sạch răng, điều trị các chỗ sâu, làm khô và trám nhựa thông lên.

2. Chất Florua

 Florua mang lại những tác dụng sau:

- Giảm sự ăn mòn men răng do axit.

- Giảm sự hình thành axit do vi khuẩn sinh ra.

- Hỗ trợ những khu vực mà men răng đã bị mòn bởi axit.

 Các nguồn floura

 Nước máy là một trong những nguồn chứa florua phổ biến nhất. Lượng florua tự nhiên tập trung nhiều trong nước máy thường được duy trì ở mức có lợi nhất cho sức khỏe răng miệng. Đưa florua vào nước luôn nằm trong chương trình chăm sóc răng miệng quốc gia với sự hỗ trợ của các tổ chức trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO)

 Các thực phẩm như trà xanh tươi và hải sản cũng rất giàu florua.

 Các loại sản phẩm chăm sóc răng như kem đánh răng, nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa đều chứa 1 lượng florua nhất định.

 Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh răng với kem đánh răng chứa florua hằng ngày sẽ giúp giảm 30% các bệnh liên quan tới răng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng florua thấp và liều lượng cho mỗi lần đánh chỉ nên nhỏ bằng 1 hạt đậu. Nếu nuốt vào bụng quá nhiều florua sẽ gây hại cho men răng, thậm chí có thể làm răng mọc “bướu”. Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng nước súc miệng chứa florua để tránh nguy cơ nuốt vào bụng.

3. Kiểm tra răng định kỳ

 Các bệnh răng miệng như các bệnh về lợi mà không có triệu chứng rõ ràng càng phát hiện sớm càng tốt. Tuy nhiên, các nha sĩ lại hoàn toàn có thể phát hiện ra điều này khi kiểm tra răng. Kiểm tra thường xuyên còn giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư vòm họng.

 Vậy thì bao lâu nên kiểm tra răng 1 lần? Tốt nhất là nên 2 lần mỗi năm.


(ST)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý