Cách sử dụng cao hổ cốt là gì?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách sử dụng cao hổ cốt là gì?

10/09/2015 12:00 AM
452

Hổ cốt là toàn bộ xương con Hổ, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Hổ (Panthera tigris L.) thuộc Họ Mèo (Felidae) sống khắp nơi ở miền rừng núi nước ta, nổi tiếng có nhiều ở vùng Hòa bình, Tuyên quang, Bắc thái và miền núi Trường sơn.

Tính vị qui kinh:

Xương Hổ vị cay ôn, qui kinh Can Thận.

Theo Y văn cổ:

  • Sách Ngọc thu dược giải: vị cay mặn, khí bình.
  • Sách Bản thảo hội ngôn: nhập thủ thiếu âm, túc quyết âm kinh.

Thành phần chủ yếu:

Calcium, protein, thành phần hữu hiệu là chất keo xương tựa như acid amin, còn có Phosphat calci, carbonat calci.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Trừ phong, giảm đau, làm mạnh gân xương. Chủ trị chứng phong thấp tý thống, lưng gối nhức mỏi.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Dược tính bản thảo: " trị gân cốt co rút do phong độc, co duỗi khó, đau di động, ôn ngược".
  • Sách Bản thảo cương mục: " truy phong định thống, kiện cốt, trị lî lâu ngày lòi dom, hóc xương cá".
  • Sách Ngọc thu dược giải: " trị khớp xương lạnh, gối cẳng chân đau sưng, trị chứng tý làm cho khớp cử động dễ dàng, làm mạnh gân xương (cường cân kiện cốt), trị khớp sưng đau, gối lưng yếu mỏi".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thành phần có tác dụng là chất keo xương, tựa như amino acid. Cao xương chó có nhiều tyrosin hơn xương hổ.

  1. Xương chó và xương hổ đều có tác dụng chống viêm. Tác dụng này có thể do thuốc thông qua thần kinh mà tác động lên hệ thống tuyến yên - vỏ thượng thận mà có.
  2. Xương hổ và xương chó đều có tác dụng giảm đau và an thần.
  3. Đơn thuốc có xương hổ dùng trị gãy xương có tác dụng làm liền xương nhanh hơn. Nếu xương hổ cùng dùng với đồng tự nhiên tác dụng liền xương càng mạnh.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị viêm khớp mạn tính:

  • Rượu Hổ cốt: Hổ cốt ngâm rượu uống.
  • Hổ cốt, Chế Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần 3 - 4g, ngày 2 lần uống với rượu.

Có thể dùng xương chó thay xương hổ. Có tác giả báo cáo kết quả như sau: Trần Hòa và cộng sự dùng " thuốc rượu cao xương chó" trị thấp khớp và viêm đa khớp dạng thấp 22 ca, có kết quả 92,7% (Báo nghiên cứu thuốc thành phẩm 1982,4:25).

Có người dùng xương chân heo chế thành " Cốt ninh chu xạ dịch" chích thịt trị 200 ca khớp xương tăng sinh, 86 ca thấp khớp và viêm đa khớp dạng thấp đều có kết quả nhất định (Báo Y dược Giang tô 1978,4:13) .

Từ kết quả tham khảo trên, chúng ta cần nghiên cứu thêm tác dụng của nhiều loại xương khác.

2.Trị còi xương trẻ em, người cao tuổi chân tay yếu, lưng gối mỏi: dùng Hổ cốt có nhiều cách khác nhau:

  • Cao Hổ cốt 40 - 60g, ngâm vào 1 lít rượu. Ngày uống 2 lần mỗi lần 10 - 15ml, hâm nóng uống trước khi ăn.
  • Cao hổ cốt 4 - 6g, Thiên niên kiện 10g, Cốt toái bổ 10g, Đỗ trọng 10g, rượu tốt 1 lít, ngâm trong 10 - 15 ngày, lọc rượu uống mỗi lần 10 - 15ml, ngày 2 lần trước bữa ăn.
  • Hổ cốt tứ cân hoàn: Xương chân hổ, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn dùng rượu làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước sôi ấm hoặc với rượu.
  • Hổ tiệm hoàn: Hổ cốt 30g, Qui bản 120g, Hoàng bá 240g, Tri mẫu 30g, Thục địa, Trần bì, Bạch thược đều 60g, Tỏa dương 45g, Can khương 15g, đều tán bột mịn hồ hoàn. Mỗi lần uống 6 - 10g, ngày 2 lần.
  • Xương chân hổ rượu sao vàng 90g, Một dược 210g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần (Thần tế tổng lục phương trị viêm khớp).
  • Rượu hổ cốt theo cách chế của Diệp quất Tuyền: xương chân hổ sao vàng tán nhỏ 200g, rượu tốt 700ml, ngâm rượu 10 ngày lọc lấy rượu thuốc, còn bã cho thêm rượu tốt 300ml ngâm tiếp 10 ngày nữa lọc bỏ bã, trộn 2 lần rượu thuốc cho thêm rượu cho đủ 1000ml. Mỗi lần uống 10 - 15ml, ngày uống 4 lần sau bữa ăn. Rượu thuốc này có thể dùng cho người lao xương.
  • Một cách khác dùng cao hổ cốt làm thuốc bồi dưỡng. Làm thịt một con gà giò bỏ ruột, cho vào bụng cao hổ cốt 10 - 20g, bỏ con gà có cao hổ cốt vào liễn sứ hay ca men có nắp đậy cho thêm 1 chén rượu nhỏ. Cho ca vào nồi nước đun cách thủy cho gà chín nhừ. Lấy nước tiết ra của gà cho bệnh nhân ăn (để chóng lại sức), có thể ăn luôn cả thịt gà nhưng không ngon.

Liều dùng và cách dùng:

  • Liều thường dùng: 3 - 10g, cho vào thuốc hoàn, tán hoặc ngâm rượu, hoặc nấu cao để dùng.
  • Do xương hổ ngày càng hiếm có thể thay bằng xương heo hoặc nghiên cứu thêm để dùng xương các loài động vật khác như xương chó, mèo, khỉ, dê, ngựa hoặc các loại gia súc khác dễ kiếm hơn như: bò, lợn, gà, vịt, .Viện Y học dân tộc Hà nội dùng Cao ngũ cốt (gồm xương chó, heo, bò, gà, vịt) trị đau nhức khớp cũng có kết quả nhất định.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý