Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì và phương pháp trị ho cho trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì và phương pháp trị ho cho trẻ

22/09/2015 12:00 AM
209

Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, cùng tham khảo vấn đề này với các bác sĩ của suckhoetongquat.com các bạn nhé.

Mỗi tiếng con ho luôn làm xót lòng cha mẹ, mỗi cơn ho dai dẳng luôn kèm với những tiếng xót xa, và trăn trở lớn nhất của bố mẹ luôn là làm sao để con hết ho, con nên uống thuốc gì đây. Phần lớn bố mẹ đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho. Điều này cũng dễ hiểu vì thật khó bình tâm khi thấy bé khi thì ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có khi ho đến mặt đỏ au, ho bất kể thời gian ngày đêm, khi con chơi, khi con ngủ. Và để giúp con bớt ho ta sẽ tìm hiểu thêm một số thông tin:

Ho là gì?

Ho không phải là một căn bệnh. Ho là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

trẻ sơ sinh bị ho 1

Trẻ đang bị ho nặng hay chỉ ho nhẹ? liệu có phải đi khám bác sĩ hay không?

Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, bạn có thể theo dõi bé ở nhà.

Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.

Còn nếu con ho có kèm theo các triệu chứng, biểu hiện sau mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ:

Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ ho kèm sốt cao 39oC. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có viêm phổi hay không.

Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn. Đối với trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.

Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.

Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày, thực quản hay không.

Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không.

Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh đỡ ho? ( cắt cơn ho)

Các bạn có thể xem thêm thông tin bên dưới, ngoài ra cần chú ý KHÔNG NÊN

Cho trẻ uống thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng để mong bé có giấc ngủ ngon – sẽ không ho nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Những thuốc này có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Tự ý cho bé uống kháng sinh. Việc này có thể sẽ gây ra cho bé các tình trạng như: tiêu chảy, kháng thuốc hoặc dị ứng thuốc.

Ủ ấm trẻ quá mức, làm thân nhiệt bé tăng lên khiến bé ngột ngạt khó chịu.

Trẻ có phải kiêng kị đồ ăn gì để tránh bị ho nhiều hơn không?

Không ăn thức ăn nhiều dầu, mỡ, béo, ngọt
Không ăn đồ tanh
Không uống nhiều nước chanh và sữa chua

trẻ sơ sinh bị ho 2

Trẻ bị ho nên uống thuốc gì?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất á phiện, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.

Bên cạnh đó, có một số liệu pháp trị ho dân gian thường được ông bà ta hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, điều trị cho trẻ bị ho bằng các loại thảo dược, đông y thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, nhưng thay vào đó lại an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Cách cho trẻ sơ sinh 5 tháng uống thuốc trị ho, sổ mũi

Hỏi: Chào Bác sĩ! Bé trai nhà em 5.5 tháng: nặng 7.2 kg, dài 69 cm. Bé mới tiêm ngừa vacxin 6 trong 1, sau đó bé bị sốt kèm theo ho và ói. 2 ngày sốt khoảng 38.5 độ là em cho uống thuốc nhưng hễ uống thuốc là ói, nôn trớ, em có lau mát cho bé, đến ngày thứ 3 bé có hạ sốt khoảng 38 độ.

Em đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ chẩn đoán là bị viêm mũi họng. Bác sĩ có kê đơn thuốc gồm Mecefix 50mg và Siro ho Pectol nhưng bé nhà em cứ uống thuốc vào là ói. Mặc dù em đã áp dụng nhiều biện pháp: nhỏ từng giọt một bằng xi lanh, pha với sữa mẹ, cho uống rất chậm… nhưng bé vẫn ói.

Hiện tại bé ho nhiều và có đờm, mỗi lần ho là rất dễ ói, có sốt nhẹ (khoảng 38 độ), bé lười bú. Em không biết phải làm sao để cho bé uống thuốc và cũng không biết có bài thuốc dân gian nào có thể áp dụng cho bé hay không? Mong bác sĩ giúp đỡ.

Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi: Việc pha thuốc với sữa mẹ nhằm ‘đánh lừa’ để bé uống thuốc là không nên vì có nhiều trường hợp bé ghét mùi thuốc đã bỏ bú. Cũng tuyệt đối tránh bón thuốc vào miệng bé sau đó dùng thìa cản lưỡi để bé không ói thuốc ra được nên phải nuốt… bởi uống cách này khiến bé khó chịu, gào khóc.

Để giảm tình trạng nôn ói khi bé uống thuốc thì dụng cụ dùng đong thuốc cũng rất quan trọng. Đối với dạng thuốc lỏng thì nên dùng những loại muỗng, tách có chia vạch được bán kèm theo chai thuốc. Không nên dùng loại muỗng ăn thông thường ở nhà bếp vì có thể làm sai lạc liều lượng thuốc. Riêng đối với ống nhỏ đếm giọt thuốc, lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy. Không được dùng ống nhỏ của lọ thuốc này để đếm giọt ở lọ thuốc khác.

Khi cho bé uống thuốc, bạn đặt bé ở vị trí giống như khi bú mẹ hoặc cho ngồi ở ghế cao. Từ từ cho thuốc vào một bên má của bé (không nên cho thuốc nước vào ngay sau cuống họng vì thuốc có thể làm cho bé bị ho, sặc, ngạt thở…) sau đó dùng tay ấn nhẹ 2 bên má của bé để bé nuốt thuốc dễ dàng.

Hoặc khi bé đã đói ngấu, cho bé bú bình rồi rút nhanh bình sữa ra, đổ thuốc vào miệng bé, đưa muỗng sâu vào miệng độ 1-2cm để thuốc không đổ ra ngoài, rồi nhanh chóng đút ngay bình sữa cho bé bú tiếp. Tiếp tục vài lần đến khi hết thuốc.

Cũng có thể dùng núm vú cao su để đưa thuốc vào cơ thể của bé. Cho thuốc vào bình sạch rồi thêm vài muỗng nước sạch và đảo đều bình để thuốc phân tán đều. Sau đó cho bé bú đến hết thuốc. Tráng bình bằng 2 – 3 muỗng canh nước sạch rồi cho trẻ bú tiếp.

Lưu ý: Một số loại thuốc có thể được cho thêm các hương vị như chocolate, nước trái cây, dưa hấu… Vì thế, khi chọn thuốc, ngoài việc chú ý đến thành phần chính, hãy để ý cả các hương vị kèm theo. Một lọ thuốc ho vị dâu hay thuốc hạ sốt vị cam có thể khiến bé thích thú hơn với việc uống thuốc.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bệnh ho trẻ em mà các bác sĩ suckhoetongquat.com gửi đến các bậc cha mẹ. Chúc các bậc cha mẹ có 1 phương pháp trị ho đúng cách cho trẻ nhé.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chào bs!cháu mới sinh em bé được 20 ngày mấy hômnay thời tiết thay đổi bé có ho đôi tiếng.chau xinhỏi bs bé nên uống cây lá gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý