Bệnh U Não ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh U Não ở trẻ em

18/04/2015 03:11 PM
595
Dấu hiệu nhận biết bệnh u não ở trẻ như thế nào? Cách điều trị bệnh u não ở trẻ như thế nào?

Nhận biết u não ở trẻ em

Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát.
Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật.
Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật.
U não trẻ em chiếm 15% ung thư ở trẻ dưới 16 tuổi. Tỷ lệ  mới mắc u não là 5 - 10/100.000 trẻ em/năm. Tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức mỗi năm mổ 150 - 200 ca u não trẻ em.

Dấu hiệu lâm sàng

Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u, ví dụ một số dấu hiệu sau:

Hội chứng tăng áp lực trong sọ: Hay gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng), thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ ngà hay trì trệ, chậm tiếp thu. Một số trường hợp nôn nhiều và rất dễ nôn, có khi được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và điều trị nhiều tuần lễ trong khoa tiêu hóa. Khi bệnh nặng, trẻ lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Bệnh nhi là trẻ nhỏ có đầu to, thóp rộng, căng, khớp sọ bị toác rộng...

Rối loạn do chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não: Khi bị u ở hố sau (chiếm 50 - 55% u não trẻ em), trẻ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu của chèn ép tiểu não hay cấu trúc lân cận. Bệnh nhi đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng.

Dấu hiệu thần kinh khu trú: Khối u ở nền sọ, vùng tuyến yên... có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên... U chèn ép dây II gây nhìn mờ. U chèn ép dây VIII gây ù tai, nghe kém hoặc điếc...

Điều trị u não trẻ em

Phẫu thuật: Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, thế nhưng điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u... Tuy nhiên, có khó khăn do tư thế, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu...

Điều trị não úng thủy: Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Mổ nội soi não thất là phẫu thuật rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.

Xạ trị: Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị.

Hóa trị: Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Hóa chất có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn "ác tính" hơn cả khối u não.

U NÃO Ở TRẺ EM


Giới thiệu
    U não là khối u đặc phổ biến nhất gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái.
    U não có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Các u não nguyên phát là các khối u phát triển từ não. Các khối u não thứ phát (phổ biến hơn được gọi là di căn não) xảy ra khi các tế bào ung thư từ bộ phận khác của cơ thể lan tới não.
Não, cấu trúc và chức năng
    Não cùng với tuỷ sống tạo thành hệ thần kinh trung ương. Nó kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể. Giữa não và hộp sọ có 3 lớp màng được gọi là màng não, nó bao phủ toàn bộ não và tuỷ sống để bảo vệ chúng. Một chất dịch được gọi là dịch não tuỷ được chứa giữa 2 trong 3 lớp màng và các cuống não.
    Giống như mọi cơ quan khác trong cơ thể, não được tạo thành bởi các tế bào. Trong não có khoảng 40 tỷ các tế bào thần kinh gọi là các nơ-ron. Các tế bào này liên kết với nhau và với các phần khác của cơ thể bằng sự gửi các thông tin (xung động thần kinh) qua hệ thống các con đường thần kinh hoặc mạng lưới thần kinh.
Não gồm các phần chính sau:
- Đại não (não trước): đây là phần lớn nhất của não và tạo bởi 2 nửa hoặc bán cầu. Bán cầu phải kiểm soát hoạt động nửa trái cơ thể và bán cầu trái kiểm soát nửa phải cơ thể. Mỗi bán cầu được chia thành 4 vùng hoặc thuỳ: trán, thuỳ bên, thuỳ thái dương và thuỳ chẩm. Mỗi thuỳ kiểm soát một loạt các hoạt động khác nhau. Đại não chủ yếu liên quan tới chức năng thần kinh cao cấp như suy nghĩ, trí nhớ, ngôn ngữ, nghe và nhìn.
- Tiểu não: đây là phần sau của não và liên quan với chức năng cân bằng và phối hợp.
- Thân não: thân não kiểm soát các chức năng căn bản cần thiết cho sự duy trì sự sống, bao gồm huyết áp, hô hấp, nhịp tim và sự di chuyển của mắt. Nó nằm ở đáy (nền) của não, nối với tuỷ sống.
Các khối u não
    Các khối u não nguyên phát có thể phát triển từ bất kỳ loại tế bào khác nhau có ở não. Chúng có thể là ung thư (ác tính) hoặc không ung thư (lành tính).
    Hầu hết các u não nguyên phát là lành tính, nghĩa là chúng vẫn giữ nguyên phần não mà chúng hình thành ở đó và không lan tràn và phá huỷ các vùng khác của não.
Các khối u não nguyên phát ác tính rất có khả năng gây ra các tình trạng bệnh do sự lan tràn tới mô não bình thường bao quanh chúng. Điều này có thể gây ra chèn ép và phá huỷ các vùng xung quanh.
Hai loại u não chính xảy ra ở trẻ em là u thần kinh đệm và u nguyên bào tuỷ.
- U thần kinh đệm phát triển từ các tế bào nâng đỡ não (nó giữ các tế bào nơ- ron đúng vị trí). Chúng có thể được chia nhỏ thành 2 loại chính ở trẻ em là: u sao bào và u não thất.
- U nguyên bào tuỷ: thường phát triển ở tiểu não ở vùng sau não. Chúng có thể lan tới các phần khác của não hoặc vào tuỷ sống.
Các nguyên nhân gây u não
    Mặc dù nguyên nhân u não chưa được biết, các nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây u não. Trẻ em với các hội chứng di truyền hiếm gặp nào đó như hội chứng Li-Fraumeni, được biết có nguy cơ cao gây ra các u não.
Dấu hiệu và triệu chứng
    Các u não có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này thường được gây ra bởi sự tăng áp lực trong não (áp lực nội sọ). Điều này xảy ra khi khối u gây tắc nghẽn dòng dịch não tuỷ quanh não (được gọi là não úng thuỷ). Có nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm đau, cảm thấy ốm, ngủ gà, dễ bị kích động, co giật (động kinh), đi lại không tỉnh táo.
    Nếu não úng thuỷ xảy ra ở trẻ nhỏ, thóp sẽ bị phồng và đầu to ra.
    Các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào vị trí khối u trong não. Ví dụ, một khối u ở tiểu não có thể gây yếu và mất thăng bằng khi đi.
Chẩn đoán và xét nghiệm
    Một loạt các xét nghiệm và thăm khám có thể cần được làm để chẩn đoán một khối u não. Các bác sĩ sẽ lựa chọn các xét nghiệm phù hợp nhất đối với từng trường hợp. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, nó sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết trong não. Chụp mạch não (cho thấy cấu trúc của mạch máu não trong não) đôi khi được sử dụng giúp cho quá trình điều trị phẫu thuật.
    Thăm khám mắt cẩn thận là quan trọng vì khám mắt có thể cho thấy biểu hiện của tăng áp lực nội sọ. Xét nghiệm chức năng nghe cũng có thể được thực hiện. Một mẫu các tế bào khối u (sinh thiết) thường được lấy để xét nghiệm giải phẫu bệnh.
    Chụp X quang và xét nghiệm máu có thể cần được làm để kiểm tra toàn trạng của đứa trẻ.
    Bất kỳ một xét nghịêm và sự thăm khám nào được làm cho đứa trẻ bị bệnh cũng được các bác sĩ giải thích cho cha mẹ của chúng.
Sinh thiết khối u
    Sinh thiết là lấy một mẫu nhỏ khối u để xác định chính xác loại u. Làm sinh thiết có nghĩa là bệnh nhân phải mất một vài ngày ở trong bệnh viện vì nó liên quan tới phẫu thuật bằng gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật một lỗ nhỏ được làm ở sọ. Sau đó một kim nhỏ được xuyên qua lỗ đó để lấy mẫu u. Mẫu u này được kiểm tra trong một phòng xét nghiệm bởi bác sĩ giải phẫu bệnh. Trong một số trường hợp, không xác định được chính xác loại u đến tận khi lấy toàn bộ u, hoặc một phần u trong quá trình phẫu thuật (sinh thiết cắt bỏ). Sinh thiết bằng kim chưa được thực hiện ở Việt nam
Chia độ và phân loại
    Kiểm tra kỹ toàn bộ tế bào u dưới kính hiển vi giúp bác sĩ xác định loại u não (phân loại) và đánh giá nó có thể phát triển nhanh hoặc chậm như thế nào (chia độ u).
    Các khối u não phát sinh từ các loại tế bào khác nhau trong não. Chúng có thể được phân loại và đặt tên theo loại tế bào mà chúng bắt đầu xuất phát.
    Nhiều khối u não bắt đầu từ các tế bào đệm (các tế bào nâng đỡ mô não) và được biết như là u thần kinh đệm. Chúng bao gồm các u sao bào (tế bào có hình sao), u não thất và u thần kinh đệm ít nhánh. Các u thần kinh đệm được chia độ theo tiềm năng của khối u phát triển nhanh (độ cao) hay chậm (độ thấp). Độ I là loại u phát triển chậm và độ IV là loại u phát triển nhanh nhất.
    Các loại u não khác không thể chia thành các độ từ 1-4, nhưng có thể được chia thành độ cao hoặc độ thấp.
Điều trị
    Phẫu thuật, tia xạ hoặc điều trị hoá chất có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để điều trị u não. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị, cần quan tâm tới kích thước, vị trí và loại u não. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chuyên về u não (phẫu thuật thần kinh) sẽ phẫu thuật cắt bỏ càng được nhiều u càng tốt nếu có thể.
    Một ống nhỏ có thể được đưa vào não để dẫn lưu dịch thừa vào trong   ổ bụng (khoang phúc mạc). Sự dẫn lưu này sẽ làm áp lực nội sọ không tăng hơn nữa. Ống nhỏ này không thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sau khi phẫu thuật não, đứa trẻ sẽ thường mất một vài ngày nằm trong phòng hồi sức cấp cứu.
    Nếu khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc có thể còn sót lại một số tế bào ung thư, xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật. Xạ trị ung thư là sử dụng các tia có năng lượng cao để phá huỷ các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng như phương pháp điều trị chính nếu không thể phẫu thuật được.
    Điều trị hoá chất là sử dụng các thuốc chống ung thư (thuốc gây độc tế bào) để phá huỷ các tế bào ung thư. Nó được sử dụng thưòng quy để điều trị u nguyên bào tủy và được sử dụng ngày càng tăng để điều trị các loại u não khác. Điều trị hoá chất cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Các thuốc có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
    Điều trị thuốc chống viêm và giảm phù nề bằng thuốc steroid có thể được sử dụng vì chúng có thể giúp giảm sưng ở vùng não bao quanh khối u. Chống viêm steroid không điều trị khối u nhưng có thể cải thiện các triệu chứng. Chúng có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc trong hoặc sau xạ trị.
    Các thuốc chống co giật có thể được sử dụng. Có nhiều loại thuốc chống co giật. Các thuốc được sử dụng phổ biến là carbamazepine và phenytoin.
Các tác dụng phụ của điều trị
    Điều trị thường gây các tác dụng phụ và bác sĩ sẽ thông báo cho cha mẹ của đứa trẻ bị bệnh trước khi bắt đầu điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là:
    Rụng tóc
    Mệt mỏi
    Cảm thấy ốm (buồn nôn) và nôn
    Giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn
    Vết bầm tím và chảy máu do giảm tạm thời số lượng tế bào máu do tuỷ xương sinh ra.
Các tác dụng phụ muộn
    Bất kỳ bệnh não nào hoặc điều trị bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc điều trị hoá chất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất hoặc trí tuệ của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đứa trẻ còn rất nhỏ, khi não đang phát triển nhanh. Các loại điều trị khác có thể được giới thiệu ở các độ tuổi khác nhau. Nguy cơ có thể xảy ra của bất kì loại điều trị nào được sử dụng sẽ được giải thích cho cha mẹ của đứa trẻ bị bệnh.
Thử nghiệm lâm sàng
     Ở nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cách tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với u não. Nhóm nhân viên y tế điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Các thông tin được viết ra được cung cấp để giải thích mọi điều. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó đúng đắn với con của họ.
Theo dõi
    Sau khi kết thúc điều trị, đứa trẻ bị bệnh sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các bác sĩ chưyên khoa. Họ sẽ tìm các dấu hiệu mà bệnh ung thư quay trở lại và bất kỳ tác dụng phụ nào của điều trị. Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất là hỏi các bác sĩ của họ, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
    Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.



Chữa u não bằng đông y

Não là một khối mô mềm, xốp được bảo vệ bởi xương sọ và 3 lớp màng mỏng gọi là màng não.U não là một khối hay một đám tế bào bất thường trong não. Khối u có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, lành tính hoặc ác tính.

U não nguyên phát: bắt nguồn ở não hoặc gần não, như sương sọ, màng não, dây thần kinh sọ não,tuyến yên hoặc tuyến tùng. Hay gặp nhất là u tế bào đệm, u tế bào hình sao, u màng não thất, u màng não, u sọ hầu, u tuyến yên tuyến tùng. Phần lớn các khối u não ở trẻ em là tiên phát. Có thể do di truyền, yếu tố môi trường, virus. U não thứ phát: là khối u bắt nguồn từ nơi khác của cơ thể và sau đó di căn lên não. Ung thư phổi và ung thư vú dễ di căn lên não nhất

Bệnh nhân u não thường có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ (nhức đầu, nôn buồn nôn, phù gai thị) hoặc các biểu hiện về thần kinh như liệt nửa người, lên cơn động kinh, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ...

Tùy theo vị trí của khối u mà bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng khá phong phú:

- U não thùy trán, bệnh nhân thường bị sa sút trí tuệ, cử chỉ chậm chạp, có phản xạ cầm nắm bên đối diện. Nếu u ở phía sau của thùy trán dưới bên trái có thể bị thất ngôn diễn đạt. Khi khối u đè ép vào dây thần kinh khứu giác sẽ gây mất khứu giác

- U não thùy thái dương: ảo giác khứu giác, ảo giác vị giác, bệnh nhân có các động tác như liếm môi hoặc cắn môi. Nếu tổn thương bên trái có thể gây nói khó

- U não thùy đỉnh: rối loạn cảm giác bên đối diện, mất hay giảm cảm giác. Rối loạn xúc giác giảm khả năng phân biệt đồ vật bằng xúc giác, không nhận biết được đồ vật đặt ở tay. Nếu tổn thương hồi nếp cong trái gây mất đọc, mất vẽ, mất phân biệt phải trái, mất phân biệt ngón tay.

- U não thùy chẩm: Nếu tổn thương bên trái hay cả hai bên gây mất phân biệt thị giác cả về đồ vật và màu sắc, còn tổn thương kích thích ở mỗi bên có thể gây ảo thị, không nhận được mặt người quen

- U thân não và tiểu não, gây liệt các dây thần kinh sọ, gây tăng áp lực nội sọ muộn. U tiểu não biểu hiện mất phối hợp, giảm trương lực cơ.

Tùy theo vị trí khối u và tình trạng của bệnh nhân chọn phương pháp điều trị thích hợp.

II.Điều trị:

1. Âm hư nhiệt kết

Triệu chứng: U tuyến não, đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, choáng ngất, sắc mặt vàng héo, người gầy, lưỡi đỏ nhẵn bóng không có rêu, ngủ mê, mạch thốn hồng xích sáp

Pháp: bổ âm thanh nhiệt thông khiếu

Ung thư não âm hư nhiệt kết

Sinh địa

15

Huyền sâm

15

Xương bồ

9

Bạch thược

12

Uất kim

12

Qui bản

15

Thiên trúc hoàng

12

Thạch quyết minh

30

Trân châu mẫu

30

Đại giả thạch

60

Ngưu tất

15

Câu đằng

12

Viễn trí

9

Quất lạc (sơ quýt)

10

Đào nhân

10

Đương qui

10

Trúc nhự

9

Địa long

15

Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang

Bài 2:

Triệu chứng: U lành tuyến yên, . Đầu choáng váng, mất ngủ, mộng mị nhiều, lòng dạ dầy dứt rối bời, thắt lưng thấy mỏi, đầu gối yếu đuối, sắc mặt xám xịt, tóc rụng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoạt

Ung thư não âm hư nhiệt kết

Đan sâm

15

Hà thủ ô

15

Xương bồ

15

Cúc hoa

15

Nũ trinh tử

15

Sơn từ cô (củ từ)

9

Mẫu lệ

30

Bạch hoa xà

30

Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang

2. Tỳ hư đàm kết

Triệu chứng: Đầu óc choáng váng, mắt mờ, kinh nguyệt rối loạn,  u tuyến yên ở não. đầu óc không tỉnh táo, nhìn vật không rõ, kinh nguyệt rối loạn, thiểu khí, lười nói, tự nhiên ra mồ hôi, đại tiện nát, hai đầu vú tràn sữa ra, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

Ung thư não tỳ hư đàm kết

Bán hạ

Nam tinh

Cương tàm

Thạch kiến xuyên

Mẫu lệ

Hoàng kỳ

Đương qui

Cam thảo

Bạch truật

Nhũ tiểu mạch

Đậu cô ve trắng

 3.Đàm thấp nội trở

Triệu chứng: u não, lợm giọng buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mắt mờ

Ung thư não đàm thấp nội trở

Bán hạ

15

Trần bì

10

Uy linh tiên

30

Vân linh

10

Đảm nam tinh

10

Chỉ thực

10

Bạch truật

10

Xương bồ

10

Trúc nhự

10

Thanh mông thạch

15

Qua lâu

30

Trư linh

30

4. tì thận dương hư

Triệu chứng: u não, chân tay lạnh, đau đầu, đau nhiều về sáng, đại tiện lỏng loãng, mạch xích trầm nhược

Ung thư não tỳ thận dương hư

Thục địa

15

Sơn du nhục

15

Thỏ ti tử

10

Ich trí nhân

10

Vân linh

10

Trạch tả

10

Phụ tử

6

Nhục quế

3

Ngưu tất

10

Lộc giác giao

10

Xa tiền tử

20

Bổ cốt chi

10

Bạch truật

10

5. âm hư huyết ứ

Triệu chứng: người gầy, lưỡi đỏ ít rêu, có vết bầm tím, ngủ kém mê nhiều, đau như dùi đâm

Ung thư não âm hư huyết ứ

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Sơn thù

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Đan sâm

50

Kỉ tử

20

Bán liên chi

30

Bạch hoa xà

50

Màn kinh

10

Cúc hoa

8

Chỉ thực

8

Mật gấu rừng

6

Táo nhân

10

Liên nhục

12

6. Can nhiệt

Triệu chứng: u não, miệng đắng, chóng mặt, mạch huyền sác

Ung thư não can nhiệt

Sinh địa

20

Xích thược

10

Đảm thảo

10

Hoàng cầm

10

Trạch tả

15

Mộc thông

10

Ngưu tất

15

Chỉ tử

10

Đương qui

10

Hạ khô thảo

10

Cúc hoa

19

Xà lục cốc

20

Xa tiền thảo

30

 7. Thuốc dùng ngoài

1. Cách xông mũi:

Băng phiến

20

Xuyên khung

20

Tế tân

10

Bạch chỉ

12

Thương nhĩ tử

60

Hạ khô thảo

20

Viễn trí

6

Xương bồ

60

cho 500ml nước, ngâm trong 30 phút, đun to lửa cho sôi 10 phút sau đó lấy nước thuốc lọc ra đổ vào trong hai cái cốc có miệng nhỏ, đặt ở hai bên đầu của người bị, làm cho hơi thuốc tự nhiên hút vào, cách làm này áp dụng trong trường hợp u não đau đầu.

2. Ngô công tán (bột tán của con rết): Rết một con, long não (băng phiến) 0,6g, nghiền vụn thành bột mịn, trộn đều để dùng, Công năng: Thông khiếu chỉ thống. Đặt lỗ mũi vào sát mặt thuốc hít vào, người bị u não có chứng đau đầu sẽ có thể dịu đau dần.

3. Ốc nhồi, phèn chua mỗi thứ lượng vừa đủ, ốc bỏ vẩy trên miệng, cho vào cùng với phèn chua đem giã nát như vữa, đắp vào chỗ bị bệnh.

III.Những điểm đáng lưu ý trong điều trị u não:

-Vật lý trị liệu: U não có thể  gây liệt, vật lý trị liệu giúp lấy lại sức lực và sự cân bằng

-Tái khám đều đặn

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý