Bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuồi

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuồi

18/04/2015 03:11 PM
749
Phòng tránh nhồi máu cơ tim ở người già như thế nào? Người già cần tránh gì khi bị nhồi máu cơ tim?

Bệnh tim mạch


Bệnh tim mạch là một thách thức lớn nhất cho con người và tuổi già là một thách thức của nhân loại bởi lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. Lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Quá trình này khởi đầu ngay từ khi chúng ta được sinh ra và diễn tiến ngày một nhanh khi tuổi càng cao. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Mạch máu của người trẻ bình thường mềm mại, có tính đàn hồi và co giãn, nhờ vậy khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng. Ở người cao tuổi, mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra ở người cao tuổi, tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại. Đầu tiên, những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.

Như đã nói, mạch máu bị xơ cứng, giảm đàn hồi làm tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là tim bị dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim.

Trong tim có các cơ quan rất nhỏ làm nhiệm vụ phát tín hiệu để tim co bóp. Bình thường, chúng hoạt động đều đặn và chặt chẽ, tạo ra nhịp tim rất đều. Ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này, gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.

Các triệu chứng báo hiệu cần đi khám

Đau thắt ngực là triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim: Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi, sẽ có triệu chứng rất đặc trưng là đau thắt ngực. Trường hợp điển hình là khi gắng sức hay xúc động, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè nặng như bóp nghẹt giữa ngực, có thể thấy tê cả hàm hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở hay vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.

Tuy nhiên, rất nhiều người cao tuổi bị thiếu máu cơ tim nhưng lại không có triệu chứng gì. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Điện tâm đồ có thể giúp phát hiện thiếu máu cơ tim, nhưng có nhiều thử nghiệm khác tốt hơn. Thông thường, bác sĩ yêu cầu làm thử nghiệm đạp xe gắng sức hay siêu âm tim có tiêm thuốc. Để chẩn đoán thiếu máu cơ tim chính xác nhất, cần phải chụp mạch vành. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng cách cho uống thuốc, nong mạch vành hoặc mổ nối mạch vành.

Triệu chứng của suy tim:
Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động. Ngoài ra, máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân. Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm siêu âm tim và chụp hình phổi để chẩn đoán bệnh chính xác.

Triệu chứng của loạn nhịp tim:
Về loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại không quá nguy hiểm (như rung nhĩ), một số khác rất nguy hiểm và cần điều trị ngay (như nhịp nhanh thất). Tuy nhiên, các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau, bao gồm hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Ngoài ra, nếu tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng có thể biết nhịp tim không đều. Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần phải đo điện tâm đồ. Ở người cao tuổi, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).

Phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

-   Luyện tập: Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý để ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…

-   Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít cơm, nhiều rau; Ăn nhiều mè, đậu phộng, đậu nành, cá tăng huyết ápy cho thịt, uống thêm sữa để đề phòng bệnh loãng xương. Bữa ăn nên chia ra nhiều bữa nhỏ và nên chọn những thức ăn dễ tiêu.

-   Kiêng rượu bia.

-   Không hút thuốc lá: bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, làm cho bệnh tim mạch tiến triển nặng hơn vì nicotin trong khói thuốc lá làm các mạch máu co lại. Thuốc lá cũng làm tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần so với người không hút thuốc.

Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp phòng ngừa đột tử tốt nhất. Ngoài ra, mỗi gia đình và cộng đồng cần trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tăng huyết ápm gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đó chính là những vũ khí hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch


Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim


1. Những ai có nguy cơ?

Đa số các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là những người nghiện thuốc lá, huyết áp cao, lượng cholesterol cao trong máu hoặc bị tiểu đường. Đặc biệt những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác rất nhiều.

2. Có thể phòng bệnh?

Tất nhiên là chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Ngoài việc nói không với thuốc lá, chúng ta cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, hạn chế uống rượu và ăn ít muối. Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn là điều các bác sỹ luôn khuyên chúng ta.

Tất cả những lời khuyên này đều rất hiệu nghiệm nếu chúng ta thực hiện từ khi còn trẻ. Có nghĩa là đừng để khi có dấu hiệu mang bệnh bạn mới nghĩ đến cách phòng nó.

3. Có thể bị nhiều lần trong suốt cuộc đời?

Đúng. Các chuyện gia khẳng định một người đã bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ mắc lại nhiều lần nữa nếu họ còn tiếp tục hút thuốc lá, sinh hoạt bừa bãi và chế độ dinh dưỡng không cân bằng. Và nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim của họ tăng 3,8 lần trong vòng 6 tháng kể từ sau khi bị nhồi máu cơ tim.

4. Những dấu hiệu nào là nguy hiểm và cần đến bệnh viện ngay?

Nếu thấy có một hoặc một số dấu hiệu sau, hãy lập tức nói với người thân để gọi xe cấp cứu đến bệnh viện gần nhất:

- Đau dữ dội ở ngực liên tục trong vòng 10 phút. Bạn có cảm giác ngực của mình đang bị bóp nghẹt hoặc bị đè nặng. Cơn đau này có thể xuất hiện ngày hoặc đêm, lúc bạn đang nghỉ ngơi hay làm việc. Cơn đau có thể lan tỏa tới hàm, cánh tay (nhất là tay trái) hoặc dạ dày.

- Đau ở một vùng nào đó của cơ thể như cổ tay hoặc hàm.

- Có sự rối loạn dạ dày

5. Cần làm gì trước khi xe cấp cứu đến?

Bệnh nhân nhồi màu cơ tìm cần được nằm duỗi thẳng người và cố gắng giữ bình tĩnh. Chỉ cần làm như vậy và nhân viên y tế sẽ sơ cứu bệnh nhân trước khi chuyển tới viện.


Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh có 2 thểbiểu hiện:

- Thể có đau ngực:khởi đầu đau ngực lúc gắng sức làm việc nặng sau đó đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

- Thể không đau ngựccòn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim im lặng, cũng khá thường gặp ở người cao tuổi. Trên điện tâm đồ có thể thấy biểu hiện của thiếu máu cơ tim nhưng người bệnh hoàn toàn không thấy đau ngực và đa số những người bệnh này rất chủ quan không lo điều trị, do đó người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.

2.  Đau ngực do Thiếu máu cơ tim có đặc điểm gì?

Đau thắt ngực điển hình do thiếu máu cơ tim có một số đặc điểm:

- Hoàn cảnh xuất hiệncơn đau ngực: cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi gắng sức làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau giao hợp, thời tiết quá lạnh cũng dễ làm xuất hiện cơn đau. Nếu cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi, không có gắng sức là dấu hiệu báo động tình trạng bệnh nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

- Tính chất của cơn đau: là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.

- Thời gian cơn đau thắt ngực:thông thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút. Khi cơn đau thắt ngực kéo dài quá 15 - 20 phút phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường, cần phải nghĩ đến nguyên nhân khác. Tần suất cơn đau cũng rất thay đổi, có thể vài tuần, vài tháng một lần nhưng nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

- Triệu chứng kèm theo:đồng thời với đau ngực người bệnh cảm thấy hồi hộp lo âu, cảm giác khó thở, vã mồ hôi, cảm giác nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
nhồi máu cơ tim vành trước là sao ,cách phòng chống thế nào và cách chữa trị thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý