Phụ nữ mang thai cần đề phòng với bệnh u nang tuyến giáp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phụ nữ mang thai cần đề phòng với bệnh u nang tuyến giáp

18/04/2015 03:12 PM
681
Khi mang bầu cẩn thận với U nang tuyến giáp. Những biện pháp phòng tránh u nang tuyến giáp?

Bệnh tuyến giáp dễ gây nguy hiểm khi mang thai?

Phụ nữ có thai bị bệnh tuyến giáp có nguy cơ gì?

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Tại Mỹ, khoảng 2,5% phụ nữ có thai bị suy giáp. Hậu quả của suy giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, còn với thai nhi thường là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Cường chức năng tuyến giáp ở các thai phụ tuy ít gặp hơn, khoảng 1,7% phụ nữ có thai bị bệnh này, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non… và nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và con lên đến gần 100%.

Rau bong non dễ gặp ở bà mẹ mắc bệnh tuyến giáp.

Điều trị bệnh tuyến giáp ở mẹ có thể tránh được các biến chứng không?

Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt… Điều trị càng sớm thì nguy cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp.

Những ai cần được sàng lọc bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai?

Các thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu: Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp;… Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp; Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh;… Người bệnh đái tháo đường týp 1; Có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, luput…

Làm cách nào để phát hiện bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai?

Những người nghi ngờ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám tại các khoa nội tiết ngay khi biết mình có thai, bao gồm: Khám lâm sàng kiểm tra xem có bướu cổ không; Làm xét nghiệm máu các hormon FT4 và TSH; Những trường hợp nghi ngờ sẽ được cho làm thêm siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt.

Những thai phụ được chẩn đoán rõ có bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị ngay để đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được kiểm tra lại sau vài tuần để xác định chắc chắn. Một điều may mắn là các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp (cả cường và suy giáp) đều không đắt, dùng đường uống được và an toàn cho thai nhi.


Bệnh ung thư tuyến giáp không dừng thuốc khi mang thai

Bệnh ung thư tuyến giáp thông thường được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau đó, có thể điều trị bổ sung bằng thuốc Iod có tính phóng xạ (đó là đồng vị I131). Trong trường hợp của chị, chị không nói rõ là có dùng Iod phóng xạ hay không. Một số trường hợp không dùng Iod phóng xạ và chỉ điều trị phẫu thuật đơn thuần.

Sau phẫu thuật (mổ cắt toàn bộ tuyến giáp), do không còn tuyến giáp nên người bệnh cần phải dùng hormon giáp thay thế liên tục và kéo dài (nghĩa là dùng suốt đời).

Chị đang dùng Levothyroxine với liều là 100μg/ngày (100μg = 0,1mg) và kết quả xét nghiệm như vậy là khá tốt. Do hormon giáp là thành phần không thể thiếu cho hoạt động của cơ thể nên chị cần tiếp tục duy trì liều thuốc này mỗi ngày và không ngưng thuốc với bất kỳ lý do gì ngoại trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp muốn có thai, chị càng không được ngưng thuốc. Ngược lại, trong thai kỳ, do nhu cầu về hormon tuyến giáp tăng lên của người mẹ trong khi nuôi dưỡng thai, liều thuốc Levothyroxine cần tăng thêm. Hormon giáp của người mẹ là thành phần quan trọng giúp thai nhi phát triển nên cần điều chỉnh liều lượng cẩn thận. Để đảm bảo tốt nhất sự phát triển của thai nhi, chị cần khám và theo dõi chức năng tuyến giáp tại một trung tâm chuyên khoa về nội tiết trong suốt thai kỳ, kể từ khi chuẩn bị có thai.

Thuốc Levothyroxine không có tác dụng xấu trên thai nhi nếu dùng đúng liều lượng. Trong trường hợp của chị, điều quan trọng nhất là kiểm tra tình trạng bệnh ung thư (theo tôi, chị có thể đến khám tại Bệnh viện Ung bướu hoặc Bệnh viện Chợ Rẫy). Nếu tình trạng bệnh ổn định, không có dấu hiệu tái phát hoặc di căn thì chị có thể an tâm về việc có thai và nên đi khám và theo dõi chức năng tuyến giáp tại một trung tâm chuyên khoa nội tiết.

Bà bầu coi chừng suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm do bệnh có những biểu hiện giống với triệu chứng “nghén” nên dễ bị các thai phụ bỏ qua.


Đó cũng là lý do vì sao có nhiều trường hợp phát hiện bệnh đã ở thể mãn tính, phải “chung sống” với thuốc suốt đời.

 


Rất quan trọng ở đầu thai kỳ
 
Trường hợp chị Phạm Thanh M. (33 tuổi, ngụ Hà Nội) là một điển hình. Lần đầu tiên mang thai, chị M. mệt mỏi triền miên, khó ăn, khó ngủ... Cứ ngỡ đó là những dấu hiệu của thai nghén nên chị M. cố gắng tẩm bổ để có sức nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Đến khi thai được 17 tuần, chị M. bất ngờ bị ra máu, đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết thai đã không giữ được.

Theo giới chuyên môn, tuyến giáp là tuyến quan trọng, nằm ở trước cổ, có vai trò điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn thì hậu quả sẽ rất nặng nề.
 
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hạnh, Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết tuyến giáp có liên quan mật thiết đến quá trình sinh sản của con người.

Ai cần được sàng lọc bệnh tuyến giáp?

Theo các chuyên gia y tế, những người sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp: Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước (như basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp...); có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em...) bị bệnh tuyến giáp; trường hợp bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; người có tiền sử sản khoa xấu như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con bị dị tật bẩm sinh... Người bệnh đái tháo đường tuýp 1; có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, luput...

Ở phụ nữ bị suy tuyến giáp, khả năng có thai là rất kém và dễ sẩy thai. Với phụ nữ đang mang thai, nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì có thể bị các biến chứng thiếu máu, đau yếu cơ, chậm chạp, táo bón. Còn với thai nhi thì thường là bị sẩy, thai chết lưu, sinh non nhẹ cân...
 
Theo lý giải của bác sĩ Hạnh thì khi có thai, cơ thể sẽ tăng sự dung nạp i-ốt để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Vì thế, khi lượng i-ốt trong thức ăn hằng ngày không đủ thì thai phụ dễ bị suy tuyến giáp. Khi người mẹ bị suy tuyến giáp thì con cũng sẽ bị bệnh này.
 
Mẹ mắc bệnh, con ít thông minh
 
Nhiều thống kê cho thấy những trẻ có mẹ bị suy tuyến giáp mà không được điều trị trong khi mang thai sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn rất nhiều so với các bé mà mẹ có chức năng tuyến giáp bình thường khi mang thai. VN nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.

 
Các bác sĩ khuyến cáo khi có ý định mang thai, các chị nên đi kiểm tra bệnh lý tuyến giáp bởi đây là một bệnh có triệu chứng kín đáo và khó nhận biết.

Với những phụ nữ đã mắc bệnh và đang điều trị suy tuyến giáp thì cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết và sản khoa theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm hoóc-môn tuyến giáp khi biết có thai. Các xét nghiệm này phải được thực hiện hằng tháng trong suốt thời kỳ thai nghén.
(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em bị K giáp đã cắt bỏ tuyến giáp và sau vài năm điều trị bác sĩ bảo bệnh của em đã ổn,em đang dùng levothyrox liều 100, mỗi ngày 1 viên.em đang dự định mang thai nhưng không biết là mình có cần phải bổ sung thêm muối i ốt không.Và nếu như sau khi mới phát hiện minh có thai mới đến bệnh viện để được tư vấn về việc tăng lượng thuốc uống hàng ngày lên thì có ảnh hưởng gi đến thai nhi không, vì em nghe noi nếu thiếu hormon này sẽ gây đần độn cho trẻ.em xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào chị! Trong trường hợp chị đang dùng thuốc mà muốn có thai, cách tốt nhất chị nên đi khám tổng thể và nghe lời khuyên của bác sĩ.Hoặc chữa khỏi hẳn bệnh rồi hãy mang thai.Bởi thời kỳ mang bầu, chị sẽ bị hạn chế rất nhiều loại thuốc và nhiều yếu tố khác nữa vì chúng sẽ rất dể gây ảnh hưởng tới thai nhi.Thân
E nam nay 20 tuoi . E da bi benh tuyen Giap duoc 2 nam roi . bieu hien cua e la kho tho buon ngu va rat met moi Va da tien hanh phai thuat 1 nam truoc . Sau khi phai thuat xong e lai co hieu hien cu .e di kham lai thi bac si noi e bi u nang tuyen Giap don thuan .nhung u LAN nay la 3 cai ma k phai la 1 cai nhu LAN dau e chua phai thuat . Bac si con noi u LAN nay chan cua no da bi to ra va k gon nua nen k the phai thuat duoc nua . E con dag rat Tre va gia dinh e cung k co ai bi benh do tu truoc toi gio . Vay e xin hoi bac si benh cua e nhu the co the sinh con duoc khong va neu co duoc thi ti le Thai nhi ton tai va khoe manh la bao nhieu phan tram
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Chào chị! Suy giảm chức năng tuyến giáp (suy tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định. Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh. Mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, trong đó làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ra progesterone của buồng trứng – chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Vì vậy, khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ra ít hơn. Progesterone bị thiếu sẽ khiến trứng khó thụ tinh với tinh trùng nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh. Trong trường hợp của chị khả năng sinh con sẽ rất khó và chị và gia đình phải suy nghĩ thật kỹ trước khi tiến hành có thai và sinh em bé.Thân
em bi u nang tuyen giap da phau thuat cach day 1 nam.hien tai em dang mang bau 3 thang.lam on cho em hoi lieu co bi anh huong gi den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Chào bạn! Khi đã tiến hành cắt bỏ rồi, điều trị hormon cung cấp iod đủ thì bạn hoàn toàn có khả năng mang thai và rất bình thường.hãy năng đi khám thai đều đặn để được tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất bạn nhé.Thân
sao ko tra loi a
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Chào bạn! Vì đặc thù công việc bên mình chỉ làm hành chính hết t6.Nên chắc chắn sẽ có câu hỏi tồn động dịp cuối tuần và sẽ trả lời chậm trể, tuy nhiên, ban cố vấn sẽ hết mình để giải đáp hết thắc mắc của mọi người.Cảm ơn quý độc giả và hi vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ quý độc giả cho quý báo.Thân
em bị bươú nhân tuyến giáp đơn thuần, em đang có thai một tháng vậy em phai làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
minh bị u nang tuyen giap,dieu tri va uong thuoc hon 1nam,di kham lai bac si bao da khoi,bay gio inh dang mag thai lieu co bi anh huong gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý