Bệnh tự kỷ ở trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh tự kỷ ở trẻ

18/04/2015 03:18 PM
308

Bệnh tự kỷ ở trẻ là gì? Những dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ. Cách phòng ngừa và chữa trị cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh

Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai, gấp 4 lần các bé gái. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh thường không phát hiện được. Chỉ đến khi có những dấu hiệu quá khác thường, trẻ mới được đưa đến bệnh viện.

 Sinh hoạt tập thể sẽ giúp cho trẻ tự kỷ dễ hòa nhập.
Nhìn chung, trẻ tự kỷ thường có những vấn đề trong 3 lĩnh vực quan trọng của quá trình phát triển là: kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi. Những trẻ bị bệnh nặng có thể mất hoàn toàn khả năng giao tiếp hoặc tương tác với người khác. Trong vài tháng hoặc vài năm đầu sau khi ra đời, trẻ có thể hoàn toàn bình thường, nhưng sau đó trẻ dần trở nên kém đáp ứng với người khác. Trẻ cũng khó chia sẻ trải nghiệm với người khác, ví dụ khi được nghe người khác đọc truyện, trẻ không chỉ ra được bức tranh trong câu chuyện đó. Khi lớn lên, một số trẻ có thể hòa nhập hơn với người xung quanh và có thể có cuộc sống bình thường hoặc gần bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ khác tiếp tục bị suy giảm khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, và có những rối loạn hành vi trầm trọng hơn. Đa số trẻ tự kỷ chậm học được các kiến thức và kỹ năng mới, tuy nhiên một số trẻ có trí tuệ bình thường hoặc khá thông minh. Một số nhỏ trẻ còn được xem là những “thần đồng” và có những kỹ năng đặc biệt trong một lĩnh vực nhất định, như nghệ thuật hoặc toán học. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ có khả năng khác thường một chút so với các em khác, cần tìm hiểu kỹ và giúp các em hòa nhập với cộng đồng, tránh làm cho trẻ tự tách mình ra khỏi môi trường tập thể và bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh tự kỷ không có một nguyên nhân duy nhất. Bệnh có vẻ liên quan đến những bất thường ở nhiều vùng não, và các nhà khoa học đã xác định được một số khuyết tật gen có liên quan với bệnh. Gia đình có một trẻ bị tự kỷ thì khả năng có đứa con thứ hai cũng bị bệnh thường xảy ra. Trẻ có triệu chứng tự kỷ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh gây chậm phát triển tâm thần, gây ra những khối u trong não hoặc động kinh.

Chẩn đoán và điều trị

Vì bệnh có mức độ nặng và biểu hiện rất khác nhau, nên có thể rất khó chẩn đoán. Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để phát hiện ra bệnh mà chủ yếu là do quan sát hành vi và thái độ của trẻ trong giao tiếp và ứng xử. Khám bệnh bao gồm quan sát trẻ và hỏi về sự phát triển và thay đổi trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi của trẻ qua thời gian. Trẻ có thể được làm một số trắc nghiệm về nói chuyện, ngôn ngữ và các vấn đề tâm lý.

Mặc dù dấu hiệu bệnh thường biểu hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, nhưng chẩn đoán có khi phải đợi đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, khi biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ đã trở nên rõ ràng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng vì can thiệp sớm - trước 3 tuổi - thường mang lại khả năng phục hồi tốt nhất. Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ và không có biện pháp nào phù hợp cho tất cả. Các lựa chọn điều trị gồm liệu pháp hành vi và giao tiếp nhằm giải quyết những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Thuốc không cải thiện được các dấu hiệu chủ yếu tự kỷ, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Việc dùng các thuốc điều trị tâm thần phải hết sức thận trọng và tùy từng trường hợp mà có sự lựa chọn thích hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc kích thích hoặc thuốc an thần khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các liệu pháp hỗ trợ như: nghệ thuật, âm nhạc, chế độ ăn đặc biệt, bổ sung vitamin và muối khoáng cần được duy trì và có tác dụng tốt nếu có sự phối hợp chăm sóc và thể hiện sự quan tâm âu yếm của người thân đối với trẻ. Tại các trung tâm y khoa chuyên ngành, trẻ thường đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục được cấu trúc chặt chẽ, có sự tham gia của một nhóm các chuyên gia và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để cải thiện kỹ năng ứng xử, giao tiếp và hành vi.

Bệnh tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và môi trường điều trị để giúp trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Một số vụ thảm sát gần đây gây ra ở trường học, nơi công cộng ở các nước phương Tây có nguyên nhân bắt đầu từ những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ thời thơ ấu.

Để giảm bệnh tự kỷ cho trẻ thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai, người mẹ và cả người bố cũng nên ăn uống khoa học.

Phòng ngừa bệnh tự kỷ cho trẻ trước khi thụ thai

Theo nghiên cứu, hầu hết nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ thường mắc cả các chứng bệnh về tiêu hóa như Hội chứng ruột rò rỉ (LGS), khó tiêu, bệnh tiêu chảy,v.v… Tóm lại, các triệu chứng này thường liên quan đến độc tố tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, để giảm bệnh tự kỷ cho trẻ thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai, người mẹ và cả người bố cũng nên ăn uống khoa học.

Có 2 cơ chế người mẹ có thể tích độc là gián tiếp qua môi trường và trực tiếp qua ăn uống. Để giảm độc, phụ nữ nên quan tâm đến lối sống, cách sử dụng dược mỹ phẩm, đồ ăn. Ví dụ như dùng mỹ phẩm sạch, sử dụng vitamin tổng hợp khi mang thai, thực phẩm tăng cường chất béo omega-3, tuy nhiên không ăn quá nhiều cá biển vì có chứa thủy ngân, thủ phạm tăng bệnh tự kỷ.

Sử dụng đồ uống đảm bảo vệ sinh, tránh dùng bia rượu, chất kích thích, hút thuốc lá, không nên tiêm phòng cúm và các chủng ngừa khác trước 1 năm khi thụ thai, tránh tiếp xúc nguồn bức xạ, từ trường điện phát ra từ các vật dụng gia đình như máy tính, máy sao chụp… Kiểm tra sức khỏe thần kinh, hệ miễn dịch, hệ chuyển hóa, tuyến giáp… trước khi quyết định thụ thai. Về ăn uống, mỗi ngày nên ăn khoảng 4 suất rau xanh, trái cây (1 suất tương đương 75g).

Giai đoạn mang thai

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ nên áp dụng lối sống vận động, tránh tiếp xúc thủy ngân và các nguồn kim loại nặng khác. Thực đơn giàu các loại vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ khỏe, con khỏe. Để tránh tích độc cho cả hai thì người mẹ không nên dùng các loại thuốc kháng sinh khi bị ốm. Trường hợp mang thai bị ốm thì nên áp dụng giải pháp nghỉ ngơi, tăng cường vitamin C.

Theo một nghiên cứu mang tên Sức khỏe sản phụ (FWN) do các nhà khoa học Mỹ thực hiện thì giai đoạn mang thai không có bất kỳ thuốc chữa bệnh nào được xem là lợi cho người mẹ. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm được xem là rất nguy hiểm, bởi nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ. Để giảm thiểu đau ốm, nên ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất. Tăng cường dùng vitamin tổng hợp, kể cả canxi và axit folic. Nên tận dụng tối đa nguồn vitamin D từ ánh nắng, nếu thử test cơ thể thiếu hụt vitamin D thì nên tư vấn, bổ sung.

Như trên đã đề cập, việc tiêm phòng vacxin trước khi mang thai là không nên bởi trong vacxin có chứa hợp chất bảo quản có tên là Thiromesal mà người ta tình nghi là thủ phạm gây bệnh tự kỷ vì nó là một thành phần của thủy ngân.

Giai đoạn sau khi sinh

Để tăng cường tình mẫu tử và giảm bệnh sau khi sinh, người mẹ nên dành càng nhiều thời gian cho đứa trẻ càng tốt. Tâm sự, nựng trẻ mới sinh có tác dụng tâm lý to lớn, tiếp đến là việc nuôi con bằng sữa mẹ càng sớm, càng lâu càng tuyệt vời (theo nghiên cứu thì nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi). Đây là cách tốt nhất để người mẹ truyền dưỡng chất cho trẻ khi mới chào đời. Thêm nữa, để mang lại lợi ích cao nhất về mặt sức khỏe, người mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống thông minh, đủ chất, ăn thực phẩm giàu protein, uống đủ nước, trung bình 6 – 8 cốc nước/ngày, tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp.

Khi mua vật dụng, đồ chơi cho trẻ con cần chú ý đến sản phẩm hữu cơ, không có chứa độc tố, nhất là những loại hóa chất có trong đồ vật gây bệnh chậm lớn, bệnh về thần kinh, tự kỷ. Về tiêm phòng cho trẻ nhất thiết phải được sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý tiêm phòng, kết hợp nhiều loại vacxin với nhau và nên chú ý đến hợp chất thiromesal như đã đề cập ở trên.

Trường hợp trẻ mắc bệnh viêm gan B thì phải tiêm phòng cho trẻ ngay trong bệnh viện hoặc trong những tháng đầu đời. Dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ tự kỷ, vì vậy không nên cho trẻ ăn thức ăn dặm trước khi được 6 tháng tuổi. Trường hợp có tiền sử gia đình bị mắc bệnh dị ứng, kể cả người mẹ trong giai đoạn cho con bú thì nên tìm sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý dùng, kể cả thuốc bổ, thuốc giảm đau như aspirin…, nhất là trong bối cảnh kháng thuốc đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

Theo Mẹ&Bé

Tự kỷ ở trẻ và những điều cần biết

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn các bé gái.
 Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ em thì có 4 em mắc bệnh này. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Bài viết này mong muốn cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ, những biểu hiện của bệnh, các loại bệnh cũng như các phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em.


Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những hạn chế trong nhận thức, hoạt động xã hội và khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những bất thường trong thái độ và hành động hằng ngày.

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn là các bé gái. Bệnh tự kỷ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ. Chính vì thế các cá nhân khác nhau có các biểu hiện của bệnh khác nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác nhau.

 Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau:

Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.

Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.

Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng.

Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như:

- Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế
- Kém ăn
- Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc
- Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.

Cách điều trị

Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.

Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.

Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.

Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.

 TheoBacsi.com

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý