Bệnh viêm đường tiết niệu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh viêm đường tiết niệu

18/04/2015 03:19 PM
421
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu là như thế nào? Cách phòng và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ra sao?

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạngđau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo


Bình thường, nước tiểu là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột.
Trong rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi khuẩn sinh sôi nảy nở - nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện. Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo. Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận.

E. coli

Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người.

Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra.

Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ; những người bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt…..

Viêm đường tiết niệu rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, vì vậy phải tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

Phòng và trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Một số triệu chứng chung:

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu

- Đau ở bụng dưới và lưng.

Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.

Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.

Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:

1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.

2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.

3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.

4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.

5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.

6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việc kết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúp đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi đi kham, bac sy bảo tôi bi Bệnh viêm đường tiết niệu,nhơ bác sỹ chỉ cho cách phòng và điều trị bệnh này, sin chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Kháng sinh là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này. Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu. Kháng sinh dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu rất đa dạng, có thể là dùng viên uống, đường tiêm hoặc viên đặt dành riêng cho nữ giới. Dùng kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu là tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh mà chúng có. Nhưng thường thì có 3 nhóm kháng sinh được yêu thích: quinolon, beta lactam và kháng sinh nhóm kháng chuyển hoá. Ở những bệnh nhân bị bệnh điển hình, thời gian dùng kháng sinh khoảng 2 tuần mới dứt điểm được với viêm đường tiết niệu. Trong điều trị, xin lưu ý thận trọng với những kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì nhóm kháng sinh này độc với thận. Và cũng không nên dùng nhóm quinolon cho trẻ em vì chúng có thể gây biến chứng hỏng xương sụn. Để phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất với nữ giới là nên rửa “vùng kín” 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi ngủ. Còn nam giới thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch. Chúng ta phải rửa khe kẽ bên ngoài và khe kẽ bên trong. Ví dụ như nam giới thì phải lộn bao quy đầu và cọ sạch phía trong hết cặn bẩn thì mới có giá trị phòng bệnh. Nếu chúng ta chỉ cọ rửa bên ngoài thì e rằng có cũng như không.
E bi may thang nay rui.u0ng nhjeu thu0c lam r0j.nhung e van c0n tre.phaj lam cach nao de chua kh0i han benh nay ?neu dj kham thj co' phaj nhjeu thu tuc ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Chào bạn! Nếu chỉ bị viêm đường tiết niệu thông thường thì điều trị không khó khăn lắm và có thể khỏi hoàn toàn. Triệu chứng thường gặp là đái rắt (nghĩa là đái nhiều lần trong ngày, có thể 4-5 lần nhưng cũng có thể 10-20 lần, nhưng mỗi lần chỉ có rất ít nước tiểu) và đái buốt, thường buốt ở miệng sáo hoặc vùng tầng sinh môn vào cuối bãi. Trường hợp của cháu, nếu loại trừ các trường hợp viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đặc hiệu, thì nhiều khả năng là viêm đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn thông thường. Cháu có thể điều trị theo cách sau: + Cần uống nhiều nước, khoảng hai lít mỗi ngày, để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa, nước rau cải... là các chất gây lợi tiểu nhẹ. Nếu viêm đường tiết niệu chỉ ở mức độ nhẹ (đi tiểu 5 lần một ngày, ít buốt, mới bị 1-2 ngày) có thể chỉ uống nhiều nước cũng khỏi được. + Sử dụng kháng sinh loại đào thải chủ yếu qua thận, nên chọn kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm, chẳng hạn có thể uống một trong hai loại thuốc sau: trimethoprim với liều dùng cho người lớn (trên 16 tuổi) là 100mg/ngày, chia làm hai lần uống. Hoặc ofloxaxin viên 400mg, mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần. Không dùng ofloxaxin cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc gây chậm phát triển sụn. + Nếu đái buốt nhiều thì có thể uống thêm các thuốc làm giãn cơ trơn như nospa viên 40mg, mỗi ngày uống 4 viên chia làm hai lần. Các thuốc trên uống trong khoảng 5-7 ngày, nên uống lúc đói để thuốc được hấp thu tốt hơn. Điều quan trọng nữa là cháu cần đề phòng bệnh tái nhiễm. Vì lỗ niệu đạo rất gần hậu môn, nên các vi khuẩn từ đường tiêu hóa dễ xâm nhập vào niệu đạo. Niệu đạo phụ nữ ngắn và thẳng hơn nam giới, nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, vì thế hay gặp viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hơn là nam giới. Để đề phòng bệnh, cần giữ vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) bằng cách rửa bằng xà phòng mỗi ngày một lần. Với phụ nữ, khi rửa nên phun nước từ phía trước ra phía sau, đồng thời cần uống đủ nước theo nhu cầu hằng ngày.
bác sĩ cho em hỏi, e có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, 4, 5 tháng e mới có 1 lần, và đợt này đã 7 tháng e chưa có kinh ( không phải mang thai), dấu hiệu như vậy thì cần chữa như thế nào, và nếu chu kỳ em như thế thì em có khả năng có con về sau không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Chào bạn! Có kinh nguyệt thi dĩ nhiên là có khả năng có thai rồi.Còn muốn biết chính xác nhất thì đi khám.Trường họp kinh nguyệt ko đều cũng có nhiều nguyên dó, có thể là do thay đổi nội tiết, uống thuốc gì đó...Lời khuyên đi khám là hiệu quả nhất với bạn lúc này.
Thuoc dieu tri tay y
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Em đang uống thuốc viêm đường tiết niệu.nhưg đến ngày thứ 2e đến tháng.vậy e có nên uống thuốc nữa không ạ Em năm nay 18 tuổi mog cô giúp đỡ..
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý